Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 09/09/2024 12:57 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Sơn La: Sẽ phủ kín mạng lưới thu gom nước thải đô thị vào năm 2030

10:21 | 05/01/2024

(Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Lê Hồng Minh vừa ban hành Quyết định số 2927/QĐ-UBND về Kế hoạch phát triển thoát nước thải đô thị trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2030.

Sơn La: Sẽ phủ kín mạng lưới thu gom nước thải đô thị vào năm 2030
Công trình xử lý nước thải (ảnh minh họa).

Theo Quyết định, kế hoạch đề ra mục tiêu đến năm 2025 mở rộng phạm vi, quy mô, tăng độ phủ kín mạng lưới đường ống thu gom nước thải đô thị đạt từ 70-80%, tăng công suất của nhà máy xử lý khoảng 20% đối với hệ thống thoát nước thải đô thị thành phố Sơn La và thị trấn Mộc Châu. Đầu tư xây dựng nâng cấp, cải tạo, hoàn thiện hệ thống thoát nước chung, hướng tới xây dựng hệ thống thoát nước riêng hoặc nửa riêng, phủ kín mạng lưới thu gom nước thải tại các đô thị trên địa bàn các huyện.

Đến năm 2030, tỉnh phấn đấu hoàn thiện mạng lưới thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt đô thị trên địa bàn thành phố Sơn La và thị trấn Mộc Châu với độ bao phủ 100%. Đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành hệ thống thu gom nước thải đô thị riêng đối với các đô thị hiện hữu trên địa bàn tỉnh (trừ thành phố Sơn La và thị trấn Mộc Châu) với độ bao phủ trên 60%. Phấn đấu đạt 100% các đô thị, khu dân cư tập trung hình thành mới, được xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải riêng biệt để tổ chức, hộ gia đình đấu nối thu gom và vận chuyển nước thải, đáp ứng nhu cầu thoát nước trong khu vực.

UBND tỉnh Sơn La yêu cầu Sở Xây dựng có trách nhiệm tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý thống nhất, toàn diện về xây dựng, phát triển hệ thống thoát nước thải đô thị trên địa bàn tỉnh và chịu trách nhiệm về các chỉ tiêu phát triển ngành. Đồng thời, đôn đốc các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố được giao làm cơ quan đề xuất chủ trương đầu tư, đề xuất dự án đầu tư, chủ trì thu hút đầu tư hoặc cơ quan quản lý nhà nước theo phân cấp bổ sung, cập nhật vào hệ thống quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch ngành, lĩnh vực, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và dài hạn, kế hoạch đầu tư công hàng năm, trung hạn, dài hạn, danh mục thu hút đầu tư, ưu tiên đầu tư… và các chương trình, đề án phát triển có liên quan.

Đối với các Sở, ban, ngành, chủ trì lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trươngđầu tư khi được cấp có thẩm quyền giao như đã nêu ở mục 1. Đề xuất chương trình, dự án đầu tư phát triển thoát nước thải đô thị phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch có liên quan và theo Kế hoạch này theo lộ trình, phân kỳ đầu tư. Công khai rộng rãi danh mục thu hút đầu tư, thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư theo quy định; tranh thủ các cơ hội đầu tư từ các nguồn vốn ngoài ngân sách theo quy định pháp luật nhằm phát triển cơ sở hạ tầng thoát nước của địa phương, của ngành, tạo động lực phát triển hạ tầng đô thị đồng bộ, từng bước hiện đại, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Đối với UBND các huyện, thành phố, tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án theo Kế hoạch này trên địa bàn trừ trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh giao các Sở chuyên ngành thực hiện. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng các dự án thoát nước đô thị được giao làm chủ đầu tư hoặc cơ quan trực thuộc làm chủ đầu tư; rà soát, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung phù hợp với điều kiện thực tiễn, tăng hiệu quả đầu tư, tiết kiệm chi phí, tăng số lượng các điểm thu nước, các điểm xả, nắp cống mở rộng, cải tạo, làm mới hệ thống kênh, mương, rãnh thoát nước ven các tuyến đường giao thông đô thị, kết nối với sông, suối tự nhiên để tăng cường, hỗ trợ lẫn nhau khi xảy ra ngập úng cục bộ.

Đối với các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng các dự án thoát nước đô thị được giao làm chủ đầu tư; rà soát, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung phù hợp với điều kiện thực tiễn, tăng hiệu quả đầu tư, tiết kiệm chi phí, tăng số lượng các điểm thu nước, các điểm xả, nắp cống, mở rộng, cải tạo, làm mới hệ thống kênh, mương, rãnh thoát nước ven các tuyến đường giao thông đô thị, kết nối với sông, suối tự nhiên để tăng cường, hỗ trợ lẫn nhau khi xảy ra ngập úng cục bộ.

Phượng Nguyễn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội tăng cường quản lý khu vực bãi sông, ngoài đê

    Nhằm tăng cường quản lý, sử dụng đất ven sông làm bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố theo nhiệm vụ của từng đơn vị.

  • Dự án đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua Ninh Bình chậm tiến độ

    (Xây dựng) – Theo báo cáo của UBND tỉnh Ninh Bình, dự án tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đoạn qua tỉnh Ninh Bình các công việc đang triển khai chậm hơn so với tiến độ đề ra.

  • Hà Nội: Đầu tư xây dựng 29 cầu vượt cho người đi bộ

    (Xây dựng) - Nhằm giải quyết nhu cầu đi lại của người dân cũng như đảm bảo an toàn giao thông, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông vừa báo cáo Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề xuất UBND Thành phố đầu tư xây dựng 29 cầu vượt cho người đi bộ tại các vị trí đông dân cư, trường học trên địa bàn Thành phố.

  • Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ công trình tại thành phố Sóc Trăng

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Sóc Trăng, Đoàn công tác gồm: Đồng chí Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lành đạo Sở, ban, ngành vừa có chuyến kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng và tiến độ thực hiện các công trình trên địa bàn thành phố Sóc Trăng.

  • Cà Mau: Triển khai xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu

    (Xây dựng) – Dự án xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu có tổng kinh phí gần 32 triệu euro để xây đê biển và kè chắn sóng ở Cà Mau. Liên minh châu Âu sẽ viện trợ không hoàn lại 3,76 triệu euro, Cơ quan Phát triển Pháp cho vay hơn 19 triệu euro, còn lại khoảng 9 triệu euro từ nguồn vốn đối ứng của tỉnh Cà Mau.

  • Thái Nguyên: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm

    (Xây dựng) – Với những đột phá về hạ tầng giao thông trong những năm gần đây, diện mạo của tỉnh Thái Nguyên đã có những chuyển biến mạnh mẽ, nhiều dự án giao thông trọng điểm của tỉnh được nhanh chóng triển khai, hoàn thiện về hạ tầng. Đó chính là động lực để tỉnh phấn đấu sớm trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load