(Xây dựng) - Hướng tới mục tiêu tiếp sức cho công cuộc đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, Tập đoàn GFS - đơn vị uy tín đã có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, cùng đơn vị chủ lực trong mũi nhọn R&D là Viện Công nghệ GFS quy tụ và hợp tác với nhiều nhà khoa học, các tổ chức hàng đầu trong nước và quốc tế.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm gian hàng của Tập đoàn GFS. |
GFS đã và đang sở hữu, tích hợp trên 40 phát minh, sáng chế trong lĩnh vực xây dựng, như: Nền móng, kết cấu, vật liệu và các giải pháp công nghệ tối ưu. Đây là năng lượng và sự đột phá sáng tạo của không chỉ riêng GFS, mà còn của cả cộng đồng doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị do GFS khởi xướng.
Đơn vị nhận thức vai trò của mình là một Tập đoàn kinh tế mạnh, tiên phong đề xuất và dẫn đầu chuỗi giá trị hội tụ đủ các hợp phần để xây dựng và phát triển một ngành sản xuất hàng loạt - ngành sản xuất cấu kiện bê tông tiền chế phục vụ các lĩnh vực xây dựng: hạ tầng, thủy lợi, giao thông, công trình nhà… Cụ thể cần kể đến như: Đầu tư các đơn đặt hàng quy mô vài triệu m2 hàng năm, kích hoạt chuỗi phản ứng lan tỏa kêu gọi các đối tác, các chủ đầu tư, các nhà cung cấp, nhà thầu, định chế tài chính… cùng tham gia.
Ông Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi trường thăm gian hàng của Tập đoàn GFS |
Khởi động mạnh mẽ việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản phẩm, coi khoa học và công nghệ là chìa khóa đi tới thành công. Trong giai đoạn đầu, sẽ chủ động đầu tư, cải tiến những Nhà máy bê tông đúc sẵn có sẵn trở thành Nhà máy sản xuất bê tông đúc sẵn thế hệ mới, giai đoạn sau sẽ đầu tư mở thêm các Nhà máy bê tông đúc sẵn ra khắp các vùng miền. Bên cạnh đó, tập hợp các nhà thầu danh tiếng cùng thực thi, hoàn thiện công nghệ trong quá trình thi công xây dựng dự án.
Ông Đặng Vũ Minh - Chủ tịch VUSTA thăm gian hàng của Tập đoàn GFS. |
Chưa hết, sự ủng hộ của hệ thống chính trị và các Bộ, ngành, Trung ương và địa phương, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước hướng tới chính sách và nguồn vốn hợp lý để đẩy mạnh Đề án xây nhà cho thuê.
Chính vì thế, Tập đoàn GFS, ở giai đoạn đầu trong quá trình hiện thực hóa mục tiêu trên, đã phối liên kết chặt chẽ với một số đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực xây dựng nhằm triển khai Đề án ứng dụng công nghệ cao để sản xuất cấu kiện tiền chế tiên tiến, phục vụ các dự án nhà ở quy mô lớn, đô thị, khu nhà cho công nhân các khu công nghiệp tập trung với giá thành cạnh tranh, là “bà đỡ” cho ngành Công nghiệp xây dựng sản xuất tiền chế hàng loạt lớn.
Các đại biểu thăm gian hàng của Tập đoàn GFS. |
Đơn vị mới đây cũng phối hợp trưng bày gian hàng giới thiệu các công nghệ và vật liệu tiên tiến vào xây dựng nhà tiền chế tại triển lãm thuộc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII nhiệm kỳ 2020 – 2025 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) chủ trì tổ chức. Sự kiện diễn ra tại Hà Nội, trong 2 ngày 24-25/12, vinh dự tiếp đón Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng với sự tham dự của gần 1.000 đại biểu gồm lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, các Bộ, ban, ngành và các nhà khoa học trong nước.
Theo kế hoạch, trong năm 2021, sẽ có trên 10 đơn vị đầu ngành, Tập đoàn và Tổng Công ty lớn tiếp tục tham gia, hợp sức mở rộng chuỗi kết nối này để tạo một cuộc cách mạng lớn trong công nghiệp xây dựng tại Việt Nam, mang lại ý nghĩa thiết thực, giải quyết những vấn đề “nóng” cho xã hội.
Đặc biệt, có thể kể đến đầu tiên đó là thực hiện công nghiệp hóa xây dựng, giảm tối đa công tác thủ công tại công trường, khắc phục được những nhược điểm của phương pháp xây dựng bằng công nghệ truyền thống (chi phí xây dựng cao, hao tốn nhân công lao động, thời gian thi công dài, ô nhiễm môi trường…). Bên cạnh đó, tiến hành giải quyết được nhu cầu bức thiết về nhà ở xã hội với giá thành hợp lý.
