Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 19/09/2024 08:10 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Quảng Ninh: Lễ hội đình Trà Cổ - Đặc sắc văn hóa truyền thống Việt nơi địa đầu Tổ quốc

18:32 | 07/07/2024

(Xây dựng) – Những ngày này, người dân và du khách đến thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) đang rộn ràng trong bầu không khí tưng bừng của Lễ hội truyền thống đình Trà Cổ năm Giáp Thìn 2024. Lễ hội được tổ chức trong 4 ngày, từ ngày 5/7 đến 8/7/2024, tại phường Trà Cổ.

Quảng Ninh: Lễ hội đình Trà Cổ - Đặc sắc văn hóa truyền thống Việt nơi địa đầu Tổ quốc
Hằng năm, từ ngày 30/5 đến 3/6 âm lịch, Lễ hội đình Trà Cổ diễn ra tại đình Trà Cổ - Nơi lưu giữ những giá trị nghệ thuật, kiến trúc độc đáo. (Ảnh: Cổng TTĐT TP Móng Cái)

Đình Trà Cổ là di tích có từ lâu đời ở vùng biên giới Đông Bắc Tổ quốc. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, ngôi đình này được hình thành từ thời Lê Sơ (thế kỷ 15) nằm ở trung tâm của bán đảo Trà Cổ xưa (nay thuộc địa bàn khu Nam Thọ, phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) và được tôn tạo, mở rộng vào thế kỷ 17.

Đây là di tích có giá trị đặc sắc trong không gian văn hóa vùng châu thổ Bắc bộ nói chung, vùng duyên hải Đông Bắc nói riêng; là một di sản văn hóa quý hiếm ở vùng biên viễn, nơi lưu giữ các giá trị văn hóa dân tộc với nét kiến trúc nghệ thuật đình làng điển hình, mang đậm cốt cách, tâm hồn Việt Nam; đồng thời là nơi ghi dấu những cống hiến lớn lao của các thế hệ cha ông trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước.

Với giá trị nổi bật về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc độc đáo, đình Trà Cổ đã được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia tại Quyết định số 15-QĐ/VH ngày 13 tháng 3 năm 1974 của Bộ Văn hóa và được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 1225/QĐ-TTg ngày 24/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Quảng Ninh: Lễ hội đình Trà Cổ - Đặc sắc văn hóa truyền thống Việt nơi địa đầu Tổ quốc
Lễ rước kiệu nghênh thần trên biển tại Lễ hội đình Trà Cổ năm Giáp Thìn 2024. (Ảnh: QMG)

Trải qua hàng trăm năm, với những giá trị về lịch sử, kiến trúc đặc sắc, độc đáo, đình Trà Cổ không chỉ được đánh giá là một trong những ngôi đình có quy mô lớn và kiến trúc đẹp của vùng đồng bằng Bắc bộ và Thanh - Nghệ - Tĩnh, mà còn được xem như biểu tượng “Cột mốc văn hóa” nơi địa đầu Tổ quốc, là minh chứng cho nền văn hóa dân tộc đậm đà bản sắc Việt Nam được gìn giữ, lưu truyền.

Hằng năm, từ ngày 30/5 đến 3/6 âm lịch, tại đình diễn ra Lễ hội đình Trà Cổ với nhiều hoạt động truyền thống, quy mô lớn, tiêu biểu cho loại hình lễ hội dân gian, nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống đặc sắc, đồng thời tưởng nhớ và tôn vinh công lao của các bậc tiền nhân đã có công khai phá lập làng, gây dựng mảnh đất Trà Cổ ngày nay. Năm 2024, Lễ hội đình Trà Cổ được tổ chức từ ngày 5/7 đến ngày 8/7 (tức ngày 30/5 đến 3/6 âm lịch) tại phường Trà Cổ.

