Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 12/10/2024 09:10 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / 789club ios /

Tập trung xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương

11:04 | 01/10/2021

(Xây dựng) - Chiều 30/9, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc trực tuyến với tỉnh Thừa Thiên - Huế về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 09 tháng đầu năm 2021 và triển khai thực hiện Nghị quyết số 54/NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 83/NQ-CP của Chính phủ về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

tap trung xay dung thua thien hue tro thanh thanh pho truc thuoc trung uong
Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính làm việc trực tuyến với tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Tập trung vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết: Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp, vừa phòng chống kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe nhân dân vừa hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhằm khôi phục, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Ước tính 9 tháng đầu năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 41.412,77 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước tăng 5,12%. Trong đó: Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,69%; Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,18%; Khu vực du lịch, dịch vụ có dấu hiệu phục hồi, tăng 3,4%.

Trong 9 tháng của năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 5,22% so với cùng kỳ; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng trưởng ổn định. Khu vực du lịch, dịch vụ tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, đặc biệt là lĩnh vực du lịch, lượng khách du lịch chỉ đạt 633,5 nghìn lượt khách, giảm 54,2%.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 1.375,2 triệu USD, tăng 36,8% cùng kỳ; trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 840,3 triệu USD, tăng 32,2% và đạt 91,3% kế hoạch năm. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 18.945 tỷ đồng, tăng 3,5%. Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 54.600 tỷ đồng, tăng 2,47% so với đầu năm.

Công tác phòng chống dịch, từ ngày 28/4 đến nay, tổng số người từ các tỉnh/thành phố có dịch trở về địa phương là hơn 62.086 người, chủ yếu từ các tỉnh/thành phố phía Nam trở về. Trong đó, có 20.322 người thuộc diện phải cách ly tập trung và 3.130 người thuộc diện cách ly tại nhà. Đến 28/9/2021, toàn tỉnh có 821 ca F0.

Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ theo thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, đến ngày 27/9/2021, toàn tỉnh có 115.226 người được hỗ trợ, với tổng kinh phí 43,283 tỷ đồng. Về chính sách hỗ trợ người dân tỉnh Thừa Thiên - Huế ở các tỉnh, thành phố khác gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã hỗ trợ cho 4.949 hộ, với tổng số tiền hỗ trợ: 4,949 tỷ đồng.

Cần phát huy thế mạnh, đặc trưng vốn có của mình

Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã kiến nghị, đề xuất với Thủ tướng một số nội dung liên quan đến cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế; hỗ trợ ngân sách Trung ương hoàn thành giai đoạn 2 dự án di dời các hộ dân trong khu vực 1 thuộc quần thể di tích Cố đô Huế; Quy hoạch, hỗ trợ đầu tư các dự án động lực đầu tư vào địa bàn tỉnh; Đề xuất xây dựng Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế trở thành Trung tâm Công nghệ sinh học quốc gia tại miền Trung...

tap trung xay dung thua thien hue tro thanh thanh pho truc thuoc trung uong
Lập quy hoạch để tìm ra được những khó khăn, thách thức, từ đó đề ra những giải pháp khắc phục và hướng đi phù hợp cho Thừa Thiên – Huế.

Sau khi nghe các ý kiến đóng góp của các Bộ ngành, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị tỉnh Thừa Thiên - Huế trong việc phát triển kinh tế - xã hội, duy trì ổn định cuộc sống của người dân trước ảnh hưởng của đại dịch.

Thủ tướng đặc biệt ghi nhận công tác phòng chống dịch của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Nhờ làm tốt công tác chống dịch nên kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển tốt là điều tất yếu. Không những chống dịch tốt mà Thừa Thiên - Huế còn thể hiện nghĩa cử cao đẹp khi tích cực hỗ trợ các địa phương khác chống dịch.

Thủ tướng cho rằng, Huế là địa phương đặc trưng với hệ thống di sản mà hiếm có địa phương nào có được, đây là điều kiện quan trọng để tỉnh phát huy thế mạnh đặc trưng vốn có của mình.

Tỉnh cần nhanh chóng tập trung thực hiện quy hoạch theo chỉ đạo của Chính phủ, nếu làm tốt công tác quy hoạch thì mới tìm ra được tiềm năng thế mạnh của địa phương, "cái gì đặc thù thì phải tập trung phát huy, cái gì không đặc thù, ở đâu cũng có thì phối hợp với các địa phương khác cùng nhau phát triển"; quy hoạch để tìm ra được những khó khăn, thách thức, từ đó đề ra những giải pháp khắc phục và hướng đi phù hợp.

"Thừa Thiên - Huế phải tập trung cho dịch vụ, xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, phát triển công nghiệp văn hóa. Tăng cường tính tự lực, tự cường, lấy nội lực là cơ bản, ngoại lực là đột phá, đi lên từ chính bàn tay và khối óc, từ khí phách và sức mạnh của con người xứ Huế".

Trước mắt tỉnh cần rà soát để thực hiện các thể chế; đào tạo nguồn nhân lực; phát triển hạ tầng đồng bộ; phát huy hiệu quả công tác cải cách hành chính, càng giảm tiếp xúc trực tiếp càng tốt; ưu tiên cho hợp tác công tư.

Liên quan đến những đề xuất của tỉnh Thừa Thiên - Huế, Thủ tướng yêu cầu địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành để đẩy nhanh tiến độ các đề án; bên cạnh đó sớm hoàn thiện Đề án xây dựng Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế trở thành Trung tâm Công nghệ sinh học Quốc gia tại miền Trung và Đề án xây dựng Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia.

Trí Đức

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load