Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 12/10/2024 08:15 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Thế giới /

Shinkansen - Niềm tự hào người Nhật

14:57 | 17/11/2020

(Xây dựng) - Shinkansen là tuyến đường sắt cao tốc duy nhất trên thế giới có tuổi đời cao nhất và độ an toàn cũng tỷ lệ cao nhất. Làm cách nào để có thể đảm bảo an toàn cho loại tàu điện chạy trên 250km/h trong nhiều năm như vậy mà không hề bị tai nạn?

shinkansen niem tu hao nguoi nhat
Shinkansen - Niềm tự hào người Nhật.

Shinkansen

Sau khi Tokyo được quyền đăng cai Olympic năm 1964, người Nhật muốn lấy lại hình ảnh của thế giới sau vụ “quân phiệt, giết chóc, tàn bạo” của lính Nhật trong WWII. Người Nhật muốn “chuộc lỗi” bằng cách xây dựng hình ảnh nước Nhật trở thành quốc gia “hiện đại và yêu quý hòa bình“. Vì vậy Olympics năm 1964 là cơ hội không thể tốt hơn. Thay vì giống như châu Âu hay Mỹ thời điểm đó là mở rộng ngành hàng không và đường cao tốc, Nhật Bản lại chủ trương thay đổi toàn bộ hệ thống đường sắt đang có và mở một dự án mới dành cho đường sắt cao tốc. Vào ngày 01/10/1964, đoạn hành trình chính thức đầu tiên của Shinkansen được khởi hành từ ga Tokyo đi Osaka trên đoàn tàu Shinkansen 0 Series mang tên HIKARI.

Hiện có tổng cộng 8 tuyến Shinkansen đang hoạt động tại Nhật Bản, bao gồm các tuyến: Tohoku, Akita, Yamagata, Joetsu, Nagano, Tokaido, Sanyo và Kyushu. Có 3 tuyến khác đang trong giai đoạn hoàn thành cùng một tuyến đặc biệt Chuo Shinkansen dành riêng cho Linear sẽ hoàn thành vào năm 2027.

Shinkansen an toàn tuyệt đối trong mọi hoàn cảnh xảy ra như gió lớn, bão, động đất (dưới 5 richter). Không có bất kỳ loại xe nào trong ngành đường sắt thế giới có thể so sánh với toa này về sự thoải mái và sang trọng cho tới hiện tại. Thiết kế bên trong của nó giống hệt như khoang First Class của các hãng hàng không.

Người Nhật không chú trọng chạy đua so tốc độ Shinkansen với châu Âu hay Trung Quốc, Hàn Quốc mà họ chỉ chú trọng độ an toàn trên hết. Ngay cả việc tàu đang chạy với tốc độ 200 km/h và gặp động đất bất ngờ dẫn đến việc trật đường ray năm 2004 cũng không hề có bất kỳ hành khách nào bị thương, do hệ thống dừng tự động và công nghệ thăng bằng trên Shinkansen vô cùng tốt.

Trong nhiều năm hoạt động, Shinkansen đã phát triển với việc kết hợp những công nghệ kỹ thuật mới nhất và tốt nhất của ngành đường sắt Nhật Bản. Trong đó phải kể đến tâm huyết của các kỹ sư người Nhật.

Không riêng gì Shinkansen, những loại tàu điện bình thường thì sét là hiện tượng nguy hiểm nhất. Nếu không có thiết bị chống sét cho đường ray và đoàn tàu thì khi có hiện tượng sét đánh sẽ khiến đường ray hư hại, hệ thống đèn tín hiệu bị chập mạch, tàu điện dừng đột ngột, từ đó có thể gây tai nạn. Do đó, dọc theo toàn bộ đường ray của Shinkansen đều có gắn hai bộ phận quan trọng nhất chống sét: biến áp cách điện và thiết bị an toàn. Cứ một đoạn khoảng 1 km thì có bốn bộ được lắp đặt. Các thiết bị an toàn được đặt dọc theo toàn tuyến giúp cho các đường ray sẽ không bị sét đánh trực tiếp…

Từ khi Shinkansen ra đời đến nay thì 100% chưa từng có tai nạn chập mạch nào tại hệ thống điện của Shinkansen liên quan tới hiện tượng sét đánh, một tỷ lệ chống sét khó tin.

Linear Chuo Shinkansen

Linear Chuo Shinkansen là phương tiện giao thông tương lai của nhân loại. Linear Shinkansen là kết quả của sự hợp tác giữa Viện Nghiên cứu kỹ thuật tổng hợp đường sắt và JR Tokai cho ra đời, đây là một loại tàu sử dụng nguyên lý maglev (tức đệm từ trường) để vận hành trong ngành đường sắt.

Khi Shinkansen khẳng định được vị thế đứng đầu về tốc độ, an toàn và tiện lợi trong ngành đường sắt của thế giới, thì các con tàu maglev đang chạy thử nghiệm khá kín tiếng, không nhiều người biết được sự tồn tại song song của nó với các loại tàu Shinkansen, kể cả người Nhật.

Công nghệ maglev của Nhật Bản sử dụng bánh xe, nên được đặt tên là Linear Shinkansen. Phải đến EXPO Aichi 2005 thì công nghệ tàu maglev mới được Nhật Bản giới thiệu rộng rãi ra thế giới. Lý do khiến ngành đường sắt Nhật Bản sau một thời gian khá dài vẫn không mặn mà đưa tàu maglev vào thương mại hóa vì giá thành, sức chứa, kỹ thuật cùng độ an toàn của nó vẫn chưa thể so được với các thế hệ Shinkansen.

Tuy nhiên, do tình trạng ngày càng quá tải của các chuyến Shinkansen từ Tokyo đi Nagoya hay Tokyo đi Osaka cùng việc cạnh tranh ngày càng gay gắt về giá cả của ngành hàng không, từ năm 2008, Bộ Giao thông Nhật Bản cùng JR Tokai đã chính thức khởi động dự án dùng loại tàu maglev này cho tuyến đường bắt qua các dãy núi từ Tokyo tới Nagoya.

Trước năm 1964 người Nhật phải mất 7 tiếng để đi từ Tokyo tới Osaka, sau đó đã thay đổi khi Shinkansen ra đời. Từ đây giúp ước mơ của người dân đi lại giữa hai thành phố chỉ còn dưới 3 tiếng. Khi tuyến thứ hai nối Nagoya-Osaka hoàn thành năm 2045, cũng là lúc ước mơ mới của họ trở thành hiện thực: chỉ mất 1 tiếng để đi từ Tokyo đến Osaka.

Hiện tại thì Linear Shinkansen của Nhật Bản vẫn đang nắm giữ kỷ lục là tàu điện nhanh nhất thế giới. Nhân loại sẽ tiến thêm một bước mới trong lịch sử ngành giao thông thế giới, khi mà những con tàu bay trong các phim khoa học viễn tưởng có thể trở thành hiện thực vào năm 2027, năm chính thức thương mại hóa Linear Shinkansen tại Nhật.

Khánh Phương

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load