Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 13/10/2024 06:37 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Thành phố Hồ Chí Minh: Bảo đảm cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân

14:45 | 08/07/2021

(Xây dựng) - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa có Công văn số 2268/UBND-KT yêu cầu các Sở, ban, ngành, địa phương… tiếp tục tăng cường các giải pháp thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 và đảm bảo cung cầu hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân.

thanh pho ho chi minh bao dam cung ung hang hoa luong thuc thuc pham thiet yeu cho nguoi dan
Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền tạm ngừng hoạt động từ ngày 6/7.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, ngày 7/7, 3 chợ đầu mối lớn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là chợ đầu mối Hóc Môn, chợ đầu mối Bình Điền và chợ đầu mối Thủ Đức phải tạm dừng các hoạt động tập kết, giao hàng trực tiếp tại chợ để thực hiện công tác phòng, chống dịch.

Trước tình hình trên, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị các Sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND thành phố Thủ Đức, các quận, huyện và các đơn vị khẩn trương thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19. Đồng thời, đảm bảo lưu thông, cung ứng đầy đủ hàng hoá, lương thực, thực phẩm thiết yếu, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của người dân Thành phố.

Cụ thể, UBND Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu Sở Công thương khẩn trương theo dõi diễn biến thị trường, nắm bắt tình hình sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hoá để chủ động điều phối hàng hóa, không để xảy ra hiện tượng khan hiếm hàng hóa. Tiếp tục triển khai Chương trình bình ổn thị trường, đẩy mạnh hoạt động kết nối cung cầu, bảo đảm nguồn cung ứng để bình ổn thị trường cho Thành phố.

Bên cạnh đó, chủ động thông tin với Sở Công Thương các tỉnh/thành về việc tạm dừng hoạt động của các Chợ đầu mối trên địa bàn Thành phố. Đề nghị các tỉnh lân cận hỗ trợ thông tin đến các thương lái địa phương tạm ngưng vận chuyển hàng hóa đến Chợ đầu mối, thực hiện giao dịch trực tuyến và tổ chức đưa hàng hóa trực tiếp từ vùng nguyên liệu đến chợ truyền thống, các điểm bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; đảm bảo hoạt động lưu thông hàng hoá thông suốt, không ùn ứ.

Phối hợp UBND thành phố Thủ Đức, quận 8, huyện Hóc Môn, các công ty quản lý Chợ đầu mối triển khai phương án điều tiết hàng hoá; hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng hoá, lương thực thực phẩm, với tiểu thương tại các chợ truyền thống. Đồng thời cùng Sở Thông tin và Truyền thông chủ động thông tin về chủ trương chính sách của Nhà nước, tình hình diễn biến thị trường, giá cả hàng hóa, kế hoạch cung ứng hàng hóa, địa chỉ điểm bán hàng bình ổn thị trường, hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện lợi... để người dân an tâm mua sắm, tránh gây tâm lý hoang mang, lo lắng, bất ổn cho người tiêu dùng.

UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng giao Sở Giao thông vận tải hướng dẫn, cấp giấy phép lưu thông cho các phương tiện vận tải thực hiện nhiệm vụ vận chuyển, phân phối hàng hóa bình ổn thị trường, hàng hóa thiết yếu đến các điểm bán để cung ứng cho người dân. Ngoài ra, phải phối hợp Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế các tỉnh, thành xây dựng, triển khai các phương án tổ chức giao thông phù hợp, bảo đảm việc lưu trữ các phương tiện vận chuyển hàng hóa đến các vùng đệm, đảm bảo công tác phòng, chống dịch.

Đối với Cục Quản lý thị trường Thành phố, phải thực hiện nghiêm túc chức năng giám sát thị trường; đồng thời, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với hành vi đầu cơ, găm giữ hàng hóa, vi phạm về giá bán, sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không bảo đảm chất lượng... đối với các mặt hàng thiết yếu và các mặt hàng có nhu cầu cao khi dịch bệnh xảy ra.

Đối với UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện, người đứng đầu phải trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc triển khai phương án điều tiết hàng hóa trên địa bàn. Đồng thời, quản lý chặt chẽ, nắm bắt tình hình phòng, chống dịch tại các chợ trên địa bàn, kịp thời báo cáo cho các cấp có thẩm quyền trong trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp liên quan đến tình hình phòng, chống dịch tại chợ.

Tổ chức cung cấp ứng thực phẩm cho người dân theo phương pháp cung cấp của Thành phố, bổ sung các điểm bán hàng đồng giá và thực hiện bán hàng đăng ký trước; huy động phương tiện vận chuyển sẵn có để cung ứng hàng hoá thiết yếu kịp thời, liên tục. Đồng thời, chủ động triển khai các giải pháp và phân phối các đơn vị liên quan trong hoạt động cung ứng hàng hoá trên địa bàn được thông suốt.

