(Xây dựng) - Việc sửa chữa công trình, thiết bị công trình có chi phí dưới 500 triệu đồng sử dụng nguồn vốn Nhà nước ngoài đầu tư công và vốn ngân sách Nhà nước chi thường xuyên thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình quyết định về kế hoạch sửa chữa theo điểm a khoản 4 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ.
Việc sửa chữa công trình có chi phí dưới 500 triệu đồng sử dụng nguồn vốn nhà nước ngoài đầu tư công và vốn ngân sách nhà nước chi thường xuyên thì thực hiện theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ. (Ảnh minh họa) |
Giải đáp khó khăn vướng mắc khi sửa chữa công trình xây dựng có sử dụng nguồn vốn Nhà nước, Bộ Xây dựng cho biết, việc sửa chữa công trình, thiết bị công trình có chi phí dưới 500 triệu đồng sử dụng nguồn vốn Nhà nước ngoài đầu tư công và vốn ngân sách Nhà nước chi thường xuyên thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình quyết định về kế hoạch sửa chữa theo điểm a khoản 4 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
Theo Bộ Xây dựng, việc xác định các chi phí bảo trì công trình xây dựng thực hiện theo Điều 3, Phụ lục I, Phụ lục II Thông tư số 14/2021/TT-BXD ngày 08/9/2021 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng. Dự toán sửa chữa công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng xác định theo quy định tại khoản 4 Điều 3, Bảng 2.2 Phụ lục II Thông tư số 14/2021/TT-BXD. Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng xác định theo khoản 6 Điều 3 Thông tư số 14/2021/TT-BXD.
Bộ Xây dựng cho rằng, trường hợp các công việc tư vấn xây dựng chưa có định mức hoặc đã có định mức nhưng chưa phù hợp thì chi phí tư vấn được xác định bằng cách lập dự toán chi phí phù hợp với nội dung công việc cần thực hiện theo quy định.
Ý Nhi
Theo