Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 06/10/2024 12:46 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Thái Nguyên: Chưa có vốn ngân sách cho Dự án hạ tầng Khu du lịch Hồ Núi Cốc

22:56 | 21/03/2018

(Xây dựng) - Chưa được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư, không có trong đối tượng được cấp vốn từ ngân sách đầu tư công trung hạn của cả Trung ương và địa phương, là những nguyên nhân chính buộc phải kéo dài thời gian thực hiện một số hạng mục tại Dự án xây dựng hạ tầng Khu du lịch Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên.

789club ios
Dự án đường Bắc Sơn kéo dài đã được triển khai xây dựng.

Như Báo điện tử Xây dựng đã phản ánh: Hơn 2 năm trước, tháng 2/2016 tỉnh Thái Nguyên và doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đã tổ chức lễ động thổ dự án trên địa bàn 10 xã, thị trấn của 3 địa phương: TP Thái Nguyên, thị xã Phổ Yên và huyện Đại Từ với diện tích quy hoạch sử dụng đất khoảng 18.940ha.

Theo công bố, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng gồm nhiều công trình, hạng mục và được đầu tư trong 20 năm, theo hai giai đoạn.

Giai đoạn đầu từ năm 2016 đến năm 2020, nhà đầu tư sẽ xây dựng hệ thống đường vào Hồ Núi Cốc dài 21km, hệ thống đường quanh hồ khoảng 35km, hệ thống đường kết nối với Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa Thái Nguyên; hệ thống hồ chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp thay thế Hồ Núi Cốc nhằm giữ cốt nước bảo đảm cảnh quan Hồ Núi Cốc; xây dựng cổng vào Khu du lịch; xây dựng khu đền thờ và khu Chùa Tháp cao 150m; xây dựng đền thờ Tam Thánh và các hạng mục phụ trợ; xây dựng khu trung tâm đón tiếp, bến thuyền, bến xe điện.

Dự kiến các hạng mục đầu tư trong giai đoạn 1 sẽ hoàn thành trong năm 2019 và bắt đầu tổ chức đón khách du lịch, phật tử, nhân dân lễ phật và chiêm bái cảnh quan du lịch trong năm 2019.

Giai đoạn 2 của dự án dự kiến thực hiện trong 15 năm từ năm 2020 – 2035. Nhà đầu tư sẽ xây dựng khu vui chơi, giải trí, khu tiểu cảnh quanh hồ; hệ thống khách sạn, khu Resort cao cấp, khu nghỉ dưỡng cho mọi tầng lớp nhân dân và du khách thập phương; xây dựng khu làng văn hóa du lịch.

Mục tiêu chung của dự án là kết nối các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với các tỉnh trong vùng, khai thác tiềm năng, lợi thế du lịch trên địa bàn tỉnh đặc biệt là du lịch tâm linh và du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc góp phần phát triển kinh tế, xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Tuy nhiên, do gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các khó khăn về vốn nên quá trình triển khai dự án rất chậm so với tiến độ.

Ở góc độ pháp lý, theo quy định của pháp luật hiện hành thì dự án có quy mô vốn 15 nghìn tỷ đồng là dự án nhóm A, do đó trình tự thủ tục thực hiện các bước tiếp theo của dự án phải xin ý kiến Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương về nguồn vốn, quy mô đầu tư. Thế nhưng, đến thời điểm này (3/2018) Thủ tướng Chính phủ cũng chưa phê duyệt chủ trương đầu tư cho dự án này.

Ngay từ cuối năm 2016 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cho rằng nguồn vốn đầu tư công là rất khó khăn, nên đã đề nghị tỉnh Thái Nguyên rà soát, tính toán lại tổng mức đầu tư của dự án phù hợp với tình hình, khả năng đáp ứng về nguồn vốn của ngân sách Trung ương, địa phương cũng như của doanh nghiệp và các nguồn vốn xã hội khác.

Đại diện cho tỉnh Thái Nguyên, một Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất sau đó đã đưa tổng mức đầu tư của dự án xây dựng Khu du lịch Hồ Núi Cốc xuống còn gần 6,5 nghìn tỷ đồng (trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ trên 80% còn lại là ngân sách địa phương). Tuy nhiên, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng mức đầu tư của dự án như vậy vẫn quá cao so với khả năng cân đối ngân sách.

