Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 22/09/2024 19:34 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Thanh Hóa: Tổ chức lễ hội Đền bà Triệu - nữ hào kiệt “làm cho tỏ mặt đàn bà nước Nam”

10:57 | 12/03/2023

(Xây dựng) - Sáng 11/3, tại Khu di tích lịch sử quốc gia Đền Bà Triệu, UBND tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2023, kỷ niệm 1.775 năm ngày mất của nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh và đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Thanh Hóa: Tổ chức lễ hội Đền bà Triệu - nữ hào kiệt “làm cho tỏ mặt đàn bà nước Nam”
Đại diện Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch trao bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho lãnh đạo huyện Hậu Lộc.

Lễ hội bắt đầu với nghi thức tấu trình chúc văn, dâng hương kính cáo và phát biểu khai mạc. Sau đó là lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và chương trình nghệ thuật sân khấu hóa mang chủ đề “Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh – rạng ngời trang sử vàng dân tộc”.

Diễn ra trong hơn một tiếng, chương trình nghệ thuật tổng hợp gồm: Trích đoạn tuồng “Triệu Trinh Nương đề cờ” và một số ca khúc về mảnh đất, con người xứ Thanh trên đường đổi mới đã tái hiện cuộc khởi nghĩa oanh liệt của nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh. Theo sử sách, cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Ngô của Bà Triệu và anh trai Triệu Quốc Đạt diễn ra vào năm 248 tại miền Quan Yên, quận Cửu Chân. Từ núi rừng nghĩa quân nhanh chóng tập hợp lực lượng, tiến xuống đánh hạ thành Tư Phố rồi lập căn cứ tại Bồ Điền, thanh thế ngày càng lớn mạnh khắp hai quận Cửu Chân, Giao Chỉ. Nghĩa quân đã liên tiếp đánh hạ nhiều thành trì, chém chết viên thứ sử Giao Châu giữa trận tiền.

Trước thanh thế của quân Bà Triệu, nhà Ngô đã phải cử tướng Lục Dận làm Thứ sử Giao Châu, mang binh hùng, tướng mạnh sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Do bất lợi về quân số, sau nhiều ngày cầm cự, Bà Triệu và nghĩa quân bị giặc vây hãm tại núi Tùng (thuộc Hậu Lộc ngày nay). Sau một trận đánh ác liệt, trước khi giặc tràn lên núi, không để rơi vào tay quân Ngô làm ô uế thanh danh, sau khi vái lạy trời đất, tổ tiên, thốt lên câu nói đầy khí phách “sinh vi tướng, tử vi thần” (sống làm tướng, chết làm thần), bà Triệu đã rút gươm tuẫn tiết, hưởng dương 23 năm. Hôm ấy nhằm ngày 22 tháng 2 năm Mậu Thìn. Sự hy sinh oanh liệt cùng khí phách của bà đã làm giặc Ngô khiếp đảm, suy tôn bà là “Lệ Hải Bà Vương”.

Ghi nhận công đức của Vua Bà, người dân nhiều vùng ở quận Cửu Chân, tức Thanh Hóa ngày nay đã xây dựng lăng mộ và nhiều đền thờ bà (trong đó có lăng mộ và đền thờ tại núi Tùng), để hương khói và tổ chức lễ hội tưởng nhớ hàng năm vào đúng ngày bà tuẫn tiết.

Thanh Hóa: Tổ chức lễ hội Đền bà Triệu - nữ hào kiệt “làm cho tỏ mặt đàn bà nước Nam”
Thanh Hóa: Tổ chức lễ hội Đền bà Triệu - nữ hào kiệt “làm cho tỏ mặt đàn bà nước Nam”
Các nghi thức kính cáo, tấu trình chúc văn tại lễ hội.

Với những nghi thức có từ xa xưa, được tiến hành trang trọng và nghiêm cẩn như: Lễ như đọc chúc văn, lễ trình, lễ mộc dục, lễ tế nữ quan, lễ tế cung đình... Đặc biệt là lễ rước kiệu mang tính thượng võ với sự tham gia của đông đủ các bô lão, chức sắc, trai thanh nữ tú, đoàn rước đi trong tiếng trống, chiêng và rừng cờ phướn rợp trời đủ kích cỡ, sắc màu, cùng võng lọng, hương án, đồ thờ và binh khí… như một con rồng uốn lượn, kéo dài hàng trăm mét, đóng vai trò “điểm nhấn” của lễ hội, mang lại phấn khích cho du khách, nhất là những lúc “kiệu bay” khi qua ngã ba, ngã tư hoặc khi quay đầu.

Thanh Hóa: Tổ chức lễ hội Đền bà Triệu - nữ hào kiệt “làm cho tỏ mặt đàn bà nước Nam”
Hàng nghìn du khách và người dân địa phương về tham gia lễ hội.

Cùng với phần lễ được tiến hành trang nghiêm, kính cẩn. Phần hội của lễ hội sẽ có những trò chơi, trò diễn dân gian như: Kéo co, đấu vật, cờ người, thi nấu cơm... Trong đó có trò “Ngô – Triệu giao tranh”, tái hiện mang tính ước lệ những trận thư hùng giữa nghĩa quân và giặc Ngô.

