Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 10/10/2024 16:52 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

15:51 | 26/12/2019

(Xây dựng) - Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà, trên cơ sở những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đã được giao, toàn ngành Xây dựng đã quyết tâm thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2019.

quyet tam hoan thanh muc tieu tang truong
Bộ trưởng Phạm Hồng Hà đi kiểm tra một số tuyến đê bao xung yếu nằm trên địa bàn Lái Thiêu, Bình Dương.

Bám sát mục tiêu tăng trưởng

Bộ Xây dựng đã ban hành Chương trình hành động của ngành Xây dựng thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ tại Quyết định số 41/QĐ-BXD ngày 18/01/2019, phân công cụ thể từng đơn vị, nhóm nhiệm vụ, giải pháp tương ứng với các lĩnh vực của ngành được Chính phủ giao thực hiện trong năm 2019. Tổ chức quán triệt và tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch hành động của Bộ thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ và các Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện các mục tiêu tăng trưởng năm 2019.

quyet tam hoan thanh muc tieu tang truong
Luật Kiến trúc đã được Quốc hội thông qua chiều13/6.

Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng chỉ tiêu Nghị quyết số 01/NQ-CP, Bộ Xây dựng đã ban hành Văn bản số 2010/BXD-KHTC ngày 26/8/2019, yêu cầu các đơn vị bảo đảm công khai, minh bạch toàn bộ quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định, cập nhật số liệu và kết quả đấu thầu qua mạng trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (//muasamcong.mpi.gov.vn).

Năm 2019, Quốc hội thông qua Luật Kiến trúc số 40/2019/QH14 ngày 13/6/2019, Bộ Xây dựng đang thực hiện kế hoạch triển khai thi hành Luật theo văn bản phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ đồng thời tiếp tục hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng 2014 đã trình Chính phủ và Quốc hội và được thảo luận tại Tổ ngày 18/11/2019.

Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ ban hành 3 Nghị định: Nghị định số 30/2019/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, Nghị định số 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng thay thế Nghị định số 32/2015/NĐ-CP, Nghị định số 72/2019/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.

Trình Chính phủ Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP về quản lý VLXD, Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật. Cả hai dự thảo đã được các thành viên Chính phủ cho ý kiến, Bộ Xây dựng có văn bản về việc tiếp thu, giải trình. Đề án An ninh kinh tế trong lĩnh vực nhà ở và thị trường BĐS đảm bảo an sinh xã hội và An ninh kinh tế trong bảo đảm chất lượng tiến độ các dự án công trình trọng điểm quốc gia đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ban hành theo thẩm quyền 8 Thông tư, tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 5 Quyết định, 2 Chỉ thị và 1 Nghị quyết.

Tiếp tục triển khai thực hiện các Đề án Hoàn thiện hệ thống định mức và giá xây dựng; Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng về các lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng, nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp kết hợp các chức năng thương mại, dịch vụ, văn phòng (condotel, oficetel), sản phẩm, hàng hóa VLXD, an toàn cháy cho nhà và công trình; Xây dựng các phương pháp mới để xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và giá xây dựng.

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp để nâng hạng chỉ số Cấp phép xây dựng. Chủ trì, phối hợp với Bộ TN&MT xây dựng Quy chế thực hiện thủ tục thẩm định dự án, thẩm định thiết kế xây dựng và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Triển khai các nhiệm vụ thuộc Đề án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của ngành sản xuất VLXD đến năm 2020. Nghiên cứu bổ sung tiêu chuẩn, quy chuẩn mới phù hợp với thực tiễn và Cách mạng công nghiệp 4.0. Thực hiện tổng kết đánh giá tình hình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2011 - 2020 và kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 làm cơ sở đề xuất các nội dung xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm giai đoạn 2021 - 2030 và mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 của ngành Xây dựng.

Giám sát thực hiện tại đơn vị, địa phương

Bộ Xây dựng đã ban hành Kế hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2019 trọng tâm vào các nội dung thực hiện như: Pháp luật về nhà ở, kinh doanh BĐS, VLXD, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng tại một số Sở Xây dựng.

quyet tam hoan thanh muc tieu tang truong
Năm 2019, Bộ Xây dựng đã thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định công nhận 6 đô thị và Quyết định công nhận theo thẩm quyền đối với 11 đô thị.