Trong khi chờ xin ý kiến các bộ, ngành Trung ương về nguồn vốn, quy mô đầu tư của dự án xây dựng khu du lịch Hồ Núi Cốc, thì trên thực tế nhiều hạng mục của dự án này đã được thực hiện như: Tiểu dự án bồi thường giải phóng mặt bằng công trình đường trục nối ĐT 261 đến khu vực Đền Gàn, hồ Núi Cốc đã xong với gần trăm tỷ đồng được ứng từ ngân sách; các tuyến đường trục nối ĐT 261 với Hồ Núi Cốc và đường ven hồ đoạn từ đường trục nối ĐT 261 với Hồ Núi Cốc đến khu vực Đền Gàn cũng đã được doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường (Chủ đầu tư dự án) tổ chức thi công phần nền đường K95; chưa kể hơn 1.500 tỷ đồng giải phóng mặt bằng tuyến đường Bắc Sơn kéo dài (đường Hồ Núi Cốc) cũng đã được giải ngân xong từ năm 2017…

Tại cuộc làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên tháng 10/2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư một lần nữa khẳng định lại rằng Dự án Khu tâm linh Hồ Núi Cốc có tổng mức đầu tư rất lớn, kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho địa phương (chưa cân đối vốn cho dự án), việc cân đối vốn cho dự án chỉ được thực hiện khi có nguồn bổ sung đầu tư phát triển kế hoạch trung hạn và phải được Quốc hội và Chính phủ xem xét.

Ở góc độ địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 nguồn vốn ngân sách tỉnh Thái Nguyên cũng đã được HĐND tỉnh thông qua và phân bổ nguồn vốn được giao tại Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày 17/5/2017 (chưa cân đối được vốn cho Dự án hạ tầng Khu tâm linh Hồ Núi Cốc).

Ngoài ra khi triển khai thực hiện Dự án vấp phải hàng loạt khó khăn không dễ tháo gỡ như việc duy trì cao độ mực nước Hồ Núi Cốc để đảm bảo du lịch đòi hỏi nguồn lực rất lớn để đầu tư hệ thống hồ, đập, tràn xả lũ (dự kiến xây dựng 3 hồ đập mới với kinh phí ước vài nghìn tỷ đồng).

Trong khi đó, khu vực triển khai dự án xây dựng Khu du lịch Hồ Núi Cốc ảnh hưởng đến 16 dự án đã được tỉnh Thái Nguyên chấp thuận chủ trương đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư.

789club ios
Trang 1 Báo cáo số 49/UBND-QHXD của UBND tỉnh Thái Nguyên.

Trước thực tế trên, ngày 08/1/2018 UBND tỉnh Thái Nguyên đã có Báo cáo số 49/UBND-QHXD báo cáo và xin chủ trương thực hiện hoàn thiện thủ tục các Dự án thuộc Khu du lịch Hồ Núi Cốc và các Dự án thuộc Đề án sông Cầu.

Tại trang 5 của Văn bản này nêu rõ: “Nội dung đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét chủ trương: Đồng ý chủ trường kéo dài thời gian thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng du lịch khu du lịch Hồ Núi Cốc - Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt an toàn khu (ATK) Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên sang giai đoạn sau năm 2020”.

789club ios
Trang 5 Báo cáo số 49/UBND-QHXD là những đề nghị của UBND tỉnh Thái Nguyên.

789club ios
Văn bản Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên ngày 15/1/2018.

Ngày 15/1/2018 ông Bùi Xuân Hòa - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thái Nguyên đã ký Văn bản số 246-KL/TU Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai các Dự án thuộc KKhu du lịch Hồ Núi Cốc và Đề án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu.

Tại Văn bản số 246-KL/TU có đoạn nêu rõ: “Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thảo luận và thống nhất kết luận như sau: Cơ bản đồng ý chủ trương về các đề nghị của UBND tỉnh tại Văn bản số 49/UBND-QHXD ngày 08/1/2018” điều đó đồng nghĩa với việc cho phép thực hiện Dự án hạ tầng Khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc sang giai đoạn sau năm 2020 bởi trên thực tế, như chúng tôi đã phân tích đến thời điểm này dự án vẫn chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đồng thời các nguồn vốn đầu tư công trung hạn của cả trung ương và địa phương giai đoạn 2017 - 2020 đều đã được phân bổ hết - chưa có nguồn vốn phân bổ cho Dự án hạ tầng Khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc.

Nhóm PVĐT

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load