Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 13/10/2024 18:09 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội: Cần xây dựng lộ trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

12:39 | 17/06/2024

(Xây dựng) – Cần nghiên cứu xác định quy mô khu xử lý chất thải tập trung trong quá trình lập Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội. Đồng thời, xây dựng lộ trình hoàn thành mục tiêu phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và xóa bỏ vùng ảnh hưởng môi trường các khu xử lý chất thải rắn tập trung.

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội: Cần xây dựng lộ trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
Kiến nghị giảm quy mô Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Sóc Sơn (không mở rộng giai đoạn 3), giữ nguyên diện tích hiện trạng khoảng 157,23ha.

Theo quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 609/QĐ-TTg ngày 25/4/2014 chia 3 vùng phía Bắc, Nam và Tây, xác định 17 khu xử lý chất thải, trong đó 8 khu hiện có nâng cấp, mở rộng và 9 khu đầu tư mới; 5 trạm trung chuyển; 26 bãi đổ chất thải rắn xây dựng; 3 bãi chôn lấp bùn thải thoát nước…

Sau 10 năm triển khai quy hoạch, bên cạnh một số kết quả đạt được vẫn còn một số nội dung chưa được triển khai đồng bộ trong đó có công tác phân loại rác tại nguồn, tỷ lệ chôn lấp còn lớn, chưa đạt mục tiêu đề ra. Ngoài ra, trong quá trình triển khai quy hoạch đã phát sinh nhiều bất cập như khoảng cách vận chuyển lớn làm tăng giá thành xử lý, quá trình vận chuyển có tình trạng rò rỉ nước rác gây mất an toàn giao thông, tình trạng ô nhiễm môi trường trên các cung đường vận chuyển và xung quanh các khu xử lý rác tập trung làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân, gây bức xúc trong dư luận dẫn đến người dân tổ chức ngăn chặn xe chở rác vào khu xử lý làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự... công tác xử lý chất thải rắn còn nhiều khó khăn, bất cập.

Các vị trí quy hoạch xây dựng nhà máy xử lý đã có dự án đầu tư nhưng chưa được triển khai xây dựng hoặc triển khai chậm tiến độ. Theo số liệu thống kê, khối lượng rác thải phát sinh trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay khoảng 7.500 tấn/ngày và chủ yếu được xử lý tại hai khu xử lý chất thải rắn là Nam Sơn (Sóc Sơn) và Xuân Sơn (Sơn Tây). Riêng Nhà máy Điện rác Sóc Sơn thuộc Khu xử lý chất thải rắn Nam Sơn (Sóc Sơn) do Công ty Cổ phần Năng lượng Môi trường Thiên Ý Hà Nội làm chủ đầu tư đã đi vào vận hành 5 lò đốt rác với công suất 4.000 tấn/ngày, công suất phát điện là 90MW.

Việc đưa vào vận hành Nhà máy Điện rác Sóc Sơn đã góp phần giải quyết hơn 70% lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong ngày tại địa bàn Thủ đô Hà Nội, góp phần giảm áp lực việc mở rộng các khu chôn lấp rác ở 2 Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn và Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn. Đặc biệt, khi đi vào vận hành ổn định, Nhà máy Điện rác Sóc Sơn góp phần hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ xảy ra sự cố môi trường do ùn ứ rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội và lượng nước rỉ rác phát sinh do phải chôn lấp.

Tuy nhiên, công tác xử lý chất thải rắn còn nhiều khó khăn, bất cập khi chưa thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, dẫn chưa đạt mục tiêu đề ra. Theo dữ liệu thống kê tại dự thảo Quy hoạch Thủ đô, thành phần rác thải sinh hoạt gồm: Chất thải thực phẩm và hữu cơ chiếm tỷ lệ từ 62%-78% (trung bình khoảng 70%); chất thải có thể tái chế chiếm từ 15-25% (trung bình 20%). Như vậy nếu làm tốt công tác phân loại rác tại nguồn thì lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh cần xử lý chỉ chiếm 10%. Dự báo, tỷ lệ rác thải sinh hoạt phát sinh trong ngày của Thủ đô Hà Nội đến năm 2045 khoảng 15.000 tấn/ngày. Vậy nếu làm tốt công tác phân loại rác tại nguồn thì lượng rác thải sinh hoạt cần xử lý (đốt) chỉ còn từ 1.500 - 2.000 tấn/ngày.

Đối chiếu với công suất các nhà máy đốt rác phát điện trên địa bàn Thành phố đã, đang và sẽ hoàn thành theo quy hoạch thì với lượng rác thải sinh hoạt đã qua phân loại sẽ chỉ là khối lượng nhỏ so với công suất của các nhà máy như: Nhà máy Điện rác Sóc Sơn: 4000 tấn/ngày; nhà máy đốt rác phát điện Hà Nội: 2500-3000 tấn/ngày; Phù Đổng: 1.200 tấn/ngày; Việt Hùng: 600 tấn/ngày; Cầu Diễn 200 tấn/ngày; Châu Can: 1.000 tấn/ngày; Xuân Sơn 3.000 tấn/ngày…

