Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 05/09/2024 09:49 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Tăng trưởng tín dụng ở Thành phố Hồ Chí Minh chưa phục hồi như kỳ vọng

11:28 | 03/09/2024

Tính đến cuối tháng 8/2024, dư nợ tín dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ước tăng 4,5% so với cuối năm 2023, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng chung của cả nước là 6,63%.

Tăng trưởng tín dụng ở Thành phố Hồ Chí Minh chưa phục hồi như kỳ vọng
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+)

Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng cao hơn dự báo và mặt bằng lãi suất cho vay vẫn ở mức khá thấp, tín dụng ở Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa phục hồi như kỳ vọng. Thậm chí, tăng trưởng tín dụng trên địa bàn thời gian gần đây có xu hướng thấp hơn mặt bằng chung của cả nước.

Theo số liệu của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến cuối tháng 8/2024, dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố ước tăng 4,5% so với cuối năm 2023 và tăng 11,4% so với cùng kỳ. Con số này thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng chung của cả nước là 6,63% (thống kê đến ngày 26/8).

Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng tín dụng trên địa bàn có xu hướng chậm lại trong thời gian gần đây, khi tín dụng tháng Sáu tăng 4% nhưng qua tháng 7 chỉ tăng 3,9% và đến tháng 8/2024 bật tăng lên 4,5% so với cuối năm 2023.

Tăng trưởng tín dụng chậm trong bối cảnh lãi suất cho vay giảm. Thống kê cho thấy hết tháng Tám, lãi suất cho vay bằng VND thấp hơn 0,9-1 điểm % đối với các kỳ ngắn hạn so với cuối năm ngoái, bất chấp lãi suất huy động đang nhích lên.

Với những dữ liệu trên, Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh nhận định khả năng hấp thụ vốn của kinh tế thành phố vẫn chưa cải thiện nhiều. Mục tiêu tín dụng tăng trưởng cả năm là 15% sẽ gặp nhiều thách thức nếu không có giải pháp tháo gỡ.

Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, diễn biến tăng trưởng tín dụng trên địa bàn thời gian qua phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh và nhu cầu vốn của các doanh nghiệp thành phố.

Trên thực tế, sự suy giảm của cầu tín dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong 8 tháng năm 2024 là một biểu hiện tất yếu khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, thách thức.

Sản xuất công nghiệp 8 tháng năm 2024 mặc dù tăng 6,2%, mức tăng cao nhất từ đầu năm tới nay và gần bằng mức tăng cùng kỳ trước dịch COVID-19. Tuy nhiên, theo dữ liệu của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, tốc độ phục hồi ngành vẫn còn khá chậm, từ tháng Tư, chỉ số công nghiệp trung bình tăng thêm 0,3 điểm phần trăm so với tháng trước.

Công nghiệp còn nhiều khó khăn khi còn 8/30 ngành cấp II có chỉ số sản xuất giảm; chế biến, chế tạo là trụ cột của ngành công nghiệp nhưng tăng thấp hơn toàn ngành; lao động vẫn còn giảm 3,8%. Mặc dù có nhiều đơn hàng hơn nhưng chi phí đầu vào tăng nhanh khiến biên lợi nhuận của nhiều ngành bị co hẹp.

Bên cạnh đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 8 tháng năm 2024 ghi nhận tăng tới 10,3% so với cùng kỳ, song doanh thu sau khi trừ chỉ số giá lại tăng không đáng kể. Trong khi đó, môi trường kinh doanh trong nước chưa được cải thiện, cứ 10 doanh nghiệp tham gia, có 6 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường…

Tăng trưởng tín dụng ở Thành phố Hồ Chí Minh chưa phục hồi như kỳ vọng
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+)

Đặc biệt, giải ngân đầu tư công vẫn còn ở mức thấp, dù thành phố quyết liệt đẩy mạnh thực hiện ngay từ đầu năm. Tính đến hết ngày 23/8, giải ngân đầu tư công trên địa bàn mới đạt 17,6% so với kế hoạch vốn năm 2024, giảm 30,4% so với cùng kỳ.

Báo cáo gần đây của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Cục Thống kê thành phố cũng cho thấy đầu tư của các doanh nghiệp nội địa trên địa bàn vẫn còn phục hồi chậm tương đối so với cả nước.

Nguyên nhân là do nhu cầu thị trường vẫn chưa tăng trưởng mạnh và đối mặt với nhiều rủi ro. Tiêu dùng trong nước đang phục hồi chậm, trong khi các doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng được cơ hội đến từ sự phục hồi của thị trường xuất khẩu. Điều này kết hợp với môi trường kinh tế vĩ mô còn nhiều rủi ro và bất định khiến các doanh nghiệp nội trì hoãn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, tình hình nợ xấu có xu hướng gia tăng khiến các ngân hàng khắt khe hơn với các tiêu chuẩn cho vay nhằm bảo toàn thanh khoản phòng ngừa cho các biến cố trong hệ thống. Các doanh nghiệp nội địa vừa và nhỏ không có nhiều tài sản cầm cố giá trị sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp.

"Tình hình của các doanh nghiệp quốc nội trên địa bàn thành phố là điều cần phải chú ý hơn trong nửa cuối năm 2024. Tăng trưởng đầu tư trên địa bàn thành phố đang có xu hướng thấp hơn mặt bằng chung cả nước. Trong bối cảnh nợ xấu chưa có dấu hiệu giảm đi và mặt bằng lãi suất cho vay đang tăng lên, các doanh nghiệp nội địa có khả năng sẽ gặp nhiều khó khăn. Đây là điểm nóng mà Thành phố Hồ Chí Minh cần phải tập trung theo dõi," báo cáo lưu ý.

Các chuyên gia cho rằng Thành phố Hồ Chí Minh cần phải tập trung nguồn lực để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp quốc nội nhằm thúc đẩy đầu tư tư nhân. Trong bối cảnh nợ xấu gia tăng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có nhiều tài sản cầm cố giá trị sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng để duy trì và đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

Trong khuôn khổ chức năng của mình, Thành phố Hồ Chí Minh cần phải tìm ra những giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được tín dụng. Thành phố tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để giảm thiểu thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp trong việc đăng ký đầu tư, sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản…

Theo Hứa Chung (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Gỡ vướng các chương trình, dự án trọng điểm ngành Năng lượng

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương liên quan tập trung giải quyết dứt điểm các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các chương trình, dự án trọng điểm ngành Năng lượng.

  • Yên Bái: Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt gần 86%

    (Xây dựng) – Nhờ làm tốt công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng hạ tầng, đến nay tỉnh Yên Bái đã thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp với tỷ lệ lấp đầy đạt 85,79%.

  • Hậu Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

    (Xây dựng) – Tỉnh ủy Hậu Giang vừa ban hành Chương trình số 274-CTr/TU triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu phát triển đến năm 2030: Hậu Giang trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ; có các vùng động lực về kinh tế, công nghiệp, đô thị hiện đại; các giá trị văn hóa, lịch sử được bảo tồn và phát huy; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; người dân có cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc.

  • Sắp diễn ra Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

    (Xây dựng) – Ngày 6/9 tới đây, Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ được tổ chức tại thành phố Cần Thơ theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến do Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng chủ trì.

  • Đủ năng lực xanh giúp doanh nghiệp tự tin xuất khẩu vào Liên minh châu Âu

    (Xây dựng) - Nắm bắt và hiểu biết rõ các quy định mới của Liên minh châu Âu (EU) như: Quy định giảm mất rừng và suy thoái rừng (EUDR); Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) là việc vô cùng cần thiết. Từ đó, doanh nghiệp có kế hoạch, biện pháp và lộ trình điều chỉnh các hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu, tự tin xuất khẩu trong bối cảnh mới.

  • Cơ sở xác định mức ký quỹ cho dự án đầu tư

    (Xây dựng) - Dự án A có tổng vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng thuộc trường hợp phải ký quỹ thực hiện dự án. Sau 12 tháng kể từ khi có Quyết định chủ trương đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản yêu cầu nhà đầu tư thực hiện thủ tục ký quỹ theo quy định.

Xem thêm
  • Quy mô đầu tư dự án không thống nhất, xử lý thế nào?

    (Xây dựng) - Trường hợp quy mô đầu tư của dự án tại quyết định đầu tư khác với quy mô đầu tư của dự án tại quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, đề nghị thực hiện điều chỉnh để bảo đảm quy mô đầu tư tại quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư thống nhất với nhau.

    15:01 | 04/09/2024
  • Hà Tĩnh: Điều chỉnh chủ trương đầu tư của dự án Nhà máy thủy điện Hương Sơn

    (Xây dựng) - Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh vừa có Quyết định số 186/QĐ-KKT, về chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của dự án Nhà máy thủy điện Hương Sơn, đã được Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận điều chỉnh tại Quyết định số 01/QĐ-KKT ngày 02/01/2024.

    14:54 | 04/09/2024
  • Quảng Nam: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt 30%

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Nam Hưng vừa có Báo cáo số 182 về tình hình thực hiện, kết quả giải ngân vốn đầu tư công kỳ tháng 8 năm 2024.

    11:15 | 04/09/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh: 8 tháng giải ngân gần 14.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

    (Xây dựng) – Theo báo cáo của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến ngày 23/8/2024, tổng số vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước đã giải ngân là gần 14.000 tỷ đồng, đạt 17,6% so với kế hoạch vốn năm 2024.

    11:08 | 04/09/2024
  • Thúc đẩy kinh tế cửa khẩu phía bắc phát triển

    Các tỉnh biên giới phía bắc hiện có 8 khu kinh tế cửa khẩu được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập. Từ nguồn ngân sách và các nguồn vốn huy động, nhiều năm qua, các tỉnh đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, vận hành nền tảng cửa khẩu số giúp giảm chi phí, thời gian thông quan. Nhờ đó, khu vực cửa khẩu ngày càng trở thành vùng kinh tế động lực, bảo đảm an ninh quốc phòng.

    10:29 | 04/09/2024
  • Phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, bảo đảm giữ vững cân đối ngân sách Nhà nước

    (Xây dựng) - Ngày 2/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 85/CĐ-TTg về điều hành dự toán ngân sách Nhà nước, gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

    09:52 | 04/09/2024
  • Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn tích cực

    Trước thềm Hội nghị “UOB Gateway to ASEAN” sẽ diễn ra tại TP Hồ Chí Minh ngày 6/9, ông Suan Teck Kin, Giám đốc Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Tập đoàn UOB (Singapore) dự báo: Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024 vẫn tích cực, với tốc độ tăng trưởng GDP dự báo 6% hoặc cao hơn.

    07:52 | 04/09/2024
  • Quảng Trị: Giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 50% kế hoạch

    (Xây dựng) – Trong 8 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Quảng Trị trên 1.017 tỷ đồng, đạt 50,6% kế hoạch và đạt 43,2% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

    21:19 | 03/09/2024
  • Kim ngạch xuất khẩu Hà Nội tăng 13,1%

    Trong 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội đạt 12,4 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.

    14:39 | 03/09/2024
  • Nam Định: Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Trạm biến áp hơn 700 tỷ đồng

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Nam Định chấp thuận Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia là nhà đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Nam Định 2 và đường dây đấu nối, tỉnh Nam Định với tổng vốn đầu tư 729,643 tỷ đồng.

    09:12 | 03/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load