Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 19:47 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Thành phố Hạ Long sẽ xây dựng mới thêm 3 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt

21:11 | 09/04/2024

(Xây dựng) – Giống như nhiều đô thị khác trong cả nước, tốc độ đô thị hóa nhanh khiến vấn đề xử lý nước thải sinh hoạt đang là bài toán khó mà thành phố Hạ Long phải giải quyết.

Thành phố Hạ Long sẽ xây dựng mới thêm 3 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt
Với tốc độ đô thị hóa nhanh, vấn đề xử lý nước thải sinh hoạt đang là thách thức lớn đối với thành phố Hạ Long.

Thành phố Hạ Long hiện đang vận hành 5 công trình xử lý nước thải sinh hoạt, với công suất trung bình trên 13.400m3/ngày đêm. Trong đó, Nhà máy xử lý nước thải Bãi Cháy với công suất 5.677m3/ngày đêm và Nhà máy xử lý nước thải Hà Khánh công suất 6.000m3/ngày đêm là 2 công trình xử lý khối lượng nước thải lớn nhất của thành phố. Còn lại 3 trạm xử lý nước thải khác có tổng công suất 1.800m3/ngày đêm là: Trạm xử lý nước thải Vựng Đâng (phường Yết Kiêu); Trạm xử lý nước thải Cột 5 - Cột 8 và Trạm xử lý nước thải Cột 5 - Cột 8 mở rộng (phường Hồng Hà, Hồng Hải). Hiện quy trình xử lý nước thải tại các nhà máy trên địa bàn thành phố Hạ Long là nước thải được thu gom thông qua các trạm bơm về các nhà máy, sau quá trình xử lý, nước thải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, sau đó thải ra môi trường.

Tại Nhà máy xử lý nước thải Hà Khánh, có 7 trạm bơm đấu song song đưa nước thải về nhà máy. Với công nghệ xử lý bùn hoạt tính, nước thải được xử lý qua nhiều công đoạn rồi đưa về các bể lắng và xả ra môi trường. Với chế độ xả thải liên tục 24/24 giờ thì tỷ lệ thu gom nước thải khoảng 6.000m3/ngày đêm, đạt 86% công suất thiết kế. Còn với Nhà máy xử lý nước thải Bãi Cháy có 8 trạm bơm đấu nối tiếp, với chế độ xả thải liên tục 24/24 giờ, có công suất 5.677m3/ngày đêm, đạt 100% công suất thiết kế.

Thành phố Hạ Long sẽ xây dựng mới thêm 3 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt
Thành phố Hạ Long sẽ xây dựng mới thêm 3 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt
Nhà máy xử lý nước thải Hà Khánh công suất 6.000m3/ngày đêm, hiện là nhà máy xử lý khối lượng nước thải lớn nhất của thành phố Hạ Long (Ảnh: Lê Nam).

Theo báo cáo quan trắc từ năm 2018 của cơ quan chức năng, chất lượng nước thải sau xử lý xả ra môi trường của các nhà máy và các trạm xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Hạ Long đều đảm bảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. Cả 5 công trình xử lý nước thải sinh hoạt nói trên đều đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục truyền số liệu về Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Ninh.

Ở khu vực trung tâm thành phố Hạ Long, đường Trần Quốc Nghiễn, nơi tập trung đông dân cư và khách du lịch, nhằm hạn chế tối đa lượng nước thải xả trực tiếp ra khu vực ven bờ tuyến đường này, thành phố Hạ Long đã đầu tư hệ thống 14 trạm bơm và đường dẫn về các nhà máy xử lý nước thải của thành phố.

Tuy nhiên, theo thống kê của Ban Quản lý các dịch vụ công ích thành phố Hạ Long thì các công trình trên mới chỉ xử lý được khoảng gần 40% lượng nước thải ra môi trường. Cho đến nay, nước thải sinh hoạt của thành phố Hạ Long mới chỉ được thu gom và xử lý tại khu du lịch Bãi Cháy và một số phường trung tâm như các phường: Hồng Hải, Bạch Đằng, Hồng Gai, Yết Kiêu và Trần Hưng Đạo. Các xã, phường còn lại của thành phố Hạ Long đều chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Hiện nay, hệ thống cống thu gom nước thải về các nhà máy, các trạm xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hạ Long là cống hỗn hợp, dùng cho cả việc thoát nước bề mặt nên mỗi khi trời mưa thì không thể tiến hành thu gom và xử lý được. Một lượng nước thải lớn chưa qua xử lý vẫn hòa tan cùng nước mưa và thải vào môi trường tự nhiên.

