Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 08:33 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Thái Nguyên: Xây dựng hạ tầng giao thông đồng bộ - Tiền đề vững chắc cho sự phát triển

17:07 | 27/01/2023

(Xây dựng) - Với vị trí địa lý đặc biệt, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc bộ, trong đó có Thủ đô Hà Nội, chính vì vậy việc xây dựng được một hệ thống hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông vận tải hiện đại, đồng bộ, đóng vai trò quyết định trong việc đưa tỉnh trở thành vùng kinh tế trọng điểm khu vực Trung du, miền núi phía Bắc.

Thái Nguyên: Xây dựng hạ tầng giao thông đồng bộ - Tiền đề vững chắc cho sự phát triển
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng trong một buổi đôn đốc, kiểm tra chất lượng, tiến độ các công trình giao thông trọng điểm của tỉnh.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX đã xác định mục tiêu: “Xây dựng Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực Trung du, miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030”. Nghị quyết cũng xác định một trong năm định hướng phát triển trong nhiệm kỳ 2020-2025 là “Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng tại khu vực phía Nam của tỉnh; ưu tiên giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất thu hút các nhà đầu tư; phát triển hạ tầng giao thông và khu công nghiệp gắn kết với sự phát triển của vùng Thủ đô Hà Nội”.

Phát huy truyền thống “đi trước mở đường” của ngành, các kết quả đã đạt được trong công tác đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông trong giai đoạn 2015 – 2020, trong tầm nhìn đến 2030, ngành Giao thông vận tải Thái Nguyên tiếp tục phát huy vai trò, thực hiện tốt công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên trong thực hiện đầu tư hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, tăng tính liên kết vùng theo các trục: Trục dọc phía Bắc (chạy theo hướng Bắc Nam: Đường Quốc lộ 3 Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn; Quốc lộ 37 Bắc Giang – Thái Nguyên – Tuyên Quang… đã được đầu tư trong giai đoạn trước). Trục ngang (Đường Hồ Chí Minh đang được đầu tư) và trục dọc phía Tây (kết nối liên vùng Bắc Giang – Thái Nguyên – Vĩnh Phúc – Tuyên Quang – Hà Nội đang được đầu tư). Đây là các tuyến đường huyết mạch, giúp kết nối và lan tỏa các giá trị: Công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ và văn hóa Thái Nguyên đi các vùng, miền trong khu vực phía Bắc và cả nước.

Có thể khẳng định, với những đột phá về hạ tầng giao thông trong những năm qua, diện mạo của tỉnh Thái Nguyên đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Đó chính là động lực để địa phương này ngày càng vươn cao, nhanh chóng trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực Trung du, miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030. Với nhiệm vụ lấy “giao thông làm khâu đột phá”, làm đòn bẩy để thu hút đầu tư.

Thái Nguyên: Xây dựng hạ tầng giao thông đồng bộ - Tiền đề vững chắc cho sự phát triển
Sự phát triển hạ tầng giao thông đã làm thay đổi căn bản diện mạo, đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội ngay từ các vùng nông thôn, trước đây vốn nghèo khó.

Để Thái Nguyên phát triển nhanh, mạnh, bền vững gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Việt Bắc. Thời gian qua, Thái Nguyên đã thực hiện căn cơ, bài bản các chương trình, dự án về giao thông đồng bộ với những giải pháp tối ưu nhất. Tuy nguồn lực còn hạn chế, nhưng Thái Nguyên đã cân đối, ưu tiên, tập trung cao độ cho hạ tầng giao thông kết nối các khu công nghiệp trọng yếu phía Nam với giao thông đối ngoại của tỉnh. Hệ thống đường gom Quốc lộ 3 mới, hệ thống đường 47m, đường Vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội (đoạn đi trùng đại lộ Đông Tây)… đã và đang được ngành Giao thông vận tải tích cực triển khai, với mục tiêu sớm nhất, mang đến một diện mạo giao thông mới cho Thái Nguyên để thu hút đầu tư. Không chỉ dành nguồn lực cho khu vực đô thị và khu vực công nghiệp, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng khó khăn, Thái Nguyên luôn huy động tối đa để đầu tư hạ tầng giao thông khu vực miền núi, nông thôn. Hết năm 2022, tổng số xã đạt chuẩn Nông thôn mới là 120 xã, đạt 87,6% và huyện Phú Bình đạt huyện nông thôn mới; 52 cầu dân sinh đầu tư theo dự án quản lý đường địa phương LRAMP và đến 186 cầu treo dân sinh miền núi đã được hoàn thiện giúp giao thương của nhân dân, các dân tộc trong tỉnh được thuận lợi, an toàn.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng đầu xuân 2023, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Thái Nguyên Lê Văn Vịnh chia sẻ: Nhờ có sự đầu tư hạ tầng giao thông đúng hướng mà Thái Nguyên đã có bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Thời gian tới, ngành Giao thông vận tải luôn xác định cần phải tiên phong “đi trước mở đường” hơn nữa trong phát triển hạ tầng giao thông địa phương gắn kết với sự phát triển công nghiệp của tỉnh và của vùng Thủ đô Hà Nội. Trong chiến lược đến năm 2030, ngành Giao thông vận tải Thái Nguyên xác định tiếp tục phấn đấu để “Thỏa mãn nhu cầu vận tải của xã hội với chất lượng ngày càng cao, hạn chế tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường; có mạng lưới giao thông phù hợp, liên hoàn, liên thông giữa mạng giao thông tĩnh với mạng giao thông quốc gia, khu vực và quốc tế”. Tiếp tục có những chính sách quan tâm cho đầu tư cho hạ tầng giao thông đối ngoại, mang tính chất liên kết vùng gồm: Đầu tư giai đoạn II đường Hồ Chí Minh đi Tuyên Quang; đầu tư nâng cấp Quốc lộ 1B đi Lạng Sơn, Quốc lộ 37 đi Tuyên Quang đạt tiêu chuẩn đường cấp IV và cấp III đồng bằng; nâng cấp, mở rộng tuyến đường từ Km31 Quốc lộ 3 đến Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa; hệ thống đường du lịch Vùng Hồ Núi Cốc; quan tâm đầu tư đặc biệt tới các dự án giao thông có ý nghĩa kết nối và tạo “cú hích” phát triển ở khu vực phía Nam tỉnh như: Đầu tư hoàn thiện đường vành đai V vùng thủ đô Hà Nội kết nối Bắc Giang – Thái Nguyên – Vĩnh Phúc; tuyến đường trục dọc phía Tây tỉnh Thái Nguyên, kết nối liên vùng Bắc Giang – Thái Nguyên – Vĩnh Phúc – Tuyên Quang – Hà Nội.

