Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 20:09 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Quy định việc quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng cấp nước sạch

20:34 | 01/07/2022

(Xây dựng) - Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Nghị định số 43/2022/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch.

quy dinh viec quan ly khai thac ket cau ha tang cap nuoc sach
Ảnh minh họa (nguồn: TL).

Nghị định này quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch do Nhà nước đầu tư, quản lý gồm: Tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn tập trung và tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch đô thị.

Nghị định nêu rõ, mọi tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch do Nhà nước đầu tư, quản lý đều được Nhà nước giao cho đối tượng quản lý theo quy định của pháp luật.

Việc giao tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch cho đối tượng quản lý phải căn cứ vào điều kiện cụ thể về quy mô công trình, công nghệ cấp nước, xử lý nước, đặc điểm kinh tế, xã hội của từng địa phương và các điều kiện khác quy định tại Nghị định này.

Việc giao đất, cho thuê đất, thu tiền thuê đất, miễn, giảm tiền thuê đất và quản lý, sử dụng đất gắn với tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

UBND cấp tỉnh quyết định việc giao trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch trên địa bàn cho cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch thuộc UBND cấp tỉnh (cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch) đảm bảo thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan, phù hợp với quy mô tài sản và đặc điểm kinh tế, xã hội của địa phương.

Nhà nước khuyến khích thực hiện xã hội hóa nhằm huy động và đa dạng hóa nguồn lực để duy trì, phát triển, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch.

Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch phải bảo đảm công khai, minh bạch; đảm bảo mục tiêu cung cấp nước sinh hoạt góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe người dân và an sinh xã hội; được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật…

Đối tượng được giao tài sản kết cấu hạ tầng

Theo Nghị định, đối tượng được giao tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn tập trung gồm:

1- Đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng cấp nước sạch.

2- Ủy ban nhân dân cấp xã.

3- Doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần có vốn Nhà nước (sau đây gọi là doanh nghiệp có vốn Nhà nước) có chức năng sản xuất, kinh doanh nước sạch theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về sản xuất, kinh doanh nước sạch.

4- Cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch.

Đối tượng được giao tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch đô thị gồm:

1- Đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng cấp nước sạch.

2- Doanh nghiệp có vốn nhà nước có chức năng sản xuất, kinh doanh nước sạch theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về sản xuất, kinh doanh nước sạch.

3- Cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch.

Huyền Trang

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Đầu tư xây dựng 29 cầu vượt cho người đi bộ

    (Xây dựng) - Nhằm giải quyết nhu cầu đi lại của người dân cũng như đảm bảo an toàn giao thông, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông vừa báo cáo Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề xuất UBND Thành phố đầu tư xây dựng 29 cầu vượt cho người đi bộ tại các vị trí đông dân cư, trường học trên địa bàn Thành phố.

  • Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ công trình tại thành phố Sóc Trăng

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Sóc Trăng, Đoàn công tác gồm: Đồng chí Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lành đạo Sở, ban, ngành vừa có chuyến kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng và tiến độ thực hiện các công trình trên địa bàn thành phố Sóc Trăng.

  • Cà Mau: Triển khai xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu

    (Xây dựng) – Dự án xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu có tổng kinh phí gần 32 triệu euro để xây đê biển và kè chắn sóng ở Cà Mau. Liên minh châu Âu sẽ viện trợ không hoàn lại 3,76 triệu euro, Cơ quan Phát triển Pháp cho vay hơn 19 triệu euro, còn lại khoảng 9 triệu euro từ nguồn vốn đối ứng của tỉnh Cà Mau.

  • Thái Nguyên: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm

    (Xây dựng) – Với những đột phá về hạ tầng giao thông trong những năm gần đây, diện mạo của tỉnh Thái Nguyên đã có những chuyển biến mạnh mẽ, nhiều dự án giao thông trọng điểm của tỉnh được nhanh chóng triển khai, hoàn thiện về hạ tầng. Đó chính là động lực để tỉnh phấn đấu sớm trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030.

  • Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng nỗ lực về đích

    (Xây dựng) - Những ngày này, không khí làm việc trên các công trường thuộc dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng luôn hối hả. Các đơn vị đang dốc toàn lực đẩy nhanh tiến độ, nhằm đưa dự án về đích, tạo đà thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển…

  • Hà Nội: Phê duyệt phương án tuyến, vị trí tuyến đường LK54

    (Xây dựng) - Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4603/QĐ-UBND ngày 04/9/2024 về việc phê duyệt phương án tuyến, vị trí tuyến đường LK54, từ khu tái định cư phục vụ công tác GPMB cầu Nhật Tân, đường 5 kéo dài và các dự án phát triển đô thị đến đường LK53, tỷ lệ 1/500.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load