Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 12/10/2024 23:02 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Quảng Trị: Mỗi làng nghề truyền thống mang một nét đẹp văn hóa riêng

19:29 | 29/08/2023

(Xây dựng) - Quảng Trị được ví như khúc ruột miền Trung là vùng quê gió lào, cát trắng. Cũng chính nơi này đã hình thành nhiều làng nghề truyền thống từ hàng trăm năm về trước, mỗi làng nghề mang một “hồn cốt” riêng, khắc họa bức tranh chân thực mang giá trị nghệ thuật tuyệt tác.

Quảng Trị: Mỗi làng nghề truyền thống mang một nét đẹp văn hóa riêng
Sản phẩm đan lát của Lan Đình được khách hàng mua về làm vật dụng trong gia đình.

Mặt trời vừa ló lên khỏi ngọn tre là lúc chị Nguyễn Thị Hằng ở thôn Bố Liêu, xã Triệu Hòa (huyện Triệu Phong, Quảng Trị) vừa xong xuôi việc nhà. Chị lại vội vã di chuyển đến nhà hàng xóm, nơi tập trung nhóm chị em trong thôn cùng làm nghề chằm nón. Ngày mới bắt đầu, trong một căn phòng của nhà chị Nguyễn Thị Mai rộng khoảng chừng 30-40m2, một nhóm chị em gồm 5 người, những đôi bàn tay mềm mại, uyển chuyển, người thì vuốt tre tạo thành khung nón, người thì thao tác tác chằm nón, thoăn thoắt những mũi kim, đường chỉ xuyên qua lá nón cuộn chặt vào vành tre… Cứ thế bình quân mỗi ngày một chị chằm được 2-3 chiếc nón.

Thôn Bố Liêu là một vùng quê thuần nông, đời sống chủ yếu dựa vào cây lúa nước. Đất chật người đông, từ bao đời người dân nơi đây phải trải qua nhiều gian nan vất vả, một nắng hai sương “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng cuộc sống vẫn chật vật, khó khăn. “Cái khó ló cái khôn”, cùng với sự cần cù, chịu thương, chịu khó nên nghề chằm nón lá đã hình thành ở Bố Liêu từ rất sớm.

Tuy đến nay, các bậc cao niên trong làng không ai biết chính xác nghề chằm nón ở Bố Liêu có từ bao giờ, nhưng ai cũng thừa nhận rằng, nghề chằm nón đã mang thêm một hơi thở mới, góp mặt cho sự thay da đổi thịt nhất định của làng quê Bố Liêu.

Ông Nguyễn Tri Phương – Trưởng thôn Bố Liêu bộc bạch: Nghề chằm nón tuy thu nhập không cao, nhưng hầu như ngày nào cũng có tiền thu vào, bình quân mỗi người cũng chằm được 2 đến 3 cái, thu về từ 70-100 nghìn đồng/ngày, nhà nào có nhiều người làm thì thu nhập tăng lên. Đặc biệt vào những năm 80 của thế kỷ trước, khi mà mùa màng thất bát triền miên bởi trời không thuận, gió không hòa, nhưng nhờ nghề chằm nón mà người dân Bố Liêu vẫn có tiền trang trải đủ cho cái ăn, cái mặc, con cái vẫn có điều kiện đến trường…

Rời Bố Liêu, chúng tôi đến với địa danh Dốc Miếu đi thăm làng Lan Đình, thuộc xã Phong Bình (huyện Gio Linh, Quảng Trị), nơi có nghề đan lát truyền thống nổi tiếng ở Quảng Trị. Cùng anh Trần Chiến - Chủ tịch Hội nông dân xã Phong Bình rong ruổi trên những con đường làng Lan Đình, rồi câu chuyện về nghề đan lát của Lan Đình giữa chúng tôi mỗi lúc một sôi nổi. Được biết, làng Lan Đình hình thành cách đây khoảng hơn 600 năm về trước, người dân xưa nay sống chủ yếu dựa vào trồng lúa và hoa màu. Bên cạnh đó, dựa vào lợi thế là vùng đất gò đồi, cây tre phát triển tốt, cùng với tính cần cù, chăm chỉ làm ăn, người dân Lan Đình đã phát triển thêm nghề đan lát mà nguyên liệu là lấy từ cây tre mọc quanh vùng.