Tổ chức đoàn kiểm tra tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại tỉnh Tuyên Quang, Bình Định, Bình Dương. Kiểm tra công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nhà ở và thị trường BĐS tại các tỉnh: Điện Biên, Quảng Ninh, Lâm Đồng và Kiên Giang. Kiểm tra việc thực hiện hỗ trợ người có công tại các tỉnh: Thái Bình, Hà Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Kiểm tra công tác quản lý nhà nước lĩnh vực VLXD tại tỉnh: Hà Nam, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Dương, Tây Ninh, Nghệ An, Lào Cai, Bình Định, Tuyên Quang. Triển khai 44 đoàn thanh tra theo kế hoạch trong các lĩnh vực của ngành, trong đó có 2 đoàn thanh tra đột xuất Trường Đại học Y Hà Nội và BQLDA Đầu tư chuyên ngành Bộ Xây dựng. Tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện chỉ số cấp phép xây dựng, rà soát cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh, tháo gỡ nút thắt hoạt động đầu tư xây dựng.

Đảm bảo tính kịp thời đầy đủ, chính xác, kịp thời của thủ tục hành chính công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Rà soát, loại bỏ, đưa về tình trạng hết hiệu lực đối với dữ liệu dư thừa, trùng lặp hoặc đã hết hiệu lực thi hành trên Cơ sở dữ liệu quốc gia. Tiếp tục thực hiện các chương trình và kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020.

Hoàn thành việc sắp xếp lại tổ chức hành chính, thực hiện không tổ chức cấp phòng trong Vụ. Hoàn thiện Đề án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Xây dựng và thực hiện Đề án kiện toàn các Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo về lĩnh vực chuyên ngành do Bộ Xây dựng chủ trì.

Đến tháng 11/2019, Bộ Xây dựng đã cấp/gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động cho 7 tổ chức, cấp mới và cấp lại 46 chứng chỉ kiểm định viên, tổ chức 260 đợt công tác nghiệm thu chất lượng công trình của chủ đầu tư công trình cấp I và cấp đặc biệt, kiểm tra và ban hành thông báo chấp thuận nghiệm thu 139 công trình, hạng mục. Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng đã thực hiện kiểm tra các công trình: Đường Hồ Chí Minh đoạn tránh Ea Đrăng, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, đường sắt Cát Linh - Hà Đông, hồ chứa nước Bản Mồng, thủy điện Thượng Kon Tum...

Cấp trên 810 chứng chỉ năng lực hạng I cho tổ chức và trên 8.900 chứng chỉ hành nghề hạng I cho cá nhân, thụ lý và trình cấp 80 giấy phép cho nhà thầu nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Ðã và đang thẩm định 40 dự án, tiếp nhận thẩm định thiết kế cơ sở 445 công trình, hoàn thành thẩm ðịnh 12 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tiếp nhận thẩm định thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ sở 345 công trình, tiếp nhận thẩm định thiết kế và dự toán 31 công trình.

quyet tam hoan thanh muc tieu tang truong
Cục Công tác phía Nam triển khai các hoạt động tại các địa phương.

Rà soát khoảng 14.700 định mức xây dựng do Bộ Xây dựng công bố. Có 49 TCVN được Bộ Xây dựng chuyển Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định và công bố. Hoàn thành dự thảo và thành lập hội đồng khoa học Bộ Xây dựng thẩm định là 65 TCVN.

Thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định công nhận 6 đô thị (1 đô thị loại I, 5 đô thị loại II) và Quyết định công nhận theo thẩm quyền đối với 11 đô thị (2 đô thị loại III, 11 đô thị loại IV). Hệ thống đô thị cả nước gồm 833 đô thị, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt, 20 đô thị loại I, 29 đô thị loại II, 44 đô thị loại III, 88 đô thị loại IV và 650 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 38,6% (tăng 0,2% so với cuối năm 2018).

Bộ Xây dựng ban hành 58 kết luận các đoàn thanh tra (20 kết luận các đoàn thanh tra theo kế hoạch 2018, 38 kết luận theo kế hoạch 2019). Kiến nghị, yêu cầu xử lý về kinh tế tổng số tiền trên 1.020 tỷ đồng. Ban hành trên 80 quyết ðịnh xử phạt vi phạm hành chính số tiền 4,4 tỷ đồng.

Cân đối cung cầu về xi măng cơ bản được đảm bảo, tiêu thụ trên 89,9 triệu tấn (tiêu thụ trong nước khoảng 60,14 triệu tấn, xuất khẩu trên 29 triệu tấn), gạch không nung khoảng 5,9 tỷ viên, gạch ốp lát khoảng 669 triệu m2, sứ xây dựng khoảng 16,5 triệu sản phẩm,...