Trải qua hơn 1.700 năm, bất chấp những thăng trầm của lịch sử đất nước, lễ hội Đền Bà Triệu, một lễ hội được đánh giá lâu đời nhất, có sức lan tỏa mạnh mẽ nhất vẫn luôn được gìn giữ, phát huy và lưu đậm dấu ấn trong tiềm thức dân gian của các thế hệ người Việt. Cùng với đó, lễ hội còn mang tính giáo dục sâu sắc về tinh thần quật khởi, lòng yêu nước nồng nàn “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” của cha ông đối với thế hệ trẻ ngày nay. Với những giá trị to lớn ấy, lễ hội Đền bà Triệu đã được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Qua đó, tiếp tục được bảo tồn, giữ gìn, phát huy và truyền lại cho muôn đời con, cháu mai sau.

Đào Nguyên

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bài 3: Để công trình xanh lấp lánh giữa đại ngàn Tây Bắc

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh hiện đại, việc giữ gìn và bảo tồn những ngôi nhà truyền thống không còn khó khăn. Tuy nhiên, giữ gìn văn hoá truyền thống không đơn giản chỉ là tập trung vào hình thái bên ngoài thông qua khẩu hiệu, mà cần có những hành động thiết thực với những kế hoạch chỉn chu. Con người thực hiện và hưởng thụ cũng phải thấu hiểu tiềm năng, lợi thế, bản sắc của mình thì từ đó mới dám nghĩ, dám làm, biến ước mơ không gian xanh, sống xanh thành hiện thực và bền vững trong tương lai.

    23:36 | 20/09/2024
  • Nét đẹp độc đáo của điện Kiến Trung trong Hoàng cung Huế

    (Xây dựng) - Công trình điện Kiến Trung (Đại nội Huế) sau gần 5 năm tu bổ, phục hồi và tôn tạo, vào dịp Tết Giáp Thìn 2024, công trình có kiến trúc độc đáo vừa mang nét uy nghi, bề thế chốn Hoàng cung triều Nguyễn, vừa mang hơi thở thời đại thế kỉ XX đã chính thức hoàn thiện đưa vào phục vụ khách tham quan.

    15:30 | 20/09/2024
  • Thanh Hóa: Sắp hoàn thành Khu di tích lịch sử trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân xã Hoa Lộc

    (Xây dựng) - Các cơ quan chức năng, đơn vị thi công đang gấp rút hoàn thiện các hạng mục để sớm đưa vào sử dụng Khu di tích lịch sử trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

    11:15 | 19/09/2024
  • Triển lãm “Về” của họa sỹ Nguyễn Quốc Thắng

    (Xây dựng) - Ngày 23/9, tại Phòng trưng bày nghệ thuật Nhà xuất bản Hội Nhà văn (65 Nguyễn Du, Hoàn Kiếm, Hà Nội), họa sỹ Nguyễn Quốc Thắng sẽ trưng bày triển lãm cá nhân lần thứ hai với tên gọi “Về”.

    16:46 | 18/09/2024
  • Liên hoan phim Italia 2024 tại Việt Nam

    (Xây dựng) - Liên hoan phim Italia 2024 gồm 6 bộ phim nổi tiếng sẽ được giới thiệu với công chúng Việt Nam tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia từ ngày 23 - 28/9.

    15:31 | 18/09/2024
  • Đẹp niềm tin mãi mãi…

    (Xây dựng) - Đẹp niềm tin mãi mãi/ Tổ quốc muôn đời, trọn vẹn cả non sông thống nhất/ Rạng rỡ Việt Nam… Xin mượn lời ca khải hoàn ấy để nói về chương trình nghệ thuật Nắng Ba Đình lần thứ ba do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tối 27/8. Ở đó, âm nhạc và trái tim như hòa một nhịp, tràn đầy tự hào, tình yêu quê hương, đất nước, khát vọng tiền đồ đất nước hùng cường. Chương trình có sự đồng hành của đơn vị: Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS).

    18:02 | 16/09/2024
  • Đắk Lắk: Xây dựng tượng đài “Bác Hồ với chiến sỹ biên phòng”

    (Xây dựng) – Ngày 14/9, tại Đồn Biên phòng Ea H’leo, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk phối hợp Công an tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng tượng đài “Bác Hồ với chiến sỹ biên phòng”.

    20:14 | 14/09/2024
  • Hà Tĩnh: Khởi công Dự án tôn tạo di tích Khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông

    (Xây dựng) - Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông (Hương Sơn, Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư hơn 13,2 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh.

    15:46 | 14/09/2024
  • Hoàn Kiếm (Hà Nội): Tôn tạo di tích đền Bà Kiệu là việc làm cấp thiết, đảm bảo kiến trúc cảnh quan

    (Xây dựng) – Theo nhận định của các chuyên gia, việc tôn tạo, tu bổ di tích đền Bà Kiệu của UBND quận Hoàn Kiếm nhằm bảo vệ di tích và phục hồi di sản, phát huy giá trị văn hóa lịch sử, quảng bá, phát triển tài nguyên du lịch là việc làm đúng đắn, đảm bảo kiến trúc cảnh quan. Đây là giá trị cốt lõi cần được giữ gìn và bảo vệ nghiêm ngặt.

    15:28 | 14/09/2024
  • “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia” trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    (Xây dựng) - Sau hơn 200 năm hình thành và phát triển, “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia” ở xã Cát Tường, huyện Phù Cát (Bình Định) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là động lực để những người ở làng nón ngựa Phú Gia quyết tâm giữ nghề, giữ nét văn hóa, tinh hoa của cha ông ngày trước.

    11:00 | 13/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load