Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 23/09/2024 04:55 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Quảng Nam: Kiến nghị không thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện đối với huyện Hiệp Đức và một số phường

18:27 | 23/10/2023

(Xây dựng) - Tính đến ngày 31/12/2022, tỉnh Quảng Nam có diện tích 10.574,86km2, dân số 1.766.767 người, có 18 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, 241 đơn vị hành chính cấp xã. Về tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện thuộc diện bắt buộc sắp xếp là 02 huyện gồm huyện Hiệp Đức và huyện Nông Sơn, cấp xã có 14 đơn vị hành chính thuộc diện sắp xếp.

Quảng Nam: Kiến nghị không thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện đối với huyện Hiệp Đức và một số phường
Đề xuất nhập huyện Nông Sơn và huyện Quế Sơn thành 01 ĐVHC cấp huyện.

Trước những khó khăn, vướng mắc sẽ gặp phải khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Quảng Nam, UBND tỉnh Quảng Nam đề xuất không sắp xếp đối với 01 đơn vị hành chính cấp huyện và 04 đơn vị hành chính cấp xã.

Theo ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: Cụ thể có 02 đơn vị hành chính cấp huyện thuộc diện sắp xếp là huyện Nông Sơn và huyện Hiệp Đức. Trên cơ sở thực tiễn địa phương, tỉnh Quảng Nam đề xuất phương án sáp nhập huyện Nông Sơn và huyện Quế Sơn và đề nghị không sắp xếp huyện Hiệp Đức. Không thể thực hiện sắp xếp huyện Hiệp Đức với các đơn vị hành chính cấp huyện liền kề, trường hợp thực hiện phương án nhập huyện Hiệp Đức và huyện Nông Sơn, 02 huyện nằm trong diện phải sắp xếp thì gặp phải rất nhiều khó khăn.

Huyện Hiệp Đức và huyện Nông Sơn không có điều kiện kết nối về giao thông, kinh tế - xã hội khó phát triển, đi lại, sinh hoạt của người dân gặp rất nhiều khó khăn nếu phải sáp nhập 02 đơn vị này, hai huyện bị ngăn cách bởi một dãy núi cao Tảo Huy, giao thông đi lại từ huyện Hiệp Đức qua huyện Nông Sơn phải đi vòng về các huyện đồng bằng bên dưới, chưa có đường đi trực tiếp từ huyện Nông Sơn về huyện Hiệp Đức. Theo nghiên cứu của các ngành chuyên môn, giữa huyện Hiệp Đức và huyện Nông Sơn bị ngăn cách bởi dãy núi Tảo Huy gồm rừng đặc dụng và rừng phòng hộ nên khó có điều kiện để mở đường.

Bên cạnh đó, sự khác biệt về lịch sử, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán sẽ khó nhận được sự đồng thuận trong nhân dân. Nếu sáp nhập Hiệp Đức và Nông Sơn thì trụ sở cơ quan hành chính của đơn vị hành chính mới thành lập không thể đặt tại thị trấn Tân Bình, huyện Hiệp Đức hoặc đặt tại thị trấn Trung Phước, huyện Nông Sơn mà phải chọn một địa điểm mới là trung tâm của hai huyện. Điều này không thể thực hiện được trong giai đoạn hiện nay, gây lãng phí, khó khăn trong việc sắp xếp các trụ sở và tài sản công. Trường hợp thực hiện phương án, điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của huyện Nông Sơn nhập về huyện Quế Sơn và phần diện tích và dân số còn lại của huyện Nông Sơn nhập về huyện Hiệp Đức sẽ gặp phải các khó khăn. Không nhận được sự đồng thuận của nhân dân 03 xã Ninh Phước, Phước Ninh, Quế Lâm. Việc đi lại của nhân dân 03 xã này về trung tâm huyện Hiệp Đức rất xa, chưa có đường giao thông trực tiếp. Nếu nhập 03 xã này về huyện Hiệp Đức vẫn phải nghiên cứu các phương án về giao thông đi lại giống với phương án nhập huyện Nông Sơn vào huyện Hiệp Đức. Địa bàn 03 xã này thường xuyên bị ngập lụt, chia cắt trong mùa mưa, trong trường hợp xảy ra thiên tai đối với 03 xã này việc ứng cứu gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại.

Trường hợp này sẽ làm xé lẻ, manh mún, liên quan đến nhiều đơn vị hành chính, không được sự đồng thuận cao của nhân dân các địa phương có liên quan. Trường hợp điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các huyện liền kề về huyện Hiệp Đức. Các huyện lân cận huyện Hiệp Đức có quy mô vừa đủ hoặc thiếu so với quy định, do đó không thể điều chỉnh địa giới hành chính các huyện liền kề về huyện Hiệp Đức. Nếu nhập nguyên trạng huyện Hiệp Đức về các huyện còn lại địa bàn đơn vị hành chính mới quá lớn, không thuận lợi cho công tác quản lý và đi lại của nhân dân đơn vị hành chính mới. Không phát huy được tiềm năng, lợi thế của các địa phương. Hơn nữa các địa phương tiếp giáp với huyện Hiệp Đức không có điểm tương đồng về phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa dân gian… nên rất khó khăn trong việc sáp nhập Hiệp Đức với đơn vị hành chính cấp huyện tiếp giáp.

