Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 14/10/2024 03:01 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Thanh Hóa: Nhiều mặt bằng khu dân cư nông thôn “thiếu” người tham gia đấu giá

14:25 | 20/04/2023

(Xây dựng) - Trái ngược với sự đông đúc, nhộn nhịp người tham gia đấu giá đất các mặt bằng khu dân cư nông thôn trước đây, thì nay lại vắng vẻ, “thiếu” người tham gia đấu giá, cho dù nhiều mặt bằng nằm ở vị trí đẹp. Đó là thực trạng hiện nay tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Thanh Hóa: Nhiều mặt bằng khu dân cư nông thôn “thiếu” người tham gia đấu giá
Một mặt bằng nằm ở vị trí đẹp (đường đôi) nhưng vẫn thiếu người tham gia đấu giá.

Theo khảo sát của phóng viên, nhiều tháng trở lại đây một số địa phương phải “dở khóc, dở cười” vì nhiều mặt bằng được đưa ra đấu giá nhưng lại “thiếu” người tham gia đấu giá, dẫn đến tỷ lệ người trúng đấu giá thấp hơn nhiều so với kế hoạch đưa ra, thậm chí có những mặt bằng bán hồ sơ nhiều lần nhưng vẫn không một người nào trúng đấu giá. Điển hình như đấu giá đất ở khu dân cư nông thôn xã Nga Tân, huyện Nga Sơn, diễn ra 2 lần nhưng vẫn không có người nào trúng đấu giá hay có mặt bằng được đưa ra đấu giá 4 lần nhưng chỉ trúng được 2/101 lô đất, như mặt bằng đất ở nông thôn xã Nga Trường, huyện Nga Sơn.

Không chỉ huyện Nga Sơn rơi vào tình trạng trên mà còn nhiều địa phương như: huyện Vĩnh Lộc (mặt bằng khu dân cư xã Vĩnh Hùng) chỉ có 6/114 lô đất trúng đấu giá hay một số mặt bằng khu dân cư nông thôn tại huyện Hoằng Hóa cũng “ế” (mặt bằng khu dân cư thôn Phú Thượng, xã Hoằng Phú chỉ 4/18 lô trúng đấu giá; mặt bằng khu cân cư xã Hoằng Lưu 10/54 lô trúng đấu giá)...

Thanh Hóa: Nhiều mặt bằng khu dân cư nông thôn “thiếu” người tham gia đấu giá
Hạ tầng được đầu tư bài bản nhưng nhiều mặt bằng khu dân cư nông thôn vẫn rơi vào tình trạng “ế”.

Anh Vũ Văn Sáng một người dân huyện Hoằng Hóa cho biết: Hiện nay, nhiều mặt bằng trên địa bàn huyện Hoằng Hóa rất đẹp, nhiều mặt bằng nằm ở vị trí mặt đường lớn (mặt đường đôi - PV), được đầu tư hạ tầng kỹ thuật bài bản, đầy đủ nhưng giá sàn đưa ra đấu giá còn cao, nếu như giá này ở khoảng hơn 1 năm trước thì không vấn đề gì, nhưng 1 năm trở lại đây thì rất khó bán, bởi lẽ rất nhiều mặt bằng ra đời, sức mua của người dân còn hạn chế, tình trạng “cò” còn ít, cùng với đó Nhà nước siết chặt về cho vay theo kiểu đầu cơ bất động sản, nên không còn nhộn nhịp đông đúc như trước kia.

Còn anh Hoàng Văn Chung, người dân huyện Nga Sơn cho hay: Mấy năm vừa rồi dịch Covid-19 bùng phát thu nhập của người dân giảm, trong khi đó giá đất đa số vượt túi tiền của người dân, nên khi các huyện đưa ra đấu giá ít người dân có đủ khả năng để tham gia. Ví dụ như hiện nay, tầm tiền của người dân chỉ có khoảng 500 - 700 triệu đồng để mua một lô đất, nhưng giá sàn tại các mặt bằng cũng đã 700 triệu đến gần 1 tỷ đồng trên một lô rồi, đó còn chưa tính đấu lên nữa, nên người dân họ e ngại không dám tham gia đấu giá.

Còn anh Lê Hoàng Dũng, một người hay đầu tư vào bất động sản cho biết: “Hiện nay, nhiều người đầu tư như tôi cũng không muốn đầu tư vào các mặt bằng khu dân cư nông thôn nữa, bởi giá đất đã cao nhưng tính thanh khoản thấp, khó thu hồi vốn để tái đầu tư. Mấy năm trước đây dịch bệnh nên nguồn tiền dôi dư của người dân không biết làm gì, trong khi đó lãi suất ngân hàng thấp nên người dân đổ xô đi đầu tư đất, cùng với đó là thực trạng “cò” đua nhau đẩy giá, đất chở nên “sốt” nay tình hình đã bình thường trở lại, các ngành nghề cũng cơ bản hoạt động ổn định, lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng tăng, trong khi đó giá đất cao nên người dân không còn “mặn mà” với đất nữa mà gửi ngân hàng hoặc đầu tư kinh doanh cái khác”.

Thảo Chi

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load