Thái Nguyên: Xây dựng hạ tầng giao thông đồng bộ - Tiền đề vững chắc cho sự phát triển
Thái Nguyên đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để phát triển hạ tầng giao thông, tạo ra những đột phá trong thu hút đầu tư.

Việc từng bước hoàn thiện đầu tư các tuyến đường giao thông huyết mạch trên, sẽ tiếp tục tạo bước đột phá để thu hút đầu tư, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Thái Nguyên với lợi thế là tỉnh liền kề vùng Thủ đô Hà Nội. Từ đó tạo thêm công ăn việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho toàn vùng và góp phần chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế theo hướng bền vững, gắn kết công nghiệp với khai thác phát triển cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Tạo ra động lực, sức lan tỏa lớn để phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực phía Tây Nam tỉnh Thái Nguyên nói riêng, khu vực phụ cận Hà Nội và các tỉnh: Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang nói chung. Qua đó, tạo tiền đề vững chắc giúp Thái Nguyên sớm trở thành trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực.

Việt Hoan

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thái Nguyên: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm

    (Xây dựng) – Với những đột phá về hạ tầng giao thông trong những năm gần đây, diện mạo của tỉnh Thái Nguyên đã có những chuyển biến mạnh mẽ, nhiều dự án giao thông trọng điểm của tỉnh được nhanh chóng triển khai, hoàn thiện về hạ tầng. Đó chính là động lực để tỉnh phấn đấu sớm trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030.

  • Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng nỗ lực về đích

    (Xây dựng) - Những ngày này, không khí làm việc trên các công trường thuộc dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng luôn hối hả. Các đơn vị đang dốc toàn lực đẩy nhanh tiến độ, nhằm đưa dự án về đích, tạo đà thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển…

  • Hà Nội: Phê duyệt phương án tuyến, vị trí tuyến đường LK54

    (Xây dựng) - Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4603/QĐ-UBND ngày 04/9/2024 về việc phê duyệt phương án tuyến, vị trí tuyến đường LK54, từ khu tái định cư phục vụ công tác GPMB cầu Nhật Tân, đường 5 kéo dài và các dự án phát triển đô thị đến đường LK53, tỷ lệ 1/500.

  • Bình Dương: 10.000 tỷ đồng “tín dụng xanh” đầu tư cho phát triển hạ tầng đô thị

    (Xây dựng) – Chiều 6/9, Công ty Cổ phần – Tổng Công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) nhằm khai thác tối đa thế mạnh mỗi bên.

  • Bài 2: Nước thải trong khu công nghiệp

    (Xây dựng) - Hiện, Quảng Ninh có 9 dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (KCN) được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, 8 KCN đã đi vào sản xuất; và đã có Hệ thống xử lý nước thải tập trung phù hợp quy hoạch phân khu. 6 KCN đã xây dựng và vận hành trạm xử lý nước, có hệ thống quan trắc nước thải tự động truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường để quản lý nguồn nước sau xử lý xả thải ra môi trường.

  • Hà Nội: Thi công dự án đường rộng 120 – 180m nối 2 cao tốc

    (Xây dựng) – Thành phố Hà Nội đang tập trung giải phóng mặt bằng triển khai thi công dự án đường nối 2 cao tốc dài 6,7km, mặt cắt ngang 120 – 180m với vốn đầu tư hơn 5.200 tỷ đồng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load