Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 21/09/2024 05:15 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Quyết liệt đẩy nhanh giải phóng mặt bằng các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải

08:54 | 17/08/2024

(Xây dựng) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 80/CĐ-TTg ngày 16/8/2024 chỉ đạo tiếp tục quyết liệt triển khai, phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, huy động cả hệ thống chính trị để đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải.

Quyết liệt đẩy nhanh giải phóng mặt bằng các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải
Công tác giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng, quyết định đến phần lớn đường găng tiến độ của các dự án, công trình. (Ảnh minh họa)

Công điện gửi Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hưng Yên, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau, Long An, Đồng Nai, Đắk Lắk, An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng, Bình Dương, Đồng Tháp, Tiền Giang; Bộ trưởng các Bộ: Giao thông vận tải, Công Thương; Tổng Giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam.

Công điện nêu: Công tác giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng, quyết định đến phần lớn đường găng tiến độ của các dự án, công trình; tuy nhiên, đây là khâu khó khăn, phức tạp do liên quan đến sản xuất, kinh doanh, quyền lợi và sinh kế của người dân. Mặt bằng được bàn giao sớm sẽ là cơ sở cho việc đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công.

Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải đã có nhiều chỉ đạo, Bộ Giao thông vận tải và nhiều địa phương được giao làm cơ quan chủ quản đã nỗ lực, cố gắng tập trung triển khai công tác chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư, triển khai thi công các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, một số địa phương vẫn còn chậm triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật theo yêu cầu tại Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 28/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ, ảnh hưởng đến tiến độ các dự án, đặc biệt đối với các dự án có tiến độ yêu cầu hoàn thành năm 2025 như: Cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, Tuyên Quang - Hà Giang, Biên Hòa - Vũng Tàu, Hòa Liên - Túy Loan, Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, Dự án thành phần 1 và Dự án thành phần 3 thuộc cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Ưu tiên giải phóng mặt bằng tại các vị trí là đường găng về tiến độ thi công

Để hoàn thành các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải đúng tiến độ đề ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Các đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; các tổ chức, đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Ban Dân vận, các đoàn thể chính trị xã hội, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,... phải vào cuộc trong công tác giải phóng mặt bằng; tăng cường làm việc trực tiếp với người dân, thực hiện công tác dân vận để nắm bắt tâm tư nguyện vọng, vận dụng sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả các quy định của pháp luật để giải quyết các khiếu nại, kiến nghị hợp pháp, chính đáng của người dân…; phối hợp với các chủ đầu tư để ưu tiên giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các vị trí là đường găng về tiến độ thi công như khu vực xử lý nền đất yếu, công trình cầu, hầm lớn, khu vực đường tiếp cận thi công; trong đó lưu ý tập trung vào một số công việc cụ thể sau:

a) Với các dự án có kế hoạch hoàn thành trong năm 2025, yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các khu tái định cư, di dời hệ thống đường điện cao thế, tập trung chỉ đạo để hoàn thành các công việc GPMB và bàn giao toàn bộ mặt bằng cho các dự án trước ngày 30/8/2024, cụ thể:

- Các tỉnh, thành phố: Tuyên Quang, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bình Dương chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương huy động tối đa nguồn lực, tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc để thu hồi diện tích đất còn lại và bàn giao toàn bộ mặt bằng cho các dự án: cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, Tuyên Quang - Hà Giang, Hòa Liên - Túy Loan, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Vành đai 3 - Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt các tỉnh có khối lượng còn lại lớn như Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Tuyên Quang.

- Các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng, các địa phương phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành công tác di dời đường điện cao thế tại các dự án, đặc biệt tại các tỉnh có khối lượng cần di dời lớn như: Hà Tĩnh, Phú Yên, Khánh Hòa, Hậu Giang, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh (cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Vành đai 3 - Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa - Vũng Tàu).

- Tỉnh Bình Định thực hiện song song, đồng thời các thủ tục chuyển mục đích sử dụng Rừng dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 để bàn giao mặt bằng cho dự án ngay sau khi Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng.

- Tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thành khai thác, thu hồi cây rừng để bàn giao mặt bằng tại dự án Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

b) Với các dự án còn lại, yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các khu tái định cư, di dời hệ thống đường điện cao thế, tập trung chỉ đạo để hoàn thành các công việc GPMB và bàn giao toàn bộ mặt bằng cho các dự án trong năm 2024, cụ thể:

- Tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương huy động tối đa nguồn lực, tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc để sớm hoàn thành các thủ tục liên quan đến giá đền bù, phê duyệt phương án, chi trả bồi thường, xây dựng khu tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật và bàn giao toàn bộ mặt bằng dự án Hữu Nghị - Chi Lăng trong năm 2024.

- Các tỉnh An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bắc Ninh, Cao Bằng và thành phố Cần Thơ đã làm tốt công tác GPMB các Dự án: Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, Đồng Đăng - Trà Lĩnh cần tiếp tục phát huy để bàn giao toàn bộ phần mặt bằng còn lại trong tháng 8/2024.

- Các tỉnh Hưng Yên, Đồng Tháp, Tiền Giang, Thành phố Hà Nội cần quyết liệt hơn nữa, tập trung chỉ đạo các sở, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ GPMB để bàn giao cho các dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, Cao Lãnh - An Hữu trong tháng 9/2024.

