(Xây dựng) - Năm 2022, nhiều địa phương sa sút kinh tế bởi dư chấn của đại dịch Covid-19, thì tỉnh Thái Bình đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, lập kỷ lục thu hút vốn đầu tư FDI đạt 660 triệu USD. Bên cạnh đó, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ. Phóng viên 789club ios đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Khắc Thận - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình về bí quyết làm nên thắng lợi đó; và phải chăng đây là hành trang bước vào xuân Quý Mão, kế hoạch năm 2023 hứa hẹn nhiều thắng lợi.
Ông Nguyễn Khắc Thận |
´Xin ông cho biết dấu ấn nổi bật của tỉnh Thái Bình đạt được trong năm 2022? Những thành tích này có ý nghĩa ra sao đối với mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh?
- Phải nói rằng, bước vào thực hiện nhiệm vụ năm 2022, trong bối cảnh chung của thế giới và đất nước, Thái Bình cũng là tỉnh chịu ảnh hưởng do hậu quả của đại dịch Covid - 19 và những bất ổn chiến sự tại Ukraine. Mặc dù là tỉnh dân số đông, mật độ dân số cao nhưng do chủ động phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời, Thái Bình đã khống chế lây lan bệnh dịch ở mức thấp nhất, là tiền đề triển khai mạnh mẽ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Bằng nhiều giải pháp quyết liệt ứng phó với diễn biến thời tiết bất thường, biến động giá cả trên thị trường… cùng sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, Thái Bình tiếp tục giữ vững ổn định an ninh chính trị - xã hội, hoàn thành và hoàn thành vượt 21/23 chỉ tiêu đề ra. Nổi bật là: Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9,52% so với cùng kỳ năm 2021, đứng thứ 6/11 tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và thứ 18/63 tỉnh thành trong cả nước. Kinh tế của tỉnh có sự phục hồi rõ nét và phát triển toàn diện, vững chắc và đúng hướng, đồng đều ở cả 3 khu vực: nông nghiệp, công nghiệp và thương mại dịch vụ.
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao, là năm thứ 2 liên tiếp thuộc Top đầu cả nước. Tổng thu ngân sách đạt 151,1% dự toán được giao, tăng 8,7% so với cùng kỳ. Các dự án giao thông trọng điểm mang tính kết nối vùng và kết nối trong nội bộ tỉnh được đầu tư và triển khai đồng bộ, như: Dự án tuyến đường bộ ven biển, đường trục khu kinh tế, đường vành đai phía Nam TP Thái Bình, đường từ TP Thái Bình đi Hải Phòng...
Đặc biệt, hoạt động xúc tiến đầu tư được đổi mới và đẩy mạnh. Tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 31.000 tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với 2021, trong đó vốn FDI đạt 660 triệu USD. Đó là những kết quả quan trọng, là cơ sở và nền tảng để Thái Bình vững vàng tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2023.
´Chủ tịch có thể chia sẻ thêm về bài học kinh nghiệm giúp Thái Bình đạt được kết quả quan trọng đó?
- Để đạt được những kết quả tích cực, nổi bật nêu trên và tạo đà phát triển cho các năm tiếp theo, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, UBND tỉnh đã nhìn nhận, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành:
Một là, có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Đảng, Nhà nước; luôn bám sát, nghiêm túc thực hiện chủ trương của Đảng, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, sự nỗ lực, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, Nhân dân và cộng đồng DN; lấy khó khăn, thách thức làm động lực để phấn đấu vươn lên; huy động mọi nguồn lực, tận dụng các cơ hội, để đẩy mạnh phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Hai là, sự quyết liệt, sâu sát, kịp thời trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, nắm chắc tình hình thực tế, nâng cao năng lực dự báo, có nhận thức và hành động đúng đắn, đồng bộ, thống nhất, xuyên suốt trong hệ thống hành chính Nhà nước, từ tỉnh đến cơ sở; nâng cao năng lực thích ứng, linh hoạt, áp dụng những giải pháp mới, cách làm hay, bám sát yêu cầu của thực tiễn, phát huy hiệu lực, hiệu quả trong tổ chức thực hiện.
Ba là, đẩy mạnh rà soát, hoàn thiện thể chế, quy định pháp luật, tăng cường phân cấp, ủy quyền, cá thể hóa trách nhiệm gắn với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; phát huy tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, nhạy bén, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Bốn là, đề cao kỷ luật, kỷ cương và cải cách hành chính, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành, các cơ quan. Tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ được giao đến kết quả cuối cùng.
Năm là, bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; phát huy truyền thống văn hóa, văn hiến, yêu nước của người dân Thái Bình; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, củng cố niềm tin trong Nhân dân, tạo sức mạnh, đồng thuận xã hội.
