Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 04:04 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế / Doanh nghiệp

TH true MILK khởi công dự án 2.544 tỷ đồng nơi “phên dậu quốc gia”

16:22 | 18/09/2020

(Xây dựng) - Hôm nay (18/9), Tập đoàn TH tổ chức lễ khởi công dự án chăn nuôi bò sữa tập trung quy mô công nghiệp công nghệ cao tại xã biên giới Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Trang trại có quy mô 10.000 bò sữa, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến sữa công suất 150 tấn/ngày.

Với tổng vốn đầu tư 2.544 tỷ đồng trên diện tích 441 ha. Đây sẽ là hệ thống trang trại - nhà máy sữa có quy mô lớn nhất Tây Nguyên.

TH true MILK khởi công dự án 2.544 tỷ đồng nơi “phên dậu quốc gia”
Ông Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum (giữa) cùng Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH - bà Thái Hương và các vị lãnh đạo tỉnh, đại diện TH làm lễ khởi công dự án.

Dự án chăn nuôi bò sữa tập trung quy mô công nghiệp công nghệ cao Kon Tum có thể coi là đặt nền móng cho sự phát triển ngành chăn nuôi bò sữa của tỉnh - một địa phương có rất nhiều thế mạnh cho ngành này như đất đai rộng lớn, mật độ dân số thấp, đặc biệt là khí hậu cao nguyên mát mẻ trên nền địa hình cao từ 700 - 1.200 mét so với mực nước biển, nhiệt độ quanh năm dao động chỉ từ 18-23 độ C, rất phù hợp với những cô bò sữa đến từ xứ ôn đới…

Với nhiều đặc điểm thuận lợi như vậy nhưng ngành chăn nuôi bò sữa của Kon Tum vẫn là “trận địa” hoàn toàn bỏ trống cho đến khi có sự xuất hiện của TH.

Đáng chú ý, không chỉ dừng lại ở trang trại chăn nuôi tập trung khép kín như mô hình của TH true MILK ở Nghĩa Đàn - Nghệ An, dự án sữa Kon Tum còn liên kết với người nông dân để chuyển giao công nghệ 4.0 và hỗ trợ họ một cách toàn diện từ công nghệ, giống, thức ăn, quản trị đàn đến bao tiêu sữa nguyên liệu.

Đưa bà con nông dân trở thành những “công dân của thời đại 4.0”

TH mong muốn hình thành được đàn bò quy mô 20.000 con thông qua mô hình hợp tác xã công nghệ cao tại Kon Tum. Nghĩa là dự kiến sẽ có khoảng 2.000 - 4.000 hộ nông dân của huyện Sa Thầy và các vùng lân cận của tỉnh Kon Tum có thể tham gia, tiếp cận cơ hội cải thiện thu nhập và làm giàu cho gia đình nhờ chăn nuôi bò sữa công nghệ cao.

Chia sẻ với bà con nông dân tại lễ khởi công, bà Thái Hương (Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH) khẳng định: “Theo mô hình mỗi hộ 5-10-20 con bò sữa, sau 5 năm bà con sẽ thu được toàn bộ giá trị đầu tư ban đầu và thực sự làm giàu được với con bò sữa. Tôi quyết tâm đưa người nông dân ở đây đi theo con đường của người nông dân Nghĩa Đàn - Nghệ An trước đây, để cải thiện đời sống, tăng thu nhập”.

Thời điểm khởi công dự án tại Kon Tum đã có trên 20 hộ dân tại địa phương sẵn sàng ký cam kết tham gia vào mô hình hợp tác xã để nhận chuyển giao công nghệ 4.0 từ Tập đoàn TH.

TH true MILK khởi công dự án 2.544 tỷ đồng nơi “phên dậu quốc gia”
Bà Thái Hương - Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH phát biểu tại lễ khởi công dự án.

Bà Thái Hương cũng làm một phép tính đơn giản để cụ thể hóa những điều mà người nông dân có thể được hưởng lợi khi tham gia mô hình hợp tác xã kiểu mới - hợp tác xã công nghệ cao của TH: “Sau một vài năm nữa, bà con ở đây sẽ trở thành những công dân của thời đại 4.0, lương 1 tháng thấp nhất cũng 6-7 triệu đồng. Cùng với lương là lãi suất của tiền đền bù đất đai, chưa kể thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, chẳng hạn như trồng ngô sinh khối, bán cỏ cho trang trại TH”.

Phát triển kinh tế xanh - Kinh tế tuần hoàn

Đầu tư dự án chăn nuôi và chế biến sữa tại Sa Thầy, Kon Tum, TH được kỳ vọng sẽ biến vùng đất nơi “phên dậu” đất nước thành một trong những vùng chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa điển hình của cả nước, góp phần cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội địa phương.

Dự án cũng sẽ đi theo hướng kinh tế xanh - kinh tế tuần hoàn. Đây là mô hình kinh tế đã được triển khai bài bản tại TH, thể hiện ở quy trình sản xuất khép kín “từ đồng cỏ xanh tới ly sữa sạch” của TH trong 10 năm qua.

Trong mô hình kinh tế tuần hoàn, các sản phẩm, phụ phẩm, thậm chí chất thải của hạng mục này là đầu vào của hạng mục khác. Ví dụ thu gom chất thải của hệ thống chăn nuôi để xử lý bằng hệ thống hầm biogas công suất lớn, ủ phân vi sinh bón cho các vùng nguyên liệu, các đồng cỏ, ngô phục vụ làm thức ăn cho bò sữa…

Tại Kon Tum, TH không chỉ chăn nuôi bò sữa mà dự kiến phát triển cả mô hình làm “kinh tế dưới tán rừng”, trồng các loại thảo dược quý như thạch hộc, sâm Ngọc Linh dưới tán rừng, với tôn chỉ tôn trọng “Mẹ thiên nhiên”, bảo tồn rừng nhưng vẫn phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân.

TH true MILK khởi công dự án 2.544 tỷ đồng nơi “phên dậu quốc gia”
Tập đoàn TH đã áp dụng mô hình kinh tế xanh tại các dự án của mình suốt 10 năm qua (Ảnh: Những khu vực trồng cam bạt ngàn tại Sơn La trong chuỗi liên kết với Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ).

“Ngày mai chúng tôi lên Sơn La để khánh thành Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Sơn La. Ở đó chúng tôi đã, đang và sẽ làm giống với những gì sắp làm ở Kon Tum. Tư duy của tôi là phải đưa cho người dân công việc mà họ muốn làm trên mảnh đất của họ và cần phải có những doanh nhân và doanh nghiệp đủ Tâm - Trí - Lực đi cùng nông dân thông qua hợp tác xã, nhằm phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo bền vững chứ không phải chỉ thoát nghèo tạm thời”, Nhà sáng lập Tập đoàn TH khẳng định.

Hải Đông

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load