Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 19/09/2024 08:05 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / 789club ios /

Quốc hội bổ sung 8 dự án Luật cho ý kiến, thông qua trong năm 2023

14:39 | 09/06/2023

(Xây dựng) – Ngày 2/6/2023, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 89/2023/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 tại Kỳ họp thứ 5.

Quốc hội bổ sung 8 dự án Luật cho ý kiến, thông qua trong năm 2023
Quốc hội khóa XV sẽ cho ý kiến đối với 6 dự án Luật tại Kỳ họp thứ 6 tổ chức vào tháng 10/2023.

Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, công tác xây dựng pháp luật tiếp tục có nhiều đổi mới, sáng tạo, thiết thực và hiệu quả, phát huy dân chủ, tăng tính pháp quyền, đề cao trách nhiệm với tinh thần lập pháp chủ động, vào cuộc từ sớm, từ xa. Những kết quả tích cực đạt được trong công tác lập pháp đã góp phần quan trọng hoàn thiện, đồng bộ thể chế phát triển và tăng cường bảo đảm quyền con người, quyền công dân, phục vụ có hiệu quả yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tuy nhiên, trong công tác lập và thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần được khẩn trương khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới.

Cụ thể, Quốc hội đề nghị bổ sung 8 dự án Luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023. Trong đó, dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đã trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 6 diễn ra vào tháng 10/2023. Các dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 tổ chức vào tháng 10/2023. Ngoài ra, dự án Pháp lệnh Chi phí tố tụng cũng sẽ được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, thông qua trong năm nay.

Về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, Kỳ họp thứ 7 tổ chức vào tháng 5/2024 sẽ trình Quốc hội thông qua 9 Luật, 1 Nghị quyết và cho ý kiến 9 dự án Luật. Ở Kỳ họp thứ 8 diễn ra vào tháng 10/2024, Quốc hội sẽ thông qua 9 Luật và cho ý kiến đối với 2 dự án Luật.

Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia trong quy trình xây dựng pháp luật đề cao trách nhiệm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm thực hiện nghiêm Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; không đề nghị bổ sung dự án vào Chương trình ở thời điểm sát kỳ họp Quốc hội, trừ trường hợp thực sự cần thiết, cấp bách, cần triển khai kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, kết luận, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; khắc phục triệt để tình trạng gửi hồ sơ dự án, dự thảo không đúng thời hạn quy định.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan, tổ chức có liên quan tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ lập pháp được giao trong Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 và các nhiệm vụ bổ sung (nếu có), bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Cơ quan, tổ chức và cá nhân được giao chủ trì soạn thảo thực hiện nghiêm, thực chất việc tổng kết thi hành pháp luật, đánh giá tác động của chính sách, lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động, bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Việc soạn thảo phải đặt yêu cầu cao về chất lượng, bám sát và kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn; tuân thủ các yêu cầu trong Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và các nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Bộ Tư pháp cần phát huy tốt hơn nữa vai trò thẩm định, lập dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ; tham mưu và giúp đỡ Chính phủ kiểm soát chặt chẽ hồ sơ đề nghị xây dựng Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết bảo đảm chất lượng, đầy đủ theo đúng quy định; thực hiện tốt nhiệm vụ cơ quan đầu mối giúp Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ lập pháp.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cần phối hợp chặt chẽ, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết này. Trong quá trình thực hiện, căn cứ yêu cầu thực tiễn, trên cơ sở xem xét đề nghị của Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo đúng quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và báo cáo Quốc hội.

Dịch Phong

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load