Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ ba 24/09/2024 09:13 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Tăng hiệu quả ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong lĩnh vực đường bộ

08:24 | 24/09/2024

(Xây dựng) - Bộ Giao thông vận tải đang dự thảo Thông tư quy định về công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ.

Tăng hiệu quả ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong lĩnh vực đường bộ
Triển khai thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ. (Ảnh: Việt Hoan)

Tại dự thảo, Bộ Giao thông vận tải đề xuất quy định thành lập Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ Giao thông vận tải.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự của Bộ để giúp Bộ trưởng thực hiện công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi quản lý.

Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự của Bộ gồm: Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tại Cơ quan Bộ Giao thông vận tải, Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự của Cục Đường bộ Việt Nam và Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự các Khu Quản lý đường bộ.

Theo dự thảo, căn cứ vào dự báo, cảnh báo loại hình thiên tai, cấp độ rủi ro thiên tai, diễn biến thiên tai, các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Cục Đường bộ Việt Nam (đối với hệ thống quốc lộ), Sở Giao thông vận tải (đối với đoạn tuyến quốc lộ được giao quản lý), UBND cấp tỉnh (đối với hệ thống đường địa phương, công trình hoặc dự án đường bộ đầu tư theo phương thức đối tác công tư trên hệ thống quốc lộ mà UBND cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền) chỉ đạo, chỉ huy triển khai thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự của ngành Đường bộ phải thường trực 24/24 giờ

Dự thảo nêu rõ, các Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự của ngành Đường bộ phải thường trực 24/24 giờ để theo dõi sát diễn biến tình hình sự cố, thiên tai; căn cứ vào mức độ nguy hiểm, ảnh hưởng của thiên tai, điều kiện địa hình và tình hình thực tế để lựa chọn, áp dụng các biện pháp ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phù hợp, kịp thời; trực tiếp chỉ đạo hoặc tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, chỉ đạo, điều hành bộ máy của mình thực hiện giải pháp ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đề ra.

Bên cạnh đó, theo dự thảo, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ phải hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai được giao trước mùa mưa, bão.

Căn cứ vào dự báo, cảnh báo, cấp độ rủi ro thiên tai, diễn biến thiên tai, sự chỉ đạo, chỉ huy của Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ Giao thông vận tải và Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự Cục Đường bộ Việt Nam, các Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự Khu Quản lý đường bộ, Ban chỉ huy phòng thủ dân sự Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, có trách nhiệm sau đây:

Quyết định lựa chọn phương án, biện pháp và tổ chức thực hiện ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phù hợp với diễn biến thiên tai và điều kiện thực tế của địa bàn; trường hợp vượt quá khả năng, phải báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam (đối với hệ thống quốc lộ) và UBND cấp tỉnh (đối với đường địa phương) để phối hợp chỉ đạo ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Phối hợp với Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương chủ động tổ chức công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn.

Tổng hợp và báo cáo kịp thời tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo.

Cứu người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của nhân dân

Dự thảo nêu rõ, khi thiên tai xảy ra, các cơ quan quản lý đường bộ, Ban Quản lý dự án, doanh nghiệp quản lý, khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng đường bộ và nhà thầu thực hiện bảo trì đường bộ, theo phạm vi trách nhiệm, nhiệm vụ được giao phải thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đề ra, bảo đảm các yêu cầu sau:

Cứu người, bảo vệ tài sản của nhà nước, của nhân dân.

Gia cố, sửa chữa ngay tại chỗ các vị trí, khu vực công trình xảy ra sự cố để làm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra đối với kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trường hợp sự cố xảy ra ngoài khả năng của đơn vị mình thì phải báo cáo, đề xuất ngay lên các cơ quan có thẩm quyền để được sự hỗ trợ cần thiết.

Khi thấy nguy cơ có thể xảy ra sạt lở đường bộ, đất, đá, lũ quét gây nguy hiểm cho người và phương tiện giao thông đường bộ cần triển khai việc hạn chế, phân luồng phương tiện hoặc cấm phương tiện qua lại.

Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm, tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất, đá do mưa, lũ hoặc dòng chảy.

Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Phối hợp với Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự của địa phương trong việc thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng.

Phối hợp bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu vực xảy ra sự cố, thiên tai.

Chấp hành chỉ đạo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai.

Dừng việc ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi thấy tình hình nguy hiểm có thể xảy ra với người và phương tiện, thiết bị thực hiện nhiệm vụ ứng phó thiên tai; đồng thời chỉ huy phong tỏa khu vực để bảo đảm an toàn.

Dự thảo nêu rõ, các cơ quan có thẩm quyền, nhà thầu thực hiện bảo trì đường bộ khi điều động lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị dự phòng được giao quản lý để ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phải lập đầy đủ các thủ tục điều động, chứng từ giao nhận vật tư theo quy định của pháp luật để làm căn cứ cho việc thanh toán và hoàn trả.

Trường hợp đã điều động nhân lực, phương tiện, trang thiết bị, vật tư dự phòng đến hiện trường để ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nhưng sự cố không xảy ra thì lập biên bản tại chỗ và mời đại diện cơ quan quản lý đường bộ, Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự cấp huyện hoặc UBND cấp huyện nơi có hiện trường, tham gia xác nhận biên bản làm cơ sở cho việc thanh toán. Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm xem xét, thẩm định và thanh toán hoặc đề nghị thanh toán cho đơn vị theo quy định.

