Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 12/10/2024 09:09 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Quy hoạch - Kiến trúc /

Quảng Ninh: Hành trang lên thành phố trực thuộc Trung ương

10:23 | 02/07/2020

(Xây dựng) - Quảng Ninh đang xúc tiến hoàn thành Chương trình phát triển đô thị, với mục tiêu đến năm 2030 đủ điều kiện trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

quang ninh hanh trang len thanh pho truc thuoc trung uong
TP Hạ Hạ Long đầu tàu phát triển đô thị.

Hành trang khả thi là các huyện thị tích cực đầu tư kết cấu hạ tầng, chỉnh trang, nâng cấp đô thị lên tầm cao mới. Các thị xã: Quảng Yên, Đông Triều và huyện Tiên Yên trình làng các chỉ tiêu, tiêu chí nâng cấp đô thị thiết thực và cụ thể.

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh, việc phát triển kết cấu hạ tầng, đô thị được địa phương coi là nhiệm vụ quan trọng, mang tính chiến lược, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững. Chính vì vậy, có thể thấy tốc độ đô thị hoá trên địa bàn Quảng Ninh thời gian qua diễn ra nhanh chóng, đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí, Quảng Yên, Đông Triều và huyện Tiên Yên.

Các đô thị của Quảng Ninh hầu hết có quy mô lớn, phân bố tập trung tại khu vực ven biển. Hình thái phát triển đô thị chủ yếu phát triển theo tuyến, nằm trên các tuyến giao thông của tỉnh hoặc quốc gia, nơi có điều kiện xây dựng hoặc nằm trong vùng tài nguyên về du lịch, cảnh quan tại trung tâm du lịch, khai thác mỏ, công nghiệp…

Đến nay, Quảng Ninh đã phát triển 13 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại I là TP Hạ Long; 3 đô thị loại II là TP Uông Bí, TP Cẩm Phả, TP Móng Cái; 3 đô thị loại IV là thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều, thị trấn Cái Rồng (Quảng Yên, Đông Triều đang trình Bộ Xây dựng Đề án công nhận là đô thị loại III); 6 đô thị loại V là các thị trấn: Quảng Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ, Bình Liêu, Đầm Hà, Cô Tô.

Các đô thị kéo dài từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh tiếp nối với nhau tạo thành một chuỗi đô thị. Dân số đô thị toàn tỉnh tăng từ 625.000 người năm 2010 lên 790.900 người năm 2015 và 846.300 người năm 2019, mức tăng trung bình hàng năm đạt 1,3% trong giai đoạn 2016 - 2019.

Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh trong giai đoạn năm 2010 - 2019 cũng có xu hướng tăng tương đối đều, từ 53,9% năm 2010 thì đến năm 2019 đạt 66,65%. Đây là mức cao so với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng (đạt 40,43%), so với trung bình cả nước (đạt 35,74%) và là một trong 3 địa phương có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước, chỉ sau TP.HCM và Bình Dương. Với 13 đô thị, dân số toàn tỉnh trên 1,2 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 66,65% như hiện nay, Quảng Ninh đã hoàn thành và hoàn thành trước thời gian theo Chương trình nâng cấp đô thị của Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2012 và điều chỉnh năm 2015.

Việc Quảng Ninh có tốc độ đô thị hóa nhanh và đạt được kết quả như hiện nay thể hiện nỗ lực, quyết tâm lớn của tỉnh, với mục tiêu cao nhất là phát triển Quảng Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030.

Để sớm hiện thực hóa mục tiêu này, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 05/CT-TTG ngày 01/3/2019, trong đó yêu cầu các tỉnh thành lập Chương trình đô thị cấp tỉnh theo quy định, hiện Quảng Ninh đã tập trung triển khai xây dựng Chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030.

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn - Phó giám đốc Sở Xây dựng cho biết: Mục tiêu của Chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 là tập trung phát triển hệ thống các đô thị theo hướng nhanh, bền vững, là tiền đề quan trọng trong phát triển đô thị thông minh, nền kinh tế xanh dựa trên khoa học công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao. Từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị toàn tỉnh Quảng Ninh phát triển theo mô hình chuỗi đô thị, là động lực phát triển kinh tế của miền Bắc và cả nước, phát huy vai trò hạt nhân, đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, đáp ứng mục tiêu phát triển Quảng Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, với dịch vụ công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia. Cùng với đó, nâng cao chất lượng sống đô thị thông qua việc tập trung nguồn lực hợp lý để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị và hạ tầng xã hội đô thị, kiến trúc cảnh quan phù hợp, đồng bộ, từng bước hiện đại và bền vững.