Nếu đưa ra phương án nhập 03 huyện: Nông Sơn, Hiệp Đức, Quế Sơn thì quy mô đơn vị hành chính mới rất lớn, khó khăn trong công tác quản lý, khó khăn trong công tác cán bộ và xử lý cơ sở vật chất, trụ sở, gây lãng phí lớn và khó nhận được sự đồng thuận của nhân dân. Trong khi đó, huyện Hiệp Đức có đặc thù về vị trí địa lý là huyện thuộc vùng trung du miền núi của tỉnh Quảng Nam, địa hình có tính chất phức tạp, chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng và vùng miền núi, không đảm bảo tiêu chí về quy mô dân số, diện tích và thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Đây là địa bàn có vị trí địa chính trị quan trọng trong việc giữ vững quốc phòng, an ninh, là đầu não kháng chiến và khu vực phòng thủ cho tỉnh Quảng Nam nói riêng và toàn khu vực miền Trung - Tây nguyên nói chung.

Huyện Hiệp Đức có 03 xã vùng cao, có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chiếm gần 10,6% dân số toàn huyện. Đây là vùng đất nhiều lịch sử cách mạng của tỉnh Quảng Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trên địa bàn huyện Hiệp Đức có 01 di tích lịch sử cấp Quốc gia (di tích căn cứ Khu 5 tại xã Sông Trà, 15 di tích lịch sử, văn hoá cấp tỉnh và nhiều thắng cảnh đẹp; là vùng đất giàu tiềm năng văn học nghệ thuật, vùng đất học. Nơi đây còn mang nhiều yếu tố giao lưu giữa văn hoá người Việt và người Chăm. Việc sắp xếp đơn vị hành chính phải tính đến các yếu tố đặc thù, mục tiêu mở rộng không gian, tạo động lực phát triển, khả năng sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức dôi dư và quản lý của chính quyền địa phương, làm sao các yếu tố thuận lợi cộng hưởng, thúc đẩy sự phát triển theo đúng mục tiêu. Trên cơ sở đó, tỉnh Quảng Nam đề xuất giữ nguyên huyện Hiệp Đức để không mất đi địa danh lịch sử, văn hóa, khu vực phòng thủ vững chắc của tỉnh.

Về sắp xếp đối với ĐVHC cấp xã, theo ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, tỉnh Quảng Nam đề xuất không thay đổi ĐVHC cấp xã đối với 04 phường đó là, phường Minh An, thành phố Hội An. Phường Minh An là một phường từ xưa đã có một bộ phận người Hoa đã di cư đến Hội An để cư trú, làm ăn, dần định cư và thành lập nên tổ chức cộng đồng với tên gọi là làng Minh Hương rồi thành xã Minh Hương sau đổi tên thành phường Minh An cho đến ngày nay. Trên địa bàn, phường Minh An hiện nay có khoản hơn 1.300 người Việt gốc Hoa sinh sống và phường Minh An có địa giới hành chính hình thành từ lâu, đã ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh địa giới hành chính lần nào. Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới, phần lớn các di tích nổi tiếng nằm trên địa bàn phường Minh An. Phường Minh An có đặc điểm về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán riêng biệt.

Quảng Nam: Kiến nghị không thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện đối với huyện Hiệp Đức và một số phường
Tỉnh Quảng Nam đề xuất không thay đổi ĐVHC cấp xã đối với phường Minh An, thành phố Hội An do đặc thù.

Đề xuất không thực hiện sắp xếp đối với phường Sơn Phong, phường Sơn Phong, nằm ở trung tâm thành phố Hội An: Phía Đông và phía Bắc giáp phường Cẩm Châu và phường Tân An. Phường Sơn Phong được thành lập trước năm 1945. Trải qua nhiều giai đoạn của lịch sử, phường Sơn Phong vẫn giữ địa giới hành chính ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh địa giới hành chính lần nào. Phường Sơn Phong có một phần diện tích của khu phố cổ nằm trên địa bàn phường với nhiều di tích cổ đã được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới, có nhà Lao Hội An gắn với truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán riêng, có Chợ trung tâm, nơi giao lưu buôn bán và các hoạt động thương mại trong và ngoài thành phố và là nơi giao lưu với khách du lịch trong và ngoài nước khi đến tham quan khu phố cổ.

Đối với xã Cẩm Kim, thuộc thành phố Hội An, xã Cẩm Kim và vùng ven của thành phố Hội An, có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi với các đơn vị hành chính liền kề. Xã Cẩm Kim ngăn cách với các phường Cẩm Nam, phường Thanh Hà và phường Minh An thành phố Hội An bởi dòng sông Thu Bồn,vì vậy, giao thông đi lại rất khó khăn. Hiện nay, giao thông qua trung tâm thành phố Hội An, người dân xã Cẩm Kim phải di chuyển bằng đò ngang và cầu sắt dân sinh. Đây còn là nơi được hình thành từ rất lâu với tên Làng Kim Bồng, làng nghề mộc của Hội An vốn nổi tiếng từ lâu, tích hợp nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Tỉnh Quảng Nam đề xuất không thực hiện sắp xếp đối với xã Cẩm Kim.

Xã Tam Thanh, thuộc thành phố Tam Kỳ là xã biên giới biển, ngăn cách với xã Tam Phú bởi sông Trường Giang. Các đơn vị hành chính liền kề của xã Tam Thanh có quy mô lớn và xã Tam Thanh nằm dọc bờ biển, do đó, việc sáp nhập với các đơn vị hành chính liền kề không phù hợp. Bên cạnh đó, xã Tam Thanh được công nhận là xã trọng điểm về quốc phòng, tỉnh Quảng Nam đề xuất không thực hiện sắp xếp xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ.

Hải Nam

Theo

Cùng chuyên mục
  • Vĩnh Phúc: Khắc phục khẩn cấp tình trạng sạt lở bờ sông tại xã Bạch Lưu

    (Xây dựng) – Đó là chỉ đạo của đồng chí Vũ Việt Văn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc tại buổi đi kiểm tra hiện trạng sạt lở bờ