Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 09/09/2024 09:35 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Thái Nguyên: Góc nhìn từ chỉ số tăng trưởng kinh tế

19:25 | 31/07/2021

(Xây dựng) - Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên (GRDP) 6 tháng đầu năm đạt 6,5% - đây là con số ấn tượng mang nhiều ý nghĩa sâu sắc là chỉ tiêu tổng hợp đo “sức khỏe” của nền kinh tế. Nhìn từ con số ấy, kinh tế Thái Nguyên đang ở vị trí nào trên bản đồ tăng trưởng khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và cả nước? Nhiệm vụ và giải pháp nào để đạt mục tiêu tăng trưởng 7% của năm 2021?

thai nguyen goc nhin tu chi so tang truong kinh te
Một góc trung tâm tỉnh Thái Nguyên hôm nay.

Năm 2021, tỉnh Thái Nguyên và cả nước bước sang một giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19 mới, khó khăn và phức tạp hơn nhiều so với năm 2020, do xuất hiện dịch với biến thể mới từ Anh và Ấn Độ với tốc độ lây lan nhanh và nguy hiểm hơn nhiều lần. Hầu hết ở các tỉnh xung quanh Thái Nguyên như: Bắc Giang, Hà Nội, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc đều xuất hiện những ca nhiễm bệnh. Cá biệt như tỉnh Bắc Giang, dịch Covid-19 lây lan rộng trong cộng đồng và trong khu công nghiệp đã và đang gây những thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, mặc dù tỉnh Thái Nguyên đã chủ động các biện pháp ngăn chặn, phòng chống dịch, nhưng cũng không thể tránh khỏi. Song với sự bình tĩnh, chủ động, sáng tạo, quyết liệt trong tất cả các khâu từ công tác chỉ đạo, đến công tác giải quyết và khắc phục hậu quả, Thái Nguyên đã khoanh vùng dập dịch nhanh chóng không để dịch Covid-19 lây lan rộng ra cộng đồng.

Thắng lợi trên mặt trận phòng, chống dịch là cơ sở để các chuỗi sản xuất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên không bị đứt gãy, gián đoạn, duy trì sản xuất ổn định, thúc đẩy tăng trưởng. Trong khi có nhiều tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước có mức tăng trưởng kinh tế ở mức thấp thì Thái Nguyên tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao, đạt 6,5%, cao hơn mức tăng trưởng 2,67% của cùng kỳ năm 2020 và cao hơn mức tăng trưởng bình quân chung cả nước 5,64% trong 6 tháng đầu năm 2021. Với giá trị tăng trưởng đạt được, tỉnh Thái Nguyên được xếp thứ 25 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. So với 14 tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên xếp thứ 6.

Điều đáng nói, quy mô nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên so với các tỉnh trong vùng thuộc top cao. Tính theo giá hiện hành, quy mô nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên đạt khoảng 120.000 tỷ đồng; tính theo giá so sánh quy mô nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên đạt 80.000 tỷ đồng. Điều đó có nghĩa 1% tăng trưởng GRDP của tỉnh Thái Nguyên đạt khoảng 800 tỷ đồng.

Như vậy, với tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên trong 6 tháng đầu năm 2021 giá trị tăng trưởng tuyệt đối của nền kinh tế đạt được khoảng 5.200 tỷ đồng. Đây là con số ấn tượng và có nhiều ý nghĩa, thể hiện “sức khỏe” của nền kinh tế, tăng thêm sự tự tin trong điều kiện phải chống chọi với những khó khăn, thách thức trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 hiện nay. Có được những kết quả trên là do tiến độ giải ngân các dự án sử dụng vốn đầu tư công trong tháng 6/2021 đạt tỷ lệ khá cao, khoảng 60%, là yếu tố đóng góp đáng kể vào kết quả tăng trưởng GRDP toàn tỉnh. Công tác chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Thái Nguyên luôn thống nhất, sâu sát, sáng tạo, quyết liệt. Những quyết sách đều xuất phát từ lợi ích chung của tỉnh, của nhân dân và của cộng đồng doanh nghiệp nên được người dân, doanh nghiệp ghi nhận, đồng thuận và sẵn sàng chia sẻ, ủng hộ.