Thành phố Hạ Long sẽ xây dựng mới thêm 3 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt
Tại các phường Hà Trung, Hà Lầm, Cao Xanh và Hà Khánh (thành phố Hạ Long) đều có tuyến mương chảy qua địa bàn, do quá trình đô thị hóa, nhiều khu dân cư hình thành, nước thải chưa qua xử lý của các hộ dân nơi đây đều được đấu nối, xả thải trực tiếp xuống lòng mương, gây ô nhiễm (Ảnh: Lê Nam).

Thời gian qua, bên cạnh việc vận hành 5 công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, thành phố Hạ Long yêu cầu chủ đầu tư các khu đô thị trên địa bàn thành phố thực hiện nghiêm việc đầu tư hạ tầng đô thị, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ để xử lý nước thải sinh hoạt khu đô thị trước khi xả ra môi trường. Tuy nhiên, những năm gần đây, do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng nên hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung trên địa bàn thành phố Hạ Long dù đã được đầu tư, xây dựng nhưng vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển của thành phố. Nhiều khu dân cư cũ của thành phố, nước thải chưa qua xử lý xả trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm, mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm vùng biển ven bờ. Tại trung tâm thành phố Hạ Long, dọc tuyến đường bao biển Trần Quốc Nghiễn, có tình trạng một số cống xả nước thải sinh hoạt có hiện tượng nước xả ra màu đen, đặc biệt vào những hôm thủy triều xuống có mùi hôi, gây cảm giác khó chịu cho người đi bộ tại khu vực ven bờ gần khu đô thị Monbay và khu vực chợ Hạ Long 1. Tình trạng nước thải xả thẳng xuống các hồ điều hòa, kênh mương gây ô nhiễm môi trường diễn ra khá phổ biến trên địa bàn nhiều phường của thành phố Hạ Long. Tại các phường Hà Trung, Hà Lầm, Cao Xanh và Hà Khánh đều có tuyến mương chảy qua địa bàn. Trước kia, tuyến kênh mương này có nhiệm vụ thoát nước mặt của thành phố đổ ra vịnh Cửa Lục. Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa, nhiều khu dân cư, đô thị hình thành, nước thải chưa qua xử lý của nhiều hộ dân nơi đây đều được đấu nối, xả thải trực tiếp xuống lòng kênh, gây ô nhiễm.

Thành phố Hạ Long sẽ xây dựng mới thêm 3 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt
Công nhân vận hành hệ thống xả rác tự động của Nhà máy xử lý nước thải Hà Khánh, thành phố Hạ Long (Ảnh: Thu Chung).

Có thể thấy, nguyên nhân chính của tình trạng trên là do hệ thống xử lý nước thải của thành phố Hạ Long hiện nay có quy mô chưa tương xứng. Hiện các nhà máy, trạm xử lý nước thải có công suất nhỏ; hệ thống cống thu gom nước thải thiếu đồng bộ nên không đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Thông tin từ Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hạ Long cho biết: Để giải bài toán xử lý nước thải sinh hoạt cho thành phố Hạ Long, hiện thành phố đang đẩy nhanh tiến độ triển khai 3 dự án thu gom và xử lý nước thải. Theo đó, đối với khu vực phía Tây thành phố Hạ Long, xây dựng 1 nhà máy xử lý nước thải tại phường Hà Khẩu có công suất 16.200m3/ngày đêm (công suất tối đa 19.000m3/ngày đêm) để thu gom nước thải của các phường Hà Khẩu, Giếng Đáy, một phần của Hùng Thắng và kết nối thu gom nước thải cho khu vực Bãi Cháy. Đối với khu vực phía Đông thành phố Hạ Long, xây dựng dựng 2 nhà máy xử lý nước thải, gồm 1 nhà máy tại phường Hà Phong có công suất 7.900m3/ngày đêm (công suất tối đa 9.300m3/ngày đêm); bổ sung 1 nhà máy xử lý nước thải mới trong khuôn viên nhà máy xử lý nước thải Hà Khánh hiện có với công suất 13.700m3/ngày đêm (công suất tối đa 17.500m3/ngày đêm) để thu gom và xử lý nước thải toàn bộ của các phường: Trần Hưng Đạo, Yết Kiêu, Cao Xanh, Cao Thắng, Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Tu, Hà Phong, Hồng Hải và Hồng Hà.