Trong Chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 sẽ xây dựng cụ thể đích đến từng đô thị giai đoạn đến năm 2025, đến năm 2030; danh mục, kế hoạch nâng loại đô thị toàn tỉnh đến năm 2030; các dự án ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng khung; giải pháp về cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện. Chương trình đến nay đã cơ bản hoàn thiện, đang quá trình báo cáo cấp có thẩm quyền cho ý kiến để sớm trình HĐND tỉnh thông qua.

Việc sớm thông qua Chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 sẽ là điều kiện tiên quyết để Quảng Ninh tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển đô thị toàn tỉnh Quảng Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030.

Với 13 đô thị, dân số toàn tỉnh trên 1,2 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 66,65% như hiện nay, Quảng Ninh đã hoàn thành và hoàn thành trước thời gian theo Chương trình nâng cấp đô thị của Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2012 và điều chỉnh năm 2015.

Việc Quảng Ninh có tốc độ đô thị hóa nhanh và đạt được kết quả như hiện nay thể hiện nỗ lực, quyết tâm lớn của tỉnh, với mục tiêu cao nhất là phát triển Quảng Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030.

Hành trang khả thi là các huyện thị tích cực đầu tư kết cấu hạ tầng, chỉnh trang, nâng cấp đô. Cụ thể, thị xã Quảng Yên phấn đấu là đô thị loại III, theo 5 tiêu chí, 59 tiêu chuẩn về phân loại đô thị tại Nghị định số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, về phân loại đô thị, kết quả như sau: Đối với 5 tiêu chí đạt từ tối thiểu trở lên. Tiêu chí 1: vị trí, vai trò, chức năng, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế-xã hội đạt 18,67/20 điểm; tiêu chí 2: Quy mô dân số đạt: 7,87/8,0 điểm; tiêu chí 3: mật độ dân số, đạt 4,5/60 điểm; tiêu chí 4: tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 5,66/6 điểm; tiêu chí: 5 trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan đô thị đạt 50,31/60 điểm. Đối với 59 tiêu chuẩn: có 38/59 tiêu chuẩn đạt tối đa; có 16/59 tiêu chuẩn đạt tối thiểu trở lên.

Thị trấn Tiên Yên lên đô thị loại IV, theo 5 tiêu chí, 59 tiêu chuẩn về phân loại đô thị tại nghị định số 1210/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, về phân loại đô thị, kết quả như sau: Đối với 5 tiêu chí 5/5 tiêu chí đạt từ tối thiểu trở lên. Tiêu chí 1: vị trí, vai trò, chức năng, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt 18,66/20 điểm; tiêu chí 2: Qui mô dân số đạt: 6,86/8,0 điểm; tiêu chí 3: mật độ dân số, đạt 4,5/60 điểm; tiêu chí 4: tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 5,32/6 điểm; tiêu chí: 5 trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan đô thị đạt 53,90/60 điểm. Đối với 59 tiêu chuẩn: có 40/59 tiêu chuẩn đạt tối đa; có 15/59 tiêu chuẩn đạt tối thiểu trở lên.

Thị xã Đông Triều tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, bao gồm giao thông nội bộ và kết nối liên huyện, liên tỉnh như: Xây dựng đường ven sông Đá Vách kết nối Đông Triều với đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, cầu Bến Đụn kết nối với Hải Phòng; cầu Triều, cầu Đông Mai kết nối với Hải Dương; nâng cấp đường kết nối với Bắc Giang; từng bước nâng cấp toàn bộ các xã lên phường. Hiện đối chiếu 5 tiêu chí, 59 tiêu chuẩn, Đông Triều tổng số điểm đạt 86,27/100 điểm, cao hơn điểm tối thiểu (75/100) và 5 tiêu chí đạt mức điểm từ tối thiểu trở lên, theo yêu cầu đô thị loại III.

Các huyện thị, thành phố đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang nâng cấp đô thị là hành trang khả thi để tỉnh Quảng Ninh vươn lên tầm cao mới, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương năm 2030.

Mục tiêu của Chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 là tập trung phát triển hệ thống các đô thị theo hướng nhanh, bền vững...

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load