´Xin Chủ tịch chia sẻ hành trang bước vào xuân Quý Mão, năm kế hoạch mới 2023 của tỉnh Thái Bình, đặc biệt về công tác thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng?
- Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và yếu tố con người trong những năm tới, tỉnh tập trung phát triển kinh tế - xã hội nhanh, toàn diện, bền vững; lấy công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng, phấn đấu đưa Thái Bình trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp. Với mục tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh tăng 10,4% trở lên, và giai đoạn 2021 - 2030 đạt 13,4%; tỉnh Thái Bình triển khai những nhóm giải pháp cụ thể như sau:
Thứ nhất, xây dựng và phát triển Khu kinh tế trở thành tổ hợp công nghiệp, đô thị sinh thái và du lịch kiểu mẫu và trở thành trọng điểm, động lực phát triển kinh tế của tỉnh.
Phấn đấu đến năm 2025, thu hút vốn đầu tư của nhà đầu tư thứ cấp khoảng 5 tỷ USD; thu hút một số dự án lớn thuộc lĩnh vực đô thị, thương mại, dịch vụ, du lịch: như Khu du lịch nghỉ dưỡng sân Golf Cồn Vành; Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái biển Cồn Đen; Khu du lịch phố biển Đồng Châu; khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí khu vực rừng ngập mặn xã Thụy Xuân, Thụy Hải, Thụy Trường...
Khu công nghiệp Liên Hà Thái (Green iP-1), nằm trong khu kinh tế Thái Bình, sứ mệnh tiên phong trong thu hút đầu tư. |
Phấn đấu hoàn thành đầu tư xây dựng các tuyến đường kết nối với TP Hải Phòng; một số tuyến đường trục chính kết nối với các khu chức năng trong Khu kinh tế.
Đến năm 2030, hoàn thiện kết cấu hạ tầng Khu kinh tế Thái Bình tương đối đồng bộ. Phấn đấu mỗi năm thu hút vốn đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD; thu hút các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN còn lại trong Khu kinh tế.
Tập trung xây dựng, phát triển Khu kinh tế Thái Bình toàn diện cả về công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, đô thị; trong đó: Ưu tiên phát triển các dự án năng lượng, phát triển các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp y dược, công nghiệp sạch (không các-bon) sử dụng điện gió; Hình thành trung tâm logistics của khu vực phía Nam Đồng bằng sông Hồng; phát triển mạnh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe.
Thứ hai, tập trung xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhất là hạ tầng giao thông kết nối các trục giao thông đầu mối trong tỉnh với các trung tâm kinh tế của vùng Duyên hải Bắc Bộ.
Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới đường bộ để nâng cao năng lực khai thác. Phối hợp đầu tư nâng cấp các tuyến: cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, cao tốc Thái Bình - Hưng Yên (đường Thái Hà, giai đoạn 2 đấu nối với cao tốc CT.16), vành đai 5 Hà Nội (đoạn qua địa phận tỉnh Thái Bình), QL10, QL37B, QL39B, tuyến đường bộ ven biển (giai đoạn 1)…
Đầu tư xây dựng các tuyến đường tỉnh: Đường từ thành phố đi Cồn Vành, cầu Nghìn, nút giao Đồng Tu… Phối hợp đảm bảo cấp kỹ thuật luồng đường thủy trên hệ thống sông quốc gia như sông: Hồng, Luộc, Hóa, Trà Lý và Thái Bình. Từng bước đầu tư cảng biển Thái Bình, trọng tâm là đầu tư xây dựng khu bến cảng ngoài cửa sông, phía biển có khả năng tiếp nhận cỡ tàu đến 50.000 tấn. Mở rộng khu bến Diêm Điền - Cảng biển Thái Bình, hình thành khu cảng biển Thái Bình tại khu vực vùng biển Thái Thụy, gắn với các cụm cảng phía Bắc (Hải Phòng, Quảng Ninh...).
Thứ ba, mở rộng không gian lấn biển tại khu vực ven biển, tạo các dư địa về không gian và quỹ đất cho các hoạt động chức năng; hình thành không gian công nghiệp - đô thị - dịch vụ đồng bộ, cảnh quan sinh thái ven biển hấp dẫn. Chú trọng phát triển năng lượng tái tạo điện gió và điện khí. Tập trung thu hút đầu tư, hình thành các sản phẩm dịch vụ cao cấp gắn với nghỉ dưỡng, giải trí (dịch vụ golf, nghỉ dưỡng, sinh thái biển...).
´Trân trọng cảm ơn ông!
Kim Oanh (thực hiện)
Theo