Quảng Ninh: Lễ hội đình Trà Cổ - Đặc sắc văn hóa truyền thống Việt nơi địa đầu Tổ quốc
Lễ rước “Ông Voi” là nét độc đáo đặc biệt trong Lễ hội đình Trà Cổ, trở thành nét riêng có của vùng đất biên ải Móng Cái. (Ảnh: QMG)

Lễ hội đình Trà Cổ năm 2024 gồm 2 phần: Phần lễ bao gồm: Phần lễ với Lễ rước kiệu nghênh thần trên biển, Lễ Mộc Dục, Lễ rước mâm hoa quả và cây đèn thần vào đình, Lễ rước ông Voi ra đình chầu thân, Lễ thỉnh sinh, Lễ An vị, đóng cây cai đám, gọi sổ bìa xanh; lễ cất cây cai đám, gọi danh sách ông Đám mới; lễ tống đăng, lễ Thí ôn...; Phần hội tưng bừng với nhiều hoạt động sôi nổi, như: Hội thi “Ông Voi”, giao lưu bóng chuyền hơi, đi cà kheo, đi chèo tải, kéo co, trò chơi bịt mắt đập niêu, ném vòng…

Đặc biệt, nét độc đáo trong Lễ hội đình Trà Cổ là lễ rước “Ông Voi”. Nghi lễ này được duy trì hàng năm, trở thành nét riêng có của vùng đất biên ải Móng Cái. Năm 2019, Lễ hội đình Trà Cổ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Quảng Ninh: Lễ hội đình Trà Cổ - Đặc sắc văn hóa truyền thống Việt nơi địa đầu Tổ quốc
Một góc cổ kính ngôi đình Trà Cổ. (Ảnh: Hải Ninh)

Hiện nay, đình Trà Cổ được khoanh vùng bảo vệ với diện tích 1.726,6m2, là nơi lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật kiến trúc; đồng thời là nơi ghi dấu những cống hiến lớn lao của các thế hệ cha ông trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước.

Đình Trà Cổ được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh công nhận là một trong 15 điểm du lịch của thành phố Móng Cái từ năm 2014. Việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích đình Trà Cổ gắn với phát triển điểm đến du lịch đã được định hình, khẳng định thương hiệu, điểm đến đình Trà Cổ trên bản đồ du lịch thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Trung bình mỗi năm, đình Trà Cổ thu hút trên 20.000 lượt khách đến tham quan, chiêm bái.

Hoàng My

Theo

Cùng chuyên mục
  • Triển lãm “Về” của họa sỹ Nguyễn Quốc Thắng

    (Xây dựng) - Ngày 23/9, tại Phòng trưng bày nghệ thuật Nhà xuất bản Hội Nhà văn (65 Nguyễn Du, Hoàn Kiếm, Hà Nội), họa sỹ Nguyễn Quốc Thắng sẽ trưng bày triển lãm cá nhân lần thứ hai với tên gọi “Về”.

  • Liên hoan phim Italia 2024 tại Việt Nam

    (Xây dựng) - Liên hoan phim Italia 2024 gồm 6 bộ phim nổi tiếng sẽ được giới thiệu với công chúng Việt Nam tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia từ ngày 23 - 28/9.

  • Đẹp niềm tin mãi mãi…

    (Xây dựng) - Đẹp niềm tin mãi mãi/ Tổ quốc muôn đời, trọn vẹn cả non sông thống nhất/ Rạng rỡ Việt Nam… Xin mượn lời ca khải hoàn ấy để nói về chương trình nghệ thuật Nắng Ba Đình lần thứ ba do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tối 27/8. Ở đó, âm nhạc và trái tim như hòa một nhịp, tràn đầy tự hào, tình yêu quê hương, đất nước, khát vọng tiền đồ đất nước hùng cường. Chương trình có sự đồng hành của đơn vị: Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS).

  • Đắk Lắk: Xây dựng tượng đài “Bác Hồ với chiến sỹ biên phòng”

    (Xây dựng) – Ngày 14/9, tại Đồn Biên phòng Ea H’leo, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk phối hợp Công an tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng tượng đài “Bác Hồ với chiến sỹ biên phòng”.

  • Hà Tĩnh: Khởi công Dự án tôn tạo di tích Khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông

    (Xây dựng) - Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông (Hương Sơn, Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư hơn 13,2 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh.

  • Hoàn Kiếm (Hà Nội): Tôn tạo di tích đền Bà Kiệu là việc làm cấp thiết, đảm bảo kiến trúc cảnh quan

    (Xây dựng) – Theo nhận định của các chuyên gia, việc tôn tạo, tu bổ di tích đền Bà Kiệu của UBND quận Hoàn Kiếm nhằm bảo vệ di tích và phục hồi di sản, phát huy giá trị văn hóa lịch sử, quảng bá, phát triển tài nguyên du lịch là việc làm đúng đắn, đảm bảo kiến trúc cảnh quan. Đây là giá trị cốt lõi cần được giữ gìn và bảo vệ nghiêm ngặt.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load