Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 12/10/2024 23:44 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về cấp thoát nước và chống ngập úng đô thị theo hướng bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu

21:01 | 29/12/2020

(Xây dựng) – Đây là nội dung chính buổi Hội thảo diễn ra vào sáng 29/12, tại thành phố Đà Nẵng do Bộ Xây dựng và Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) phối hợp tổ chức. PGS.TS. Mai Thị Liên Hương - Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật Bộ Xây dựng chủ trì Hội thảo.

tang cuong cong tac quan ly nha nuoc ve cap thoat nuoc va chong ngap ung do thi theo huong ben vung va thich ung voi bien doi khi hau
PGS.TS. Mai Thị Liên Hương - Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật Bộ Xây dựng phát biểu khai mạc Hội thảo.

Thay mặt lãnh đạo Bộ Xây dựng phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Mai Thị Liên Hương cho biết: Hiện nay, cả nước có khoảng 750 nhà máy nước sạch đô thị với tổng công suất cấp nước đạt khoảng 10,6 triệu m3/ngđ (tăng 3,2 triệu m3/ngđ so với năm 2015); tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt khoảng 90% (tăng 8,5% so với năm 2015); tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch còn 18% (giảm 7% so với năm 2015); Về thoát nước và xử lý nước thải: Cả nước có khoảng 63 nhà máy xử lý nước thải tập trung tại các đô thị từ loại IV trở lên đang vận hành với tổng công suất xử lý theo thiết kế khoảng 1.334.130 m3/ngđ (tăng khoảng 33 nhà máy và hơn 500.000 m3/ngđ công suất xử lý so với năm 2015).

Tuy đã đạt được những thành tựu đáng kể về đầu tư phát triển hạ tầng cấp thoát nước so với các giai đoạn trước đây ở các địa phương cũng như trên toàn quốc, nhưng lĩnh vực này vẫn còn không ít những tồn tại, hạn chế: Các văn bản quy định về quản lý, vận hành, khai thác hệ thống cấp thoát nước có tính pháp lý chưa cao, mới dừng ở mức nghị định; việc tổ chức thực hiện ở các địa phương còn thiếu đồng bộ; việc lồng ghép nội dung về thích ứng biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến lĩnh vực cấp thoát nước chưa đáp ứng được yêu cầu so với diễn biến ngày càng khó lường của biến đổi khí hậu, nước biển dâng; Các quy hoạch chuyên ngành cấp thoát nước hiện không còn nằm trong hệ thống quy hoạch, việc lập các quy hoạch này chỉ quy định đối với thành phố trực thuộc Trung ương, đây cũng là những khó khăn ban đầu trong công tác quản lý cũng như triển khai các dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật; Việc quản lý, đầu tư phát triển hệ thống cấp thoát nước cũng còn nhiều hạn chế: an ninh, an toàn về nguồn nước, chất lượng nước, tính liên tục trong cấp nước… chưa đảm bảo; một số sự cố cấp nước chưa được kiểm soát, xử lý kịp thời; ở nhiều nơi, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Nam Trung bộ, người dân còn thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô hạn, xâm nhập mặn; tình trạng ngập úng đô thị thường xuyên xảy ra, kể cả đối với đô thị miền núi; cao độ nền xây dựng đô thị chưa được quản lý chặt chẽ; mạng lưới thoát nước chủ yếu vẫn là thoát nước chung cho nước mưa và nước thải; tỷ lệ đấu nối, thu gom và xử lý nước thải đô thị rất thấp, gây ô nhiễm môi trường…

Để giải quyết những vấn đề nêu trên, trong công tác quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực, Bộ Xây dựng đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 28/8/2020 về Tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục; trình phê duyệt Đề án An ninh kinh tế trong lĩnh vực cấp nước, thoát nước và xử lý chất thải rắn; và đang nghiên cứu, hoàn thiện Đề án tăng cường quản lý Nhà nước về cấp nước khi thực hiện chủ trương xã hội hóa. Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật trong lĩnh vực cấp thoát nước, Bộ Xây dựng sẽ nghiên cứu xây dựng Luật Quản lý cấp nước sạch; và sửa đổi, bổ sung Nghị định số 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải.

PGS.TS. Mai Thị Liên Hương bày tỏ mong muốn, các đại biểu tham dự Hội thảo sẽ chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận cũng như phát biểu ý kiến về thực tiễn thi hành chính sách pháp luật trong lĩnh vực cấp thoát nước hiện hành, trên cơ sở đó sẽ giúp Bộ Xây dựng tiếp thu, hoàn thiện chính sách pháp luật trong lĩnh vực cấp thoát nước trong thời gian tới.

tang cuong cong tac quan ly nha nuoc ve cap thoat nuoc va chong ngap ung do thi theo huong ben vung va thich ung voi bien doi khi hau
Toàn cảnh Hội thảo.