Ông Nguyễn Lân, ở thôn Lan Đình năm nay đã gần 80 tuổi, ông theo nghề đan lát từ lúc mới lên 10 tuổi. Ông Lân cho hay, từ nhỏ thấy cha mẹ làm nghề đan lát, ông tự làm theo, dần dần làm nghề thông thạo, ông giữ nghề cho đến hôm nay. Những sản phẩm đan lát bằng tre của làng Lan Đình như thúng, nẽn, trẹt, sàng, dần… Tuy là nghề thủ công, nhưng để có những sản phẩm đẹp, chất lượng, thì đòi hỏi người nghệ nhân phải khéo tay, tỉ mỉ, đặc biệt là chọn vật liệu đầu vào phải đảm bảo về chất lượng.

Thực tế cho thấy, các sản phẩm của Lan Đình được khách hàng rất tín nhiệm, hàng sản xuất đến đâu thì được thương lái bao tiêu đến đấy. Hiện tại, thôn Lan Đình có khoảng 300 hộ gia đình đang giữ nghề, chiếm hơn 80% số hộ trong thôn, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.

Ngoài nghề chằm nón của làng Bố Liêu và nghề đan lát của làng Lan Đình, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị còn có nhiều làng nghề truyền thống có tên tuổi và tồn tại qua nhiều đời, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho biết bao bộ phận dân cư, các làng nghề phải kể đến như: Làng nghề chạm mộc Cát Sơn, xã Trung Giang, huyện Gio Linh; Làng nghề chiếu Lâm Xuân, Gio Mai, huyện Gio Linh; nghề bún Cẩm Thạch, xã Hiền An, huyện Cam Lộ…

Mỗi làng nghề truyền thống không những giữ được “hồn cốt” văn hóa sâu sắc, mà còn thu hút và để lại bao dấu ấn, hình ảnh đẹp trong lòng du khách. Và có thể nói, dấu chân của nhiều du khách từ xa xôi biết được những làng nghề truyền thống ở Quảng Trị qua báo, mạng xã hội, khi đến Quảng Trị họ đã lặn lội tìm về tham quan các làng nghề truyền thống. Có một du khách từ Mỹ, khi đến thăm quan làng nón Bố Liêu, du khách không những thán phục sự khéo léo và cần mẫn của người Bố Liêu tạo nên những vành nón tuyệt tác, mà còn đặt mua hàng trăm chiếc nón để đưa về Mỹ làm quà cho người thân, bạn bè…

Phải thừa nhận rằng, nền khoa học càng tiến bộ và phát triển, thì các ngành nghề thủ công phải trải qua một cuộc cạnh tranh khốc liệt, nhiều ngành nghề thủ công không thể tồn tại tiếp, đó là quy luật tất yếu và khách quan. Song một số làng nghề truyền thống ở Quảng Trị vẫn tồn tại hàng trăm năm và tiếp tục lưu giữ cho đến ngày nay.

Tuy nhiên, các làng nghề này cũng không tránh khỏi sự mai một của giai đoạn mới, trước sự vận động của nền khoa học hiện đại, tiên tiến. Song, chúng ta điều hiểu rằng, nghề truyền thống không những gắn liền đời sống của người dân ở nhiều vùng, miền khác nhau qua nhiều đời, nhiều thế hệ mà nó còn là nét văn hóa đặc trưng mang cốt cách của con người ở thôn quê, chứa đựng sự sắt son, thôn dã, nghị lực, tình làng nghĩa xóm đong đầy… ở những vùng quê dù đi qua bao dặm thăng trầm.

Theo Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị, hiện nay một số nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đang có nguy cơ mai một và cần có sự tác động kịp thời từ phía Nhà nước để phát huy, lưu giữ các làng nghề truyền thống. Được biết, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2023-2030.

Với mục tiêu, bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của làng nghề; thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề, chú trọng phát triển làng nghề với các sản phẩm là thế mạnh của tỉnh; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; bảo vệ cảnh quan không gian và môi trường, xây dựng các khu dân cư, làng văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn bền vững. Có lẽ từ động thái này, người dân các làng nghề truyền thống trên địa bàn Quảng Trị đang kỳ vọng về những sự chuyển động tích cực tiếp theo của kế hoạch nói trên.

Hữu Tiến

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Những công trình kiến trúc mang dấu ấn vượt thời gian

    (Xây dựng) - Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi lưu giữ dấu tích qua những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử. Những công trình này là “nhân chứng sống”, đồng hành với những sự kiện quan trọng của đất nước. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), cùng nhìn ngắm lại qua những khung hình để thấy được một Hà Nội đã thay đổi thế nào.