- Các tỉnh An Giang, Hưng Yên, Bắc Ninh, Tiền Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng đẩy nhanh xây dựng các khu tái định cư tại các dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, An Hữu - Cao Lãnh, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Đồng Đăng - Trà Lĩnh, sớm ổn định cuộc sống của người dân.

- Các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh, chính quyền địa phương nơi dự án đi qua phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, EVN đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công tác di dời đường điện cao thế các dự án Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, Cao Lãnh - An Hữu (Dự án thành phần 1), Đồng Đăng - Trà Lĩnh.

- Tỉnh Bắc Ninh rà soát chi phí GPMB, phối hợp các cơ quan chủ quản dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội để cân đối tổng mức đầu tư cho dự án thành phần 1.3, báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh chủ trương đầu tư (nếu cần) làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.

Tập trung nguồn vật tư, nhân lực để triển khai di dời các đường điện cao thế

2. Bộ Công Thương và EVN hỗ trợ các chủ đầu tư triển khai các thủ tục để sớm hoàn thành hồ sơ di dời đường điện cao thế; EVN đôn đốc các đơn vị thành viên ưu tiên tập trung nguồn vật tư, nhân lực để triển khai di dời các đường điện cao thế; rút ngắn thời gian phê duyệt phương án cắt điện để thực hiện di dời, ưu tiên hoàn thành di dời trong tháng 8/2024 tại các dự án có kế hoạch hoàn thành năm 2025, nhất là tại các địa phương có khối lượng lớn như: Hà Tĩnh, Phú Yên, Khánh Hòa, Hậu Giang, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh (cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Vành đai 3 - Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa -Vũng Tàu); cơ bản hoàn thành trước ngày 30/9/2024 với các dự án cao tốc Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Dự án thành phần 1 cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, Đồng Đăng - Trà Lĩnh và hoàn thành trước ngày 31/12/2024 đối với các dự án Hữu Nghị - Chi Lăng, Dự án thành phần 2 cao tốc Cao Lãnh - An Hữu.

3. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo chủ đầu tư, nhà thầu thi công phối hợp chặt chẽ với địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác GPMB, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật đáp ứng tiến độ yêu cầu.

4. Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo và Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Giao thông vận tải theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này, kịp thời tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các cơ quan trong hệ thống chính trị, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan, Bí thư, Chủ tịch UBNS các tỉnh, thành phố và đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Công điện này.

Thu Quỳnh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nơi mái nhà xưa hòa quyện cùng hơi thở hiện đại

    (Xây dựng) - Là một quán cafe nằm tại Đông Anh, Thành phố Hà Nội - nơi có tốc độ đô thị hóa cao, Ngói space nổi bật giữa những công trình bê tông, vách kính và mái tôn ngột ngạt.

  • Yên Bái: Tặng quà hỗ trợ gia đình thân nhân liệt sỹ bị thiệt hại do bão số 3

    (Xây dựng) - Ngày 18/9, Đoàn công tác của Trung ương Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ Việt Nam (Trung ương Hội) do Trung tướng Hoàng Khánh Hưng, Chủ tịch Trung ương Hội dẫn đầu đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ 05 gia đình thân nhân liệt sỹ trên địa bàn thành phố Yên Bái.

  • Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam ủng hộ 200 triệu đồng khắc phục hậu quả bão lũ

    (Xây dựng) - Ngày 20/9, ông Nguyễn Hồng Quân, Chủ tịch Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng và đại diện lãnh đạo cơ quan, hội viên trực thuộc Hội đã trao số tiền 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả thiên tai do cơn bão số 3 gây ra tới Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

  • Bình Dương: Xử lý rác để phát triển “sản phẩm xanh”

    (Xây dựng) - Được biết đến là tỉnh phát triển công nghiệp, ngay từ những ngày đầu tái lập Bình Dương luôn chú trọng công tác bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển bền vững. Công ty Cổ phần – Tổng Công ty Nước và Môi trường Bình Dương (Biwase) được tỉnh Bình Dương giao nhiệm vụ không chỉ cung cấp nguồn nước sạch, mà còn xử lý nước thải, chất thải, tái tạo năng lượng và tái chế rác tạo sản phẩm thân thiện môi trường.

  • Quảng Trạch (Quảng Bình): Tập trung nguồn lực xây dựng Quảng Phương trở thành đô thị loại V

    (Xây dựng) - Trước khi được quy hoạch, khu vực này là vùng cát trắng mênh mông nhưng bằng sự quyết tâm, tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị trẻ Quảng Trạch đang từng bước phát triển…

  • Xu hướng mới về ứng dụng yếu tố xanh bền vững trong xây dựng công trình

    (Xây dựng) - Không dừng lại ở câu chuyện sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, giải pháp tiết kiệm điện năng, các công trình còn góp phần định hình sức mạnh của một đô thị, một quốc gia. Bằng những cách kiến giải độc đáo về khái niệm “xanh bền vững” và những sáng tạo trong kiến trúc, Văn Phú - Invest không chỉ tạo ra giải pháp ứng phó linh hoạt với những diễn biến phức tạp của khí hậu mà còn hàn gắn những “đứt gãy” trong cộng đồng và xoa dịu căng thẳng cho những thế hệ nhiều áp lực.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load