Để Thái Nguyên đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế GRDP 7% năm 2021 đã đặt ra, theo tính toán tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm phải đạt 7,44%. Theo ông La Hồng Ninh - Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên: Muốn vậy, tăng trưởng khu vực nông nghiệp phải đạt mức tăng trưởng 4%, khu vực dịch vụ phải đóng góp 6,5%, khu vực công nghiệp, xây dựng phải đóng góp tăng trưởng 8,53%.

Từ nhận định trên cho thấy, trong công tác chỉ đạo, điều hành tỉnh cần toàn diện, nhưng nên tập trung vào các giải pháp trọng tâm là phát triển công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo mà tỉnh đang có lợi thế, đồng thời phải tăng cường công tác thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng thông qua năng lực sản xuất sản phẩm mới, bên cạnh đó phải tập trung nâng cao năng lực đầu tư toàn xã hội. Ngoài những giải pháp nêu trên, các cấp, ngành của tỉnh cần xác định chung sống an toàn với dịch, nghĩa là phải thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Trong công tác phòng, chống dịch phải chủ động, quyết liệt, không lơ là, chủ quan nhưng không hoảng loạn, cực đoan. Đó là bài học đã được rút ra trong thực tiễn thực hiện mục tiêu kép trong 6 tháng đầu năm 2021. Đi kèm với đó phải sớm triển khai tiêm phòng diện rộng để tiến tới mục tiêu miễn dịch cộng đồng.

thai nguyen goc nhin tu chi so tang truong kinh te
Dây chuyền gia công cơ khí của Công ty Cổ phần Phụ tùng máy số 1, thành phố Sông Công, Thái Nguyên.

Thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, có giải pháp cho từng ngành nghề, lĩnh vực, cho từng đối tượng bảo đảm phù hợp và sớm phát huy hiệu quả. Điều đó có nghĩa, mỗi nhóm đối tượng đòi hỏi phải có giải pháp riêng, chính sách riêng sát thực tiễn và có tính khả thi. Bên cạnh đó, tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư tạo nguồn lực cho nền kinh tế phát triển, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các dự án đầu tư, những dự án đang đầu tư sớm hoàn thành đi vào hoạt động và tăng năng lực sản xuất mới.

Với việc thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp cùng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, mà nổi bật là công tác chỉ đạo điều hành quyết liệt của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, đơn vị, sự đồng hành hỗ trợ của doanh nghiệp, doanh nhân và đồng thuận từ quần chúng nhân dân. Tin tưởng rằng, Thái Nguyên sẽ có một “bức tranh tươi sáng” của nền kinh tế và đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP cả năm 2021 theo kế hoạch đề ra.

Yên Bình - Đình Lộc

Theo

Cùng chuyên mục
  • Triển vọng kinh tế tích cực hơn

    Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,1% trong năm 2024 và tiếp tục đạt mức 6,5% trong hai năm tiếp theo. Nền kinh tế vẫn duy trì được khả năng chống chịu tốt trong bối cảnh các thách thức toàn cầu ngày càng gia tăng.

  • Bộ trưởng Công Thương: Phải đảm bảo điện, xăng dầu và nguồn cung hàng thiết yếu

    Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị chính quyền địa phương phối hợp các bộ, ngành chỉ đạo thương nhân đảm bảo duy trì nguồn cung xăng dầu, hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống.

  • Khẩn trương khắc phục sự cố lưới điện, cấp điện trở lại ngay sau bão

    Ngày 7/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành công điện số 6814/CĐ-BCT về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3.

  • Đồng bằng sông Cửu Long: Làm gì để xuất nhập khẩu hàng hóa xứng tầm?

    (Xây dựng) – Tại Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long vừa được Bộ Công Thương tổ chức tại thành phố Cần Thơ, Cục Xuất nhập khẩu thông tin cho biết kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2024 của cả vùng đạt 7,59 tỷ USD, tăng 15,96% so với cùng kỳ 2023, chiếm 3,57% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Cán cân thương mại của vùng 7 tháng đầu năm 2024 đạt thặng dư 8,11 tỷ USD, tương đương với 3,56% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên theo nhận định Bộ Công Thương xuất nhập khẩu hàng hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa xứng tầm.

  • Nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh trên 2.000 tỷ đồng được đầu tư tại Bình Định

    (Xây dựng) – Theo thông tin từ Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh, ông Đặng Vĩnh Sơn, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định vừa ký giấy chứng nhận đầu tư Nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh cho nhà đầu tư Future Enterprises PE. LTD với tổng vốn đầu tư trên 2.000 tỷ đồng, tương đương 80,740 triệu USD.

  • Quy định về chuyển giao hạng mục cấp điện

    (Xây dựng) - Thẩm quyền tiếp nhận hạng mục cấp điện các dự án của Công ty thuộc trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền địa phương nơi thực hiện dự án.

Xem thêm
  • Thành lập Tổ công tác rà soát các vướng mắc pháp lý trong triển khai dự án điện

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký Quyết định số 932/QĐ-TTg ngày 5/9/2024 thành lập Tổ công tác rà soát các vướng mắc pháp lý trong triển khai dự án điện, chỉ đạo, phối hợp hoàn thiện Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) và các luật có liên quan (Tổ công tác).

    08:38 | 07/09/2024
  • Hướng dẫn kế toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP

    (Xây dựng) – Bộ tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn kế toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP.

    08:28 | 07/09/2024
  • Hà Tĩnh: Khó hoàn thành mục tiêu về xuất nhập khẩu

    (Xây dựng) - Năm 2024, tỉnh Hà Tĩnh đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD. Với 1,4 tỷ USD đạt được trong 8 tháng qua, kết quả này còn cách mục tiêu rất xa. Cộng thêm tín hiệu thị trường vẫn chưa cải thiện rõ rệt, cần thêm giải pháp quyết liệt hơn để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu năm.

    22:56 | 06/09/2024
  • Bình Phước vẫn giữ đà tăng trưởng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bình Phước vừa thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đầu năm với những tín hiệu tích cực như: Thu ngân sách đến hết tháng 8 đạt 6.762 tỷ đồng; giải ngân vốn đầu tư công đã đạt trên 1.337 tỷ đồng; xuất khẩu đạt 485 triệu USD; nhập khẩu đạt gần 314 triệu USD…

    22:42 | 06/09/2024
  • Hậu Giang: Kinh tế - xã hội tăng tốc phát triển từ chính sách “Tam nông”

    (Xây dựng) – Tỉnh ủy Hậu Giang vừa ban hành Báo cáo số 601-BC/TU tổng kết 05 năm thực hiện Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Báo cáo cho biết 05 năm qua, thực hiện chính sách “Tam nông”, kinh tế - xã hội của Hậu Giang đã tăng tốc phát triển.

    21:07 | 06/09/2024
  • Ninh Bình: Thực hiện “5 quyết tâm”, “5 đảm bảo” trong giải ngân kế hoạch đầu tư công

    (Xây dựng) – Tỉnh Ninh Bình là một trong các địa phương được Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương đã nỗ lực, phấn đấu, đạt kết quả giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng đầu năm 2024 là 39,3% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao (trên mức trung bình của cả nước là 34,68%).

    19:46 | 06/09/2024
  • Bắc Ninh: Hoãn hội nghị xúc tiến đầu tư do ảnh hưởng bão số 3

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ra thông báo về việc hoãn tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024 và Hội nghị sơ kết 1 năm “Tỉnh an toàn giao thông” nhằm ứng phó với cơn bão số 3 năm 2024, theo Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 05/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

    14:55 | 06/09/2024
  • Bắc Ninh – “Thủ phủ” mới của FDI Việt Nam

    (Xây dựng) - Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Bắc Ninh đã thu hút gần 3,47 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 8 tháng đầu năm 2024, chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư cả nước. Con số này gấp 2,94 lần so với cùng kỳ năm 2023.

    14:37 | 06/09/2024
  • Làm dự án điện mặt trời trên đất nông nghiệp có bị xử phạt?

    (Xây dựng) - Theo phản ánh của ông Trần Văn Bình, hiện nay, tại một số tỉnh, các chủ đầu tư làm dự án điện mặt trời áp mái theo cụm 5x1MW hoặc 10x1MW trên các diện tích đất chưa được chuyển đổi (đất trồng cây lâu năm, hằng năm) hoặc đất đã được quy hoạch để xây dựng trụ sở ủy ban…

    14:32 | 06/09/2024
  • Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở 61 địa phương trên cả nước

    Theo Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 8 tháng qua tăng 8,6% và tăng ở 61 địa phương.

    14:30 | 06/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load