Xây dựng chuỗi nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn thế hệ mới cung cấp cho các dự án xây dựng từ dân dụng, giao thông, thủy lợi, năng lượng và môi trường trên toàn quốc.
Vật liệu đầu vào có sử dụng thành phần tro xỉ nhiệt điện ở tỷ lệ tối đa giúp tăng sản lượng tiêu thụ tro bay cho việc đúc các cấu kiện lớn hơn sản lượng tro bay do các nhà máy nhiệt điện thải ra. Từ đó, giảm thiểu được những ảnh hưởng tới môi trường do tro, xỉ thải phát sinh trong quá trình sản xuất của các nhà máy nhiệt điện than, góp phần đạt được mục tiêu đề ra tại Quyết định 452/QĐ-TTg cả về tổng lượng tiêu thụ và cơ cấu tiêu thụ cho các lĩnh vực. Cuối cùng, cần thay đổi dần tư duy từ sở hữu nhà (mua nhà) sang thuê nhà.
Qua những nỗ lực cụ thể nêu trên cùng với lộ trình triển khai cụ thể, có thể thấy rõ sự quyết tâm và định hướng tập trung Tập đoàn GFS khi đứng ra tổ chức thực hiện các bước đầu của dự án. Khi đã hoàn thiện mô hình, đủ điều kiện sản xuất công nghiệp sẽ kết nối các tổ chức tiềm năng khác cùng tham gia hợp tác trên cơ sở tận dụng thế mạnh của nhau và chia sẽ lợi ích, cùng nhau phát triển bền vững.
Các đại biểu thăm gian hàng của Tập đoàn GFS. |
Tập đoàn GFS, tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước (Công ty Quan hệ quốc tế Đầu tư sản xuất – Cienco8) thuộc Bộ Giao thông Vận tải được cổ phần hóa năm 2005. Sau 24 năm hoạt động, Tập đoàn GFS hiện là một trong những Tập đoàn kinh tế đầu tư đa ngành hiệu quả tại Việt Nam với 03 lĩnh vực đầu tư mũi nhọn: Bất động sản; Khoa học - Công nghệ; Nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao. GFS đã lựa chọn sứ mệnh “Sáng tạo không ngừng để gia tăng giá trị cho xã hội và cộng đồng”, GFS đã và đang theo đuổi sứ mệnh đó trong suốt chặng đường phát triển kể từ năm 1997, tạo dựng được nền tài chính vững chắc, đóng góp hàng ngàn tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước và tạo công ăn việc làm cho hàng chục nghìn lao động. Các doanh nghiệp thành viên đã vinh dự nhận nhiều danh vị cao quý, Huân chương Lao động của Chủ tịch nước, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, bằng khen của Bộ Giao thông Vận tải, UBND Thành phố Hà Nội… Những công nghệ xanh, tiết kiệm nhiên liệu được GFS đặc biệt chú trọng ứng dụng trong các dự án của Tập đoàn nhằm đóng góp vào nỗ lực xây dựng môi trường phát triển bền vững tại Việt Nam và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Viện Công nghệ GFS là tổ chức khoa học và công nghệ được thành lập theo Quyết định số 70/QĐ –LHHVN của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam ngày 22/01/2015. Giấy đăng ký hoạt động Khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp lần 1 ngày 11/02/2015; cấp lần 2 ngày 06/01/2016. Viện được thành lập với những mục tiêu chính gồm: Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và đầu tư phát triển các dự án ứng dụng công nghệ.
Đội ngũ nghiên cứu của Viện đã dành nhiều năm tâm huyết cho khoa học – công nghệ và nông nghiệp hữu cơ; không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu, chọn lọc các công nghệ tiên tiến trên thế giới để đưa ra giải pháp chuyển giao, ứng dụng hiệu quả tại Việt Nam. Viện Công nghệ GFS cũng đồng thời chọn lọc những công nghệ ứng dụng hiệu quả vào những những vấn đề “nóng” của Việt Nam như: Nông nghiệp hữu cơ, môi trường và chống biến đổi khí hậu, năng lượng hoàn nguyên…
Ban Truyền thông và Thương hiệu – Tập đoàn GFS Trụ sở chính: 508 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội Văn phòng: Tầng 16 VCCI Tower, số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội Điện thoại: 38533410 (Ext: 118) Website: //gfs.luisala.com/ Email: [email protected] |
Huyền Oanh
Theo