Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ tư 09/10/2024 17:09 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Sáu dự án trọng điểm trì trệ tại Kon Tum

19:48 | 13/07/2024

(Xây dựng) - Kon Tum, một tỉnh giàu tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, hiện đang đối mặt với tình trạng nhiều dự án trọng điểm bị đình trệ, gây lãng phí nguồn lực và ảnh hưởng đến sự phát triển của địa phương.

Sáu dự án trọng điểm trì trệ tại Kon Tum
Chậm giải phóng mặt bằng và thiếu nguồn đất đắp là nguyên nhân chính dẫn đến dự án chậm tiến độ.

Vướng giải phóng mặt bằng

Cụ thể 6 dự án đang gặp khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện tại Kon Tum: Dự án Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 671 với tổng chiều dài 2,5km, tổng mức đầu tư 128 tỷ đồng, được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực khai thác kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh Kon Tum. Theo kế hoạch, dự án được triển khai từ tháng 9/2022, dự kiến hoàn thành vào tháng 8/2024. Tuy nhiên đến nay, vẫn chưa thể thi công do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.

Ông Phan Mười, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Kon Tum cho biết, công tác giải phóng mặt bằng do UBND thành phố Kon Tum phụ trách nhưng đến nay, chủ đầu tư vẫn chưa nhận được mặt bằng để triển khai thi công. Điều này khiến tiến độ dự án bị đình trệ, không thể hoàn thành đúng hạn, gây lãng phí nguồn vốn và làm giảm hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.

Dự án Kè chống lũ lụt, sạt lở các làng đồng bào dân tộc thiểu số dọc sông Đăk Bla (tuyến bờ Bắc) được triển khai từ tháng 9/2021 và dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2024. Đến nay, khối lượng thực hiện mới đạt khoảng hơn 49 tỷ đồng, chiếm 14,6% giá trị hợp đồng. Theo chủ đầu tư, tiến độ chậm do thành phố Kon Tum chưa xây dựng giá đất cụ thể, khiến việc đền bù, giải phóng mặt bằng không thể thực hiện.

Tương tự, dự án kè chống sạt lở bờ Nam sông Đăk Bla do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư cũng đang gặp khó khăn. Ông Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, dự án đang chậm tiến độ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhiều lần nhắc nhở. Tuy nhiên, do thành phố Kon Tum chưa ban hành giá đất, việc đền bù và giải phóng mặt bằng chưa thể tiến hành, dẫn đến việc triển khai thi công bị đình trệ.

Dự án cầu số 3 tại sông Đắk Bla nối xã Vinh Quang với phường Nguyễn Trãi, dù đã hoàn thành xây dựng, nhưng chưa thể đưa vào sử dụng do chưa có đường dẫn vào 2 bên đầu cầu. Dự án đường dẫn 2 bên cầu với tổng chiều dài khoảng 1,6km, vốn đầu tư 87 tỷ đồng, hiện đang gặp khó khăn vì giải phóng mặt bằng.

Dự án đường trục chính phía Tây thành phố Kon Tum, với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng. Dự án đi qua 3 xã, phường với hơn 500 hộ gia đình, tổ chức bị thu hồi đất nhưng đến nay mới thực hiện được gần 3km trong tổng số 11km cần giải phóng mặt bằng.

Thiếu nguồn đất đắp

Ngoài vấn đề mặt bằng, nguồn đất đắp cũng là một nguyên nhân khiến các dự án trọng điểm của Kon Tum chậm tiến độ. UBND tỉnh đã cấp phép cho một số đơn vị khai thác đất san lấp, nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu. Các biện pháp như sử dụng đất bóc tầng phủ tại 10 mỏ đá để cung ứng đất san lấp cũng đã được thực hiện, nhưng vẫn chưa giải quyết được tình hình khó khăn.

Việc các dự án trọng điểm bị "đắp chiếu" không chỉ gây lãng phí nguồn lực mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum. Để khắc phục tình trạng này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong việc ban hành giá đất cụ thể để thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng. Đặc biệt, cần có các biện pháp thúc đẩy tiến độ thi công, đảm bảo các dự án được hoàn thành đúng hạn.

Sáu dự án trọng điểm trì trệ tại Kon Tum
Thiếu nguồn đất đắp là một trong những nguyên nhân chính khiến các dự án tại Kon Tum đình trệ.

Việc triển khai hiệu quả các dự án trọng điểm không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, mà còn là mong đợi của người dân Kon Tum, nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bá Tứ

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load