Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 28/10/2024 15:17 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Tầm quan trọng của tuyến đường 769 nối Dầu Giây - sân bay Long Thành

14:25 | 26/10/2024

(Xây dựng) - Đường ĐT 769 dài 30km bên “nách” sân bay Long Thành, đi qua 2 huyện Long Thành và Thống Nhất của tỉnh Đồng Nai hiện đang được lên kế hoạch nâng cấp, mở rộng với tổng vốn 6.200 tỷ đồng. Đây là trục đường quan trọng nối vùng sân bay Long Thành với ngã tư Dầu Giây, kết nối Tây Nguyên và Bắc, Nam.

Tầm quan trọng của tuyến đường 769 nối Dầu Giây - sân bay Long Thành
Một đoạn tuyến ĐT 769 hiện tại đi qua huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. (Ảnh: Nguyên Dũng)

Một trong những tuyến chính vùng vệ tinh sân bay

Ngày 25/10, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Nai cho biết, vừa kiến nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét thẩm định trình UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nâng cấp mở rộng đường ĐT 769.

Theo hồ sơ, đường ĐT 769 dài gần 30km, đi qua các huyện Thống Nhất và Long Thành. Điểm đầu tuyến đường là tại ngã tư Dầu Giây, giao với Quốc lộ 1 và Quốc lộ 20, huyện Thống Nhất; điểm cuối giao với Quốc lộ 51 tại ngã tư Lộc An, huyện Long Thành.

Dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT 769 dự kiến có tổng mức đầu tư là hơn 6.200 tỷ đồng, trong đó riêng phần chi phí để xây dựng là hơn 2.200 tỷ đồng. Đây là dự án nằm trong danh mục các dự án trọng điểm của tỉnh Đồng Nai.

UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, dự án nâng cấp mở rộng đường ĐT 769 nằm trong chiến lược, mục tiêu từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh. Việc đầu tư cho dự án cũng để tăng cường khả năng lưu thông giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các tỉnh Tây Nguyên, kết nối với sân bay Long Thành.

Đường ĐT 769 hiện đang là một trong những tuyến đường chính phục vụ vận chuyển, đi lại từ Quốc lộ 51 để vào công trường dự án sân bay Long Thành đồng thời là tuyến trọng yếu ở khu vực hai huyện Long Thành và Thống Nhất. Tuy nhiên, sau nhiều lần sửa chữa, hiện tuyến đường vẫn đang nhỏ hẹp, trong khi nhu cầu giao thông tại đây ngày càng tăng cao.

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Nai, nguồn vốn thực hiện dự án được tỉnh dự kiến sử dụng từ nguồn đấu giá đất “vàng” ngay trên địa bàn. Hiện, đề án khai thác đấu giá các khu đất lợi thế trên tuyến để lấy vốn tái đầu tư hạ tầng đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt.

Theo kế hoạch, dự án nâng cấp mở rộng đường ĐT 769 dự kiến sẽ được phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi trong năm 2024, sau đó sẽ tiến hành các bước thiết kế kỹ thuật, triển khai giải phóng mặt bằng để xây dựng.

Trước đó, Bộ Giao thông vận tải từng đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai sớm đầu tư xây dựng mở rộng đường ĐT 769 đảm bảo quy mô theo quy hoạch được phê duyệt để “chia lừa” với vòng xoay ngã tư Dầu Giây của huyện Thống Nhất, góp phần giảm ùn tắc và để đảm bảo an toàn giao thông.

Ngã tư Dầu Giây được đánh giá là nút giao thông huyết mạch giữa hai tuyến Quốc lộ 1 và Quốc lộ 20, kết nối Thành phố Hồ Chí Minh ra các tỉnh phía Bắc và lên Đà Lạt. Điểm giao thông này cũng kết nối cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây cách đó khoảng 1,5km. Nhiều năm trước đây, ngã tư Dầu Giây từng là điểm nghẽn giao thông và "điểm đen" tai nạn giao thông.

Hai tuyến tương tự đang chờ

Cùng với tuyến đường ĐT 769, hiện tỉnh Đồng Nai cũng đang thúc đẩy thực hiện hai dự án tương tự, mở rộng và nâng cấp đường ĐT 770B và ĐT 773, tổng mức đầu tư cho cả 3 tuyến này là hơn 18.000 tỷ đồng.

Dự án Nâng cấp mở rộng đường ĐT 773 với chiều dài tuyến đường là hơn 39km, điểm đầu giao với Quốc lộ 1 tại xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc; điểm cuối tại Hương lộ 10 giao với đường Vành đai 4 – Thành phố Hồ Chí Minh, quy mô 6-8 làn xe.