Đối với đơn vị quản lý các chợ đầu mối Hóc Môn, Bình Diễn và Thủ Đức, cần khẩn trương rà soát Danh sách các thương nhân lớn vẫn tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh, có nhu cầu kết nối, giao thương trực tiếp với tiểu thương chợ truyền thống; thống kê hoạt động giao dịch, giao hàng trực tuyến của các thương nhân tại chợ; các mặt hàng kinh doanh và năng lực cung ứng tối đa để cung cấp thông tin cho tiểu thương các chợ truyền thống thực hiện liên lạc, kết nối giao thương trực tiếp.

thanh pho ho chi minh bao dam cung ung hang hoa luong thuc thuc pham thiet yeu cho nguoi dan
Phun khử khuẩn, thực hiện các biện pháp phòng dịch tại Chợ đầu mối Bình Điền.

Thiết lập thông tin số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận điều phối thông tin cung ứng hàng hoá từ các chợ đầu mối để tiểu thương các chợ truyền thống kết nối giao dịch hàng hoá. Phối hợp cùng chính quyền địa phương nhanh chóng tổ chức địa điểm tập kết và trung chuyển hàng hoá tạm thời; triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn, phòng chống dịch tại địa điểm nêu trên; đồng thời, tổ chức, thông tin và triển khai đăng ký, tạo điều kiện cho thương nhân đến giao dịch, mua bán.

Ngoài ra, phải xây dựng Kế hoạch tổ chức hoạt động của chợ để sau thời gian tạm dừng có thể nhanh chóng kinh doanh ổn định trở lại; trong đó chú trọng các giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống dịch theo khuyến cáo của ngành Y tế, Sở Công Thương và các cơ quan chức năng có liên quan.

Tâm Bút

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bài 3: Tín hiệu vui

    (Xây dựng) - Trước tiềm năng đang được “đánh thức”, nhiều ý kiến của lãnh đạo nhằm xúc tuyến thực hiện dự án giao thông trọng điểm để phát triển Cà Mau. Hiện các dự án đang được thực hiện, một tín hiệu vui miền cuối đất.

  • Bài 2: Đánh thức tiềm năng

    (Xây dựng) - Hiện nay, ngoài việc thực hiện các dự án, tỉnh đang gấp gúp hoàn thiện hồ sơ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm. Tại các hội nghị giao ban, công tác hoàn thành hồ sơ, tiến độ của dự án được đặt lên hàng đầu…

  • Bài 1: Các “điểm nghẽn” cần tháo gỡ

    (Xây dựng) - Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã có văn bản chỉ đạo về việc tập trung phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của Trung ương để tiếp tục triển khai thực thiện các nội dung kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, tỉnh sẽ tập trung đầu tư xây dựng các dự án giao thông trọng điểm như: Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Cà Mau, cảng biển Hòn Khoai; Nâng cấp, mở rộng tuyến đường Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh từ thành phố Cà Mau đến Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Các dự trên hoàn thành tạo một viễn cảnh mới ở miền cuối đất.

  • Yên Bái: Đón nhận, truy điệu và an táng 2 hài cốt liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

    (Xây dựng) - Ngày 11/10, tại Nghĩa trang liệt sỹ huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể xã Y Can và xã Cường Thịnh (huyện Trấn Yên) đã tổ chức trọng thể Lễ đón nhận, truy điệu và an táng 2 hài cốt liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là liệt sỹ Phan Văn Ngó (xã Y Can) và liệt sỹ Nguyễn Văn Bình (xã Cường Thịnh).

  • Đông Anh (Hà Nội): Gắn biển công trình vườn hoa, tuyến đường văn minh đô thị Khu dân cư Thăng Long

    (Xây dựng) – Mới đây, Hội Nông dân huyện Đông Anh, Hội Nông dân xã Hải Bối tổ chức bàn giao, gắn biển công trình vườn hoa, tuyến đường văn minh đô thị trên địa bàn Khu dân cư Thăng Long.

  • Bài 7: Công tác quản lý trật tự xây dựng với những chuyển biến tích cực

    (Xây dựng) - Suốt chặng đường hình thành và phát triển, công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và cũng đạt được những thành tích đáng ghi nhận. Từ đó, góp phần hình thành nhiều khu đô thị có quy mô lớn, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, diện mạo đô thị và nông thôn Thủ đô ngày càng khang trang, hiện đại.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load