    21:44 | 09/10/2024
  • Vẻ đẹp ngỡ ngàng của những công trình, kiến trúc vượt thời gian tại Hà thành

    Hà Nội ngàn năm văn hiến, nơi ghi dấu lịch sử ngàn năm, hội tụ hồn thiêng sông núi, tinh hoa văn hóa dân tộc. Ở đó, có những ngôi nhà xưa cũ đã "chứng kiến" biết bao thăng trầm của Thủ đô...

    09:06 | 09/10/2024
  • Bắc Ninh: Sắp diễn ra Lễ hội bánh dân gian ba miền

    (Xây dựng) - Từ ngày 11-13/10, tại Trung tâm sát hạch lái xe Đông Đô (Khu công nghiệp Lâm Bình, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích và Xúc tiến du lịch Bắc Ninh tổ chức Lễ hội liên hoan bánh dân gian ba miền và kết nối du lịch Bắc Ninh. Sự kiện được tổ chức nhân dịp kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, mang thông điệp tôn vinh những người phụ nữ Việt Nam tài hoa, những người gìn giữ và phát huy truyền thống làm bánh của dân tộc.

    17:14 | 08/10/2024
  • Có một Điện Biên trong lòng Hà Nội

    (Xây dựng) - Năm nay, chúng ta kỷ niệm lần thứ 70 “Ngày bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô” (10/10/1954-10/10/2024). Những người dân Hà Nội ngày ấy, giờ cũng đã cao tuổi. Tôi may mắn được quen biết một gia đình người Hà Nội gốc, có người con cả đi bộ đội từ vùng tự do Hà Nam năm 1949, tham gia đánh trận Điện Biên Phủ và là một trong những chiến sĩ công binh (thuộc Đại đoàn Công pháo 351) được vào Hà Nội từ sớm, rà phá bom mìn, chuẩn bị cho bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô. May mắn thay, ông gặp lại gia đình. Người em trai thứ hai của ông, Trương Hiếu, năm đó 15 tuổi, đã chứng kiến giây phút anh trai mình trở về cùng đoàn quân chiến thắng. Ông kể lại những sự việc này, như muốn nói với thế hệ hôm nay rằng: “Người Hà Nội là như thế. Với gia đình ông, có một Điện Biên trong lòng Hà Nội”.

    11:15 | 08/10/2024
  • Hà Tĩnh: Bãi bỏ Quy hoạch chi tiết mở rộng khuôn viên Khu di tích Nguyễn Công Trứ

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Quyết định số 2318/QĐ-UBND về việc bãi bỏ Quy hoạch chi tiết 1/500 mở rộng khuôn viên Khu di tích Nguyễn Công Trứ.

    09:39 | 08/10/2024
  • Ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô”

    (Xây dựng) – Ngày 7/10, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954 – 2024)”. Tác phẩm là sự nhìn nhận lại chặng đường phát triển của kiến trúc, đô thị Hà Nội từ 1954 đến nay và những mong muốn phát triển cho một Hà Nội trong tương lai.

    00:43 | 08/10/2024
  • Tái hiện mô hình di tích ở Hồ Gươm: Nên hay không nên?

    (Xây dựng) - Trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, việc dựng lên các mô hình di tích lịch sử của Hà Nội ven hồ Hoàn Kiếm cho buổi lễ diễu binh, diễu hành đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Một số người thắc mắc: “Tại sao lại phải tái hiện những di tích vốn đã hiện hữu ngay tại Hà Nội?”. Thậm chí, có người còn gọi đây là “Hà Nội giả”.

    14:19 | 07/10/2024
  • Thừa Thiên – Huế: Đầu tư 73 tỷ đồng tu bổ, phục hồi di tích điện Thoại Thánh

    (Xây dựng) - HĐND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ban hành Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tu bổ, phục hồi thích nghi điện Thoại Thánh thuộc Quần thể di tích lăng vua Gia Long với tổng mức đầu tư hơn 73 tỷ đồng.

    11:08 | 07/10/2024
  • Thanh Hóa: Điều chỉnh dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân

    (Xây dựng) – Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đầu Thanh Tùng ban hành Quyết định số 3964/QĐ-UBND về việc điều chỉnh dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân tại xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

    11:55 | 05/10/2024
  • Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình

    (Xây dựng) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 – 16/7/2024), UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm – biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô. Chương trình là dịp tôn vinh truyền thống lịch sử của Hà Nội, đồng thời quảng bá hình ảnh Thủ đô yêu chuộng hòa bình đến toàn thể người dân và bạn bè quốc tế.

    22:10 | 04/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load