Đường ĐT 773 là tuyến đường đi song song và chia sẻ lưu lượng cho tuyến Quốc lộ 1. Đây cũng là trục giao thông quan trọng kết nối huyện Xuân Lộc, huyện Cẩm Mỹ, thành phố Long Khánh với sân bay Long Thành. Tổng vốn đầu tư của dự án dự kiến hơn 4.300 tỷ đồng, dự kiến trích từ nguồn đấu giá đất “vàng” tại khu vực theo chiến lược của tỉnh Đồng Nai.

Dự án đường ĐT 770B là tuyến đường sẽ được đầu tư xây dựng mới với chiều dài hơn 42km, điểm đầu tuyến giao với đường ĐT 763 tại xã Suối Nho, huyện Định Quán và điểm cuối tuyến giao với Quốc lộ 51 tại xã Phước Thái, huyện Long Thành. Đây là tuyến đường kết nối các huyện phía Đông, Đông Bắc của tỉnh Đồng Nai với sân bay Long Thành và các khu công nghiệp Xuân Quế - Sông Nhạn, Bàu Cạn - Tân Hiệp, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Quốc lộ 51 và cảng biển Cái Mép - Thị Vải (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Đường được dự kiến xây dựng với 4-8 làn xe, tổng mức đầu tư khoảng 8.043 tỷ đồng, cũng từ nguồn ngân sách tỉnh với chiến lược đấu giá đất để tái đầu tư hạ tầng.

Tuy nhiên, theo UBND tỉnh Đồng Nai, hiện nay việc đấu giá đất của tỉnh Đồng Nai đang gặp nhiều khó khăn, do thị trường bất động sản trầm lắng. Điều đó dẫn đến cả 3 dự án nâng cấp, mở rộng và xây mới ba tuyến đường trên, cùng là tuyến quan trọng kết nối sân bay Long Thành, đều đang phải… chờ.

Do vậy, mới đây UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị Quốc hội xem xét, hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư, từ nguồn vốn tiết kiệm được do giảm tổng mức đầu tư dự án “Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư sân bay Long Thành” (khoảng 3.730 tỷ đồng; do điều chỉnh từ 22.856 tỷ đồng xuống còn 19.207 tỷ đồng).

Nguyễn Đức Dũng

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thông báo tuyển dụng công chức Bộ Xây dựng năm 2024

    (Xây dựng) - Thực hiện Kế hoạch số 5856/KH-BNV ngày 15/10/2024 của Bộ Xây dựng về việc tuyển dụng công chức theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, Bộ Xây dựng thông báo tuyển dụng công chức năm 2024 như sau:

  • Bình Dương: Phát triển Bắc Tân Uyên theo hướng công nghiệp - đô thị - nông nghiệp sinh thái

    (Xây dựng) – Với chức năng là vùng sản xuất nông nghiệp phía Đông của tỉnh, trong đó nông nghiệp ứng dụng công nghệ đóng vai trò chủ lực. Huyện Bắc Tân Uyên được UBND tỉnh Bình Dương định hướng phát triển theo hướng công nghiệp – đô thị - nông nghiệp sinh thái…

  • Làm thế nào để bảo vệ “đất chín rồng”?

    (Xây dựng) - Giải pháp quan trọng nhất là tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp tổng thể vừa cấp bách, vừa lâu dài thích ứng với biến đổi khí hậu theo hướng quản lý rủi ro để từng bước chủ động kiểm soát hiệu quả các tác động, giảm thiểu thiệt hại do sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn gây ra…

  • Vĩnh Phúc: Đối thoại với các hộ dân vướng mắc trong bồi thường giải phóng mặt bằng Khu công nghiệp Sông Lô II

    (Xây dựng) – Nhằm tháo gỡ vướng mắc trong bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Sông Lô II (KCN Sông Lô II), UBND huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) đã tổ chức đối thoại với một số hộ dân tại xã Yên Thạch.

  • Quảng Bình: Mưa lớn khiến hơn 15.000 ngôi nhà bị ngập và chia cắt

    (Xây dựng) - Theo báo cáo nhanh sáng 28/10 của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn kiếm, Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Bình, do ảnh hưởng của bão số 6 (bão Trami) từ 0h ngày 26/10 đến 6h ngày 28/10/2024 trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, đã có hơn 15.000 ngôi nhà bị ngập và chia cắt.

  • Thành phố Hà Tĩnh: Nỗ lực chăm lo hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn

    (Xây dựng) - Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp ở thành phố Hà Tĩnh đã phát huy vai trò là cầu nối, huy động sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cùng chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo. Quỹ đã trở thành điểm tựa, giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load