Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 16:59 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Tập trung tháo gỡ khó khăn về pháp lý để phục hồi thị trường bất động sản

22:28 | 07/03/2023

(Xây dựng) - Lĩnh vực bất động sản (BĐS) đang ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng, nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân, nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách. Hiện nay, theo các chuyên gia, thị trường BĐS đang gặp nhiều khó khăn và cần sự hỗ trợ và can thiệp của các cơ quan quản lý Nhà nước hỗ trợ về pháp lý để trở lại đúng quỹ đạo.

Tập trung tháo gỡ khó khăn về pháp lý để phục hồi thị trường bất động sản
Tháo gỡ khó khăn về pháp lý là yếu tố quan trọng để phục hồi và phát triển thị trường BĐS (Ảnh minh họa: TTXVN).

Khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để phát triển

Theo thông tin từ UBND Thành phố Hà Nội, hiện nay, trên địa bàn đang có 219 dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị, trong đó có 140 dự án nhà ở thương mại, khu đô thị, 48 dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, 21 dự án nhà ở tái định cư và 10 dự án cải tạo chung cư cũ đang triển khai. Được biết, đây là dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư từ thời điểm trước. Hiện nay, các chủ đầu tư vẫn đang triển khai. Ngoài ra, nguồn cung mới chỉ trông chờ vào một số dự án đấu giá đất nhỏ lẻ tại các quận, huyện.

Vì vậy, năm 2023, nguồn cung thị trường BĐS vẫn giảm, đạt khoảng 14.000 - 16.000 căn chung cư. Đối với phân khúc nhà ở gắn liền với đất, số lượng dự án mới sẽ rất ít, phần lớn chỉ có đất đấu giá.

Hiện nay, thị trường BĐS gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để phát triển. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, số lượng doanh nghiệp BĐS tuyên bố phá sản, giải thể hết năm 2022 tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước, ước lượng gần 1.200 doanh nghiệp. Nếu không giải quyết được khó khăn về nguồn vốn, sẽ có thêm số lượng lớn doanh nghiệp BĐS phải đóng cửa, phá sản, tạo rủi ro và nguy cơ đổ vỡ cho hệ thống ngân hàng thương mại. Hàng loạt doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhà máy, công xưởng của hơn 30 ngành nghề liên quan phải ngưng hoạt động, hàng triệu lao động thất nghiệp, làm gia tăng bất ổn xã hội...

Cần tập trung tháo gỡ pháp lý

Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết, giải pháp tháo gỡ nguồn vốn cho thị trường BĐS không phải là dùng tiền ngân sách để gỡ khó, mà là đưa ra các định hướng, cơ chế, chính sách phù hợp để khai thông thị trường, hỗ trợ nền kinh tế, hỗ trợ người lao động, người dân. Việc rà soát và tháo gỡ pháp lý hiện nay, nhất là cho BĐS sẽ là chìa khóa cho sự khôi phục của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tín dụng BĐS - hai kênh dẫn vốn quan trọng trong hệ thống vay của doanh nghiệp phát triển dự án.

Theo các chuyên gia, thị trường BĐS đang đối mặt với 4 khó khăn: nguồn cung hạn chế, nguồn vốn bị siết chặt, tình trạng tắc nghẽn pháp lý, quỹ đất phát triển dự án hạn chế, làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển dự án mới của các chủ đầu tư.

Theo đó, để cải thiện tình trạng thiếu hụt nguồn cung nhà ở, các chuyên gia kinh tế kiến nghị Chính phủ cần phải đẩy mạnh giải quyết các khó khăn về vướng mắc pháp lý, bổ sung quỹ đất mới và hỗ trợ về nguồn vốn cho thị trường. Trong đó, việc giải quyết vấn đề pháp lý cho dự án BĐS là yếu tố then chốt và cần đẩy nhanh lúc này để tạo điều kiện cho thị trường hồi phục sớm.

Bên cạnh đó, ông Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao Bộ phận Tư vấn đầu tư Savills Việt Nam cho rằng, Nhà nước cần tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp và hành lang pháp lý để dự án có thể thực hiện nhanh chóng. Việc này sẽ giúp giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp và tăng lợi ích cho người tiêu dùng. Hơn nữa, các doanh nghiệp nước ngoài mới tham gia thị trường chỉ được thực hiện dự án sau khi đóng tiền sử dụng đất và có giấy phép xây dựng. Do đó, với những doanh nghiệp này, thủ tục pháp lý là điều quan trọng nhất để xem xét trước khi đầu tư.

Về nguồn vốn tín dụng, các chuyên gia cũng cho rằng, cần sớm thúc đẩy việc triển khai gói tín dụng cho xây dựng dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân với lãi suất cho vay ưu đãi với chủ đầu tư, nhà đầu tư, để tăng cung về nhà ở xã hội, tạo giao dịch, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của các chủ thể liên quan trong hệ sinh thái BĐS.

Đồng thời, các cơ quan quản lý Nhà nước cần công khai cụ thể, minh bạch thông tin về quy hoạch, giao dịch BĐS; rà soát, phân loại các dự án theo tính chất dự án và tiến độ triển khai để tháo gỡ khó khăn cho thị trường; xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu để sớm tìm ra điểm cân bằng của cung cầu thể hiện ở giá cả BĐS, thông qua đó quản lý giá để phù hợp với sức mua của người dân.

Nhật Minh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load