Hiện tại thành phố Hạ Long đã thực hiện xong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 2 nhà máy xử lý nước thải Hà Khẩu, nhà máy xử lý nước thải Hà Phong và tuyến đường vào nhà máy xử lý nước thải Hà Khẩu; Đang giải phóng mặt bằng 5 trạm bơm và giếng tách, trong đó phường Hà Khánh 1 trạm, Hà Khẩu 1 trạm, Hà Tu 2 trạm và Hà Trung 1 trạm.

Tại cuộc họp báo thường kỳ quý I ngày 8/4/2024 của tỉnh Quảng Ninh, ông Nguyễn Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hạ Long cho biết: Thành phố Hạ Long đã báo cáo và xin ý kiến UBND tỉnh Quảng Ninh vấn đề nâng cấp các trạm xử lý nước thải trên địa bàn, và đã được tỉnh đồng ý để thành phố Hạ Long thực hiện từ nguồn vốn đầu tư công.

Trước đó, ngày 23/11/2023, UBND thành phố Hạ Long đã có Văn bản số 9413/UBND-TNMT báo cáo UBND tỉnh Quảng Ninh xin mở rộng phạm vi thu gom nước thải để đưa về xử lý tại các trạm xử lý tập trung. UBND tỉnh đã tiếp nhận giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì lấy ý kiến tham gia. Ngày 27/02/2024, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Văn bản số 1087/TNMT-BVMT báo cáo UBND tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở liên quan đã đồng thuận với nội dung đề xuất. Sau khi được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương mở rộng vùng thu gom, UBND thành phố Hạ Long sẽ tiến hành lập dự án đầu tư để triển khai.

Đồng thời, thành phố Hạ Long đang đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút doanh nghiệp tư nhân cùng tham gia đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Cùng với đó, thành phố chỉ đạo các phường, xã, xem xét phương án cải tạo hệ thống kênh mương, hồ điều hòa để kết nối với hệ thống thoát nước đô thị. Thành phố cũng yêu cầu chủ đầu tư các khu chung cư, khu đô thị xây mới phải có phương án đầu tư, xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đồng bộ với quy hoạch của thành phố.

Hoàng My

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Đầu tư xây dựng 29 cầu vượt cho người đi bộ

    (Xây dựng) - Nhằm giải quyết nhu cầu đi lại của người dân cũng như đảm bảo an toàn giao thông, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông vừa báo cáo Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề xuất UBND Thành phố đầu tư xây dựng 29 cầu vượt cho người đi bộ tại các vị trí đông dân cư, trường học trên địa bàn Thành phố.

  • Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ công trình tại thành phố Sóc Trăng

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Sóc Trăng, Đoàn công tác gồm: Đồng chí Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lành đạo Sở, ban, ngành vừa có chuyến kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng và tiến độ thực hiện các công trình trên địa bàn thành phố Sóc Trăng.

  • Cà Mau: Triển khai xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu

    (Xây dựng) – Dự án xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu có tổng kinh phí gần 32 triệu Euro để xây đê biển và kè chắn sóng ở Cà Mau. Liên minh châu Âu sẽ viện trợ không hoàn lại 3,76 triệu Euro, Cơ quan Phát triển Pháp cho vay hơn 19 triệu Euro, còn lại khoảng 9 triệu Euro từ nguồn vốn đối ứng của tỉnh Cà Mau.

  • Thái Nguyên: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm

    (Xây dựng) – Với những đột phá về hạ tầng giao thông trong những năm gần đây, diện mạo của tỉnh Thái Nguyên đã có những chuyển biến mạnh mẽ, nhiều dự án giao thông trọng điểm của tỉnh được nhanh chóng triển khai, hoàn thiện về hạ tầng. Đó chính là động lực để tỉnh phấn đấu sớm trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030.

  • Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng nỗ lực về đích

    (Xây dựng) - Những ngày này, không khí làm việc trên các công trường thuộc dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng luôn hối hả. Các đơn vị đang dốc toàn lực đẩy nhanh tiến độ, nhằm đưa dự án về đích, tạo đà thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển…

  • Hà Nội: Phê duyệt phương án tuyến, vị trí tuyến đường LK54

    (Xây dựng) - Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4603/QĐ-UBND ngày 04/9/2024 về việc phê duyệt phương án tuyến, vị trí tuyến đường LK54, từ khu tái định cư phục vụ công tác GPMB cầu Nhật Tân, đường 5 kéo dài và các dự án phát triển đô thị đến đường LK53, tỷ lệ 1/500.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load