Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 09/09/2024 19:02 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Thanh Hóa: Ứng phó với mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất

11:17 | 26/09/2021

(Xây dựng) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Công văn số 14806/UBND-NN về việc triển khai ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.

thanh hoa ung pho voi mua lon lu quet va sat lo dat
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Do ảnh hưởng rìa Bắc dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua Trung Trung Bộ nối với bão số 6 và kết hợp với hoạt động của gió Đông Nam ở rìa áp cao cận nhiệt đới nên từ ngày 22/9/2021 đến 7h00 ngày 25/9/2021 trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to và có nơi mưa rất to, trong đó khu vực trung du - vùng núi phổ biến từ 70-100 mm, một số nơi có mưa to như Khí tượng Như Xuân 155,1mm, Thủy văn Cửa Đạt 148,4 mm; khu vực đồng bằng - ven biển phổ biến từ 130-200mm, một số nơi có mưa lớn như Khí tượng Sầm Sơn 387,4mm, Thủy văn Quảng Châu 263,1mm, Thủy văn Ngọc Trà (Quảng Xương) 266mm, Khí tượng Tĩnh Gia 229,2mm. Mưa lớn đã gây ngập lụt một số diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Nghi Sơn; trên các sông suối xảy ra một đợt lũ, mực nước hầu hết dưới báo động I, riêng sông Yên tại trạm thuỷ văn Chuối lúc 9h00 ngày 25/9 ở mức 2.05m (trên báo động1 là 0,05m). Dự báo ngày và đêm 25/9, khu vực Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 40-80 mm, có nơi trên 90 mm.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm nội dung Công điện số 10 ngày 23/9/2021 của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh. Triển khai phương án tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu vực đô thị, khu công nghiệp, vùng trũng thấp; khơi thông dòng chảy, nhất là trên các suối, khe cạn khu vực miền núi, không để xảy ra lũ nghẽn dòng.

Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát nhà ở không an toàn, các khu dân cư bãi sông, ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn khi có tình huống xảy ra. Tổ chức kiểm tra, rà soát, chủ động triển khai phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa nhỏ, xung yếu, đang thi công dở dang; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và xử lý các tình huống.

Tăng cường kiểm tra hệ thống đê điều; chủ động triển khai các phương án bảo đảm an toàn công trình đê điều, đặc biệt là các cống dưới đê, các trọng điểm xung yếu, các tuyến đê đang thi công dở dang, chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng hộ đê khi xảy ra sự cố; thực hiện việc tuần tra canh gác đê và hộ đê theo quy định. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả của mưa lũ.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương theo chức năng quản lý nhà nước được giao chỉ đạo kiểm tra, rà soát và triển khai phương án bảo đảm an toàn đê điều, đập, hồ chứa nước, vận hành an toàn, hiệu quả trạm bơm tiêu, hồ chứa thủy lợi, thủy điện, phù hợp với diễn biến mưa lũ; bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo kiểm tra, rà soát và phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan triển khai bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông tại các khu vực ngập lụt, chia cắt; chủ động triển khai phương án khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính. Các đơn vị liên quan tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24h, báo cáo tình hình về Văn phòng thường trực Chỉ huy phòng, chống thiên tai tỉnh và Văn phòng thường trực Chỉ huy phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh để tổng hợp, báo cáo.

Hà Chi

Theo

Cùng chuyên mục
  • Cao Bằng: Nhiều địa phương ngập lụt sau bão số 3

    (Xây dựng) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, mực nước trên các sông, suối, ao, hồ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập lụt. Trong đêm 8/9, nhiều nhà dân và tuyến phố ở các khu vực thấp tại thành phố Cao Bằng cũng bị ngập.

  • Hưng Hà (Thái Bình): Giải cứu chuối giúp bà con nông dân

    (Xây dựng) – Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão YAGI) đã làm hơn 380ha chuối tiêu hồng, chuối tây ở xã Hồng An và xã Tiến Đức của huyện Hưng Hà bị gãy đổ, ước tính thiệt hại gần 1 triệu buồng chuối chuẩn bị thu hoạch. Để giúp bà con nông dân khắc phục hậu quả do bão gây ra, huyện Hưng Hà đang kêu gọi giải cứu giúp bà con nông dân, giảm bớt thiệt hại về kinh tế.

  • Hà Nội: Tập trung cao độ khắc phục hậu quả cơn bão số 3

    (Xây dựng) - Tính đến 14h ngày 8/9, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 25.156 cây đổ và cành gãy, trong đó cây đổ là 24.807 cây, tập trung nhiều ở Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Nam Từ Liêm… Cây đổ đã gây ra các thiệt hại về người và một số phương tiện giao thông, cơ sở hạ tầng bị hư hại. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 12/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.

  • Lục Ngạn (Bắc Giang): Nhiều tuyến đường, khu dân cư ngập sâu trong nước lũ

    (Xây dựng) – Mưa lớn kéo dài sau khi bão số 3 đi qua đã khiến cho mực nước các sông, suối lên nhanh gây ngập úng nhiều tuyến đường, khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn huyện Lục Ngạn.

  • Cầu Phong Châu (Phú Thọ): Từng được cảnh báo xuống cấp, đã có kiến nghị thay thế mới

    (Xây dựng) – Khoảng 10 giờ sáng 9/9, cầu Phong Châu nối 2 huyện Lâm Thao và Tam Nông (Phú Thọ) bất ngờ đổ sập, trên cầu đang có nhiều người và phương tiện lưu thông. Trước đó, cây cầu này đã nhiều lần được cảnh báo về tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, gây mất an toàn cho người dân.

  • Thanh Hóa: Nhiều tuyến đường bị hư hỏng kết cấu hạ tầng sau cơn bão số 3

    (Xây dựng) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to đã gây sạt lở taluy dương, taluy âm, mặt đường, cầu, cống… làm hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load