Đẩy mạnh Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, nhà ở xã hội

Tiếp tục triển khai, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan tháo gỡ khó khăn về việc bố trí nguồn vốn ngân sách để triển khai có hiệu quả các chương trình nhà ở trọng điểm. Đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện các chương trình, chính sách về nhà ở.

Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất chủ trương báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành 2.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng trung hạn để cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho các ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước chỉ định để cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Theo đó, Bộ Xây dựng đã có văn bản đề xuất phương án chuyển khoảng 1.000 tỷ đồng cấp bù lãi suất cho các ngân hàng thương mại và khoảng 1.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay nhà ở xã hội.

Chương trình hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo khu vực nông thôn theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg, thống kê sơ bộ tại 28 tỉnh thành sau khi rà soát điều chỉnh lại Đề án, tổng số hộ gia đình thuộc diện tham gia chương trình hiện giảm còn 244.500 hộ. Trong những tháng đầu năm 2019, đã có khoảng 98.700 hộ dân tại 56 tỉnh, thành hoàn thành xây dựng nhà ở vay vốn với dư nợ trên 2.467 tỷ đồng (đạt 40,4% so với số lượng rà soát, điều chỉnh của các địa phương). Năm 2019, dự kiến hỗ trợ cho 25% số đối tượng chương trình là 61.125 hộ. Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung một số nội dung về cấp bù lãi suất của Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg và đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 33/2019/QĐ-TTg ngày 14/11/2019.

Chương trình hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt theo Quyết định 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014, báo cáo của 13 tỉnh, thành phố cho thấy, trong những tháng đầu năm 2019, các địa phương này đã thực hiện hỗ trợ được khoảng 17.219/22.557 hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở phòng tránh bão, lụt (đạt 76%), với tổng số vốn đã giải ngân là khoảng 645 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước 237 tỷ đồng, vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội là 188 tỷ đồng và các nguồn vốn khác ước tính khoảng 220 tỷ đồng.

Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ ĐBSCL giai đoạn 2018 - 2020 theo Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 14/6/2018, Bộ Xây dựng đã có Tờ trình số 60/TTr-BXD ngày 01/10/2019 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 14/6/2018 về phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung một số cơ chế, chính sách thuộc Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ ĐBSCL giai đoạn 2018 - 2020. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ, Bộ Xây dựng tiếp tục rà soát, tổng hợp, nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách, mô hình hợp lý để huy động các nguồn lực, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân trong KCN; Kiểm soát chặt chẽ việc quy hoạch và khai thác, sử dụng hiệu quả quỹ đất đô thị dành cho phát triển nhà ở xã hội; Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ nghiên cứu các giải pháp để phát triển nhà ở xã hội tại các địa phương trọng điểm. Cả nước đã hoàn thành 207 dự án nhà ở xã hội với tổng diện tích hơn 4.290.500 m2 và tiếp tục triển khai 220 dự án, với tổng diện tích khoảng 8.982.000 m2.

Về thực hiện hỗ trợ cải thiện nhà ở cho người có công theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg, báo cáo của 63 tỉnh thành, cả nước đã và đang thực hiện hỗ trợ trên 335.850 hộ (đạt 85,3%). Bộ Xây dựng tổ chức đoàn kiểm tra việc thực hiện hỗ trợ người có công tại một số tỉnh: Thái Bình, Hà Giang, Bạc Liêu và Cà Mau...

Như vậy, với quyết tâm hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao, toàn ngành Xây dựng đã tập trung tiếp tục hoàn thiện thể chế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng Chính phủ đề ra.

Trên địa bàn cả nước đã hoàn thành 207 dự án nhà ở xã hội, quy mô xây dựng khoảng hơn 85.810 căn, với tổng diện tích hơn 4.290.500 m2. Đang tiếp tục triển khai 220 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 179.640 căn, với tổng diện tích khoảng 8.982.000 m2. Đã có trên 335.850 hộ người có công được hỗ trợ cải thiện về nhà ở.

Năm 2019, Bộ Xây dựng đã thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định công nhận 6 đô thị (1 đô thị loại I, 5 đô thị loại II) và Quyết định công nhận theo thẩm quyền đối với 11 đô thị (2 đô thị loại III, 11 đô thị loại IV). Hệ thống đô thị cả nước gồm 833 đô thị, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt, 20 đô thị loại I, 29 đô thị loại II, 44 đô thị loại III, 88 đô thị loại IV và 650 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 38,6% (tăng 0,2% so với cuối năm 2018).

Thanh Nga

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load