Đại diện Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) cho biết: Trong năm vừa qua, Bộ Xây dựng và GIZ đã xuất bản sổ tay hướng dẫn áp dụng mô hình thoát nước mưa đô thị theo hướng bền vững tại Việt Nam, hướng dẫn lập quy hoạch thoát nước thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hội thảo lần này nằm trong số các hoạt động lớn cuối cùng của Chương trình thoát nước và Chống ngập đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu (Chương trình FPP). Nhưng sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa Bộ Xây dựng, GIZ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long vẫn được tăng cường hơn nữa thông qua Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện từ năm 2021 đến năm 2025. Mục tiêu chương trình là tăng cường quy hoạch vùng và đầu tư thích ứng với biến đổi khí hậu vì sự phát triển kinh tế bền vững, thân thiện với môi trường của Đồng bằng sông Cửu Long.

Một trong số các phương thức tiếp cận của GIZ khi thực hiện chương trình là tạo sự kết nối chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương, để những điều chỉnh về chính sách ở cấp Trung ương là cơ sở để các tỉnh xây dựng các quy định, hướng dẫn thực hiện, thể chế hóa, thực hiện thí điểm ở cấp địa phương và ngược lại, những kinh nghiệm thực tế và yêu cầu của tỉnh về chính sách được chuyển tới cấp trung ương, vận động, hỗ trợ những thay đổi và điều chỉnh về chính sách.

Trong khuôn khổ Hội thảo, các đại biểu đến từ các tỉnh An Giang, Kiên Giang và Cà Mau… đã có những chia sẻ sâu hơn về một số nội dung Chương trình FPP hỗ trợ như áp dụng mô hình thoát nước mưa đô thị theo hướng bền vững, lập quy hoạch thoát nước và chống ngập đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu, lộ trình giá dịch vụ thoát nước.

Thành Luân

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bài 3: Tín hiệu vui

    (Xây dựng) - Trước tiềm năng đang được “đánh thức”, nhiều ý kiến của lãnh đạo nhằm xúc tuyến thực hiện dự án giao thông trọng điểm để phát triển Cà Mau. Hiện các dự án đang được thực hiện, một tín hiệu vui miền cuối đất.

  • Bài 2: Đánh thức tiềm năng

    (Xây dựng) - Hiện nay, ngoài việc thực hiện các dự án, tỉnh đang gấp gúp hoàn thiện hồ sơ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm. Tại các hội nghị giao ban, công tác hoàn thành hồ sơ, tiến độ của dự án được đặt lên hàng đầu…

  • Bài 1: Các “điểm nghẽn” cần tháo gỡ

    (Xây dựng) - Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã có văn bản chỉ đạo về việc tập trung phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của Trung ương để tiếp tục triển khai thực thiện các nội dung kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, tỉnh sẽ tập trung đầu tư xây dựng các dự án giao thông trọng điểm như: Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Cà Mau, cảng biển Hòn Khoai; Nâng cấp, mở rộng tuyến đường Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh từ thành phố Cà Mau đến Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Các dự trên hoàn thành tạo một viễn cảnh mới ở miền cuối đất.

  • Yên Bái: Đón nhận, truy điệu và an táng 2 hài cốt liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

    (Xây dựng) - Ngày 11/10, tại Nghĩa trang liệt sỹ huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể xã Y Can và xã Cường Thịnh (huyện Trấn Yên) đã tổ chức trọng thể Lễ đón nhận, truy điệu và an táng 2 hài cốt liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là liệt sỹ Phan Văn Ngó (xã Y Can) và liệt sỹ Nguyễn Văn Bình (xã Cường Thịnh).

  • Đông Anh (Hà Nội): Gắn biển công trình vườn hoa, tuyến đường văn minh đô thị Khu dân cư Thăng Long

    (Xây dựng) – Mới đây, Hội Nông dân huyện Đông Anh, Hội Nông dân xã Hải Bối tổ chức bàn giao, gắn biển công trình vườn hoa, tuyến đường văn minh đô thị trên địa bàn Khu dân cư Thăng Long.

  • Bài 7: Công tác quản lý trật tự xây dựng với những chuyển biến tích cực

    (Xây dựng) - Suốt chặng đường hình thành và phát triển, công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và cũng đạt được những thành tích đáng ghi nhận. Từ đó, góp phần hình thành nhiều khu đô thị có quy mô lớn, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, diện mạo đô thị và nông thôn Thủ đô ngày càng khang trang, hiện đại.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load