Từ những phân tích nêu trên, có thể thấy nếu làm tốt phân loại rác sinh hoạt tại nguồn thì áp lực công tác xử lý chất thải rắn phát sinh của Thủ đô sẽ giảm đi đáng kể. Việc dư thừa công suất các nhà máy xử lý rác sẽ phục vụ cho mục tiêu phục hồi hố chôn lấp (rác đã chôn lấp) tiến tới xóa bỏ vùng ảnh hưởng môi trường, sử dụng quỹ đất vùng ảnh hưởng môi trường cho mục tiêu phát triển kinh tế, góp phần quan trọng để đạt được các mục tiêu trong chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Xuân Thắng, Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Sóc Sơn cho biết: Theo Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Sóc Sơn được định hướng cùng với Đông Anh, Mê Linh trở thành thành phố phía Bắc của Thủ đô. Định hướng này đang được cụ thể hóa lộ trình thực hiện tại các đồ án Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến 2045, tầm nhìn đến 2065. Trong đó, huyện Sóc Sơn được quy hoạch thành trung tâm kết nối vùng, liên vùng và quốc tế của Thủ đô, là động lực phía Bắc thúc đẩy phát triển Thủ đô. Xây dựng đô thị Sóc Sơn trở thành đô thị phát triển về dịch vụ, công nghiệp, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, hướng tới mục tiêu thu hút dân cư, giảm áp lực cho đô thị trung tâm, đảm bảo sự cân đối, hài hòa vì mục tiêu phát triển bền vững của Thủ đô.

Để từng bước cụ thể hóa các mục tiêu theo quy hoạch, bên cạnh huy động nguồn lực ngân sách nhà nước để đầu tư kết cấu hạ tầng, huyện xác định đẩy mạnh thu hút đầu tư. Đồng thời, kiến nghị giảm quy mô Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn (không mở rộng giai đoạn 3), giữ nguyên diện tích hiện trạng khoảng 157,23ha và không bố trí Khu xử lý chất thải cấp Quốc gia tại huyện Sóc Sơn, chỉ xác định phục vụ cho khu vực phía Bắc Thủ đô. Bên cạnh đó, xây dựng lộ trình phục hồi hố chôn lấp rác để xác định thời hạn xóa bỏ vùng ảnh hưởng môi trường; sử dụng hiệu quả quỹ đất đã phục hồi, quỹ đất vùng ảnh hưởng môi trường cho nhiệm vụ phát triển kinh tế (kêu gọi đầu tư trồng cây xanh, sân golf, vườn ươm... tiến tới không tiếp tục đầu tư từ nguồn ngân sách cho công tác giải phóng mặt bằng di dân vùng ảnh hưởng môi trường đến 1000m.

Huy Trung

Theo

Cùng chuyên mục
  • Ấm lòng những ngôi nhà Đại đoàn kết tại những xã nghèo của tỉnh Bắc Kạn

    Đến tháng 9/2024, tỉnh Bắc Kạn có hơn 1.100 hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ nhà ở, trong đó, hơn 850 nhà đã hoàn thành, hơn 230 nhà đang thực hiện, trên 10 nhà chưa khởi công.

  • Vĩnh Phúc: Vì sao loạt sự cố sạt lở, hư hại công trình trong khi chạy thử nghiệm tại dự án ODA?

    (Xây dựng) – Ban Quản lý dự án sử dụng vốn vay nước ngoài tỉnh Vĩnh Phúc (ODA) đã chính thức lên tiếng và đưa ra những giải thích ban đầu về tình trạng sạt lở, hư hại các hạng mục công trình thuộc dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt tỉnh Vĩnh Phúc.

  • Bài 3: Tín hiệu vui

    (Xây dựng) - Trước tiềm năng đang được “đánh thức”, nhiều ý kiến của lãnh đạo nhằm xúc tuyến thực hiện dự án giao thông trọng điểm để phát triển Cà Mau. Hiện các dự án đang được thực hiện, một tín hiệu vui miền cuối đất.

  • Bài 2: Đánh thức tiềm năng

    (Xây dựng) - Hiện nay, ngoài việc thực hiện các dự án, tỉnh đang gấp gúp hoàn thiện hồ sơ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm. Tại các hội nghị giao ban, công tác hoàn thành hồ sơ, tiến độ của dự án được đặt lên hàng đầu…

  • Bài 1: Các “điểm nghẽn” cần tháo gỡ

    (Xây dựng) - Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã có văn bản chỉ đạo về việc tập trung phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của Trung ương để tiếp tục triển khai thực thiện các nội dung kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, tỉnh sẽ tập trung đầu tư xây dựng các dự án giao thông trọng điểm như: Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Cà Mau, cảng biển Hòn Khoai; Nâng cấp, mở rộng tuyến đường Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh từ thành phố Cà Mau đến Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Các dự trên hoàn thành tạo một viễn cảnh mới ở miền cuối đất.

  • Yên Bái: Đón nhận, truy điệu và an táng 2 hài cốt liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

    (Xây dựng) - Ngày 11/10, tại Nghĩa trang liệt sỹ huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể xã Y Can và xã Cường Thịnh (huyện Trấn Yên) đã tổ chức trọng thể Lễ đón nhận, truy điệu và an táng 2 hài cốt liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là liệt sỹ Phan Văn Ngó (xã Y Can) và liệt sỹ Nguyễn Văn Bình (xã Cường Thịnh).

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load