Luật Phòng thủ dân sự số 18/2023/QH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024 đã sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 60/2020/QH14.

Theo đó, đã thay thế cụm từ "Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn" bằng cụm từ "Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự" tại một số điều khoản của Luật này.

Ngọc Linh

Theo

Xem thêm
  • Đến bao giờ, người dân không còn bất an khi lưu thông qua đèo An Khê?

    (Xây dựng) – Đã hơn 3 năm kể từ khi Đèo An Khê thuộc tuyến Quốc lộ 19 nối tỉnh Bình Định và Gia Lai được triển khai thi công mở rộng, những tưởng người dân sẽ an tâm hơn khi đoạn đèo này được triển khai nâng cấp, giảm thiểu được tình trạng tai nạn giao thông. Vậy nhưng, đã nhiều năm trôi qua, đây vẫn là “đoạn đường đau khổ” đối với người tham gia giao thông khi qua khu vực này.

    23:00 | 23/09/2024
  • Hà Nội: Điều chỉnh phương án tổ chức giao thông trên đường Âu Cơ và Xuân Diệu

    (Xây dựng) - Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa ban hành Thông báo về việc tổ chức giao thông trên tuyến đường Âu Cơ và Xuân Diệu (quận Tây Hồ) để thông xe dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên.

    22:30 | 23/09/2024
  • Thường Xuân (Thanh Hóa): Cầu Bến Nhạ bị gãy đứt do mưa lớn

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), do mưa lớn, cầu Bến Nhạ, xã Tân Thành bị gãy đứt trôi một đoạn và một số công trình giao thông, điện, hạ tầng khác bị thiệt hại do mưa lớn.

    20:05 | 23/09/2024
  • Bình Dương khánh thành tuyến đường hơn 5.200 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Sáng 23/9, tỉnh Bình Dương đã tổ chức khánh thành tuyến đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng có tổng vốn đầu tư hơn 5.200 tỷ đồng.

    15:52 | 23/09/2024
  • Thành phố Hồ chí Minh: Thay thế gần 2.800 cây xanh hư hại

    (Xây dựng) – Theo báo cáo của Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết: Trước mùa mưa bão, Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật đã xây dựng kế hoạch và tiến hành cắt tỉa các cành nhánh để đảm bảo an toàn; bên cạnh đó cũng thường xuyên rà soát các cây xanh có cành nhánh phát triển mạnh, các cành sam mục, nguy cơ gãy nhánh, xử lý nhánh khô, hạ thấp chiều cao cây và rà soát xử lý cây xanh mất an toàn hoặc có nguy cơ mất an toàn trên địa bàn phân cấp quản lý.

    15:49 | 23/09/2024
  • Bình Dương: Khánh thành cầu Bạch Đằng 2

    (Xây dựng) - Sáng 23/9, UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức lễ khánh thành dự án 2 - Xây dựng cầu bắc qua sông Đồng Nai (cầu Bạch Đằng 2) với tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng.

    15:31 | 23/09/2024
  • Thừa Thiên – Huế: Đầu tư 29 tỷ đồng xây dựng cầu chữ Y bắc qua ngã ba sông Hương và An Cựu

    (Xây dựng) - Ngày 23/9, HĐND thành phố Huế, vừa thống nhất bổ sung vào danh mục điều chỉnh tổng thể kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 dự án xây dựng cầu đi bộ kết hợp tuyến xe đạp qua sông An Cựu (cầu chữ Y).

    11:41 | 23/09/2024
  • Hà Nội: “Sống mòn” trên dự án mở rộng đường Nguyễn Hoàng Tôn

    (Xây dựng) - Dự án mở rộng đường Nguyễn Hoàng Tôn, từ Quận ủy Tây Hồ tới đường Phạm Văn Đồng đã được phê duyệt nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, hứa hẹn sẽ góp phần giải quyết ùn tắc giao thông cho các khu đô thị quận Tây Hồ. Thế nhưng, tới nay, đã 15 năm trôi qua, dự án vẫn chưa được triển khai, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống người dân.

    10:05 | 22/09/2024
  • Nam Định: Đưa bến phà Ninh Mỹ đi vào hoạt động từ ngày 22/9

    (Xây dựng) - Bến phà Ninh Mỹ kết nối giữa xã Nghĩa Lạc (huyện Nghĩa Hưng) và xã Hải Giang (huyện Hải Hậu), sau khi đi vào hoạt động sẽ đảm bảo giao thông qua lại trên tuyến đường tỉnh 488C.

    08:40 | 22/09/2024
  • Thái Nguyên: Cơ bản khắc phục xong sạt lở trên đường Hồ Chí Minh qua huyện Định Hóa

    (Xây dựng) - Chiều 20/9, đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện Định Hóa (Thái Nguyên) bị sạt lở do mưa bão đã được khắc phục, cơ bản thông tuyến. Đơn vị thi công phấn đấu trong ngày 22/9 sẽ hoàn thiện mặt đường, đảm bảo giao thông bình thường.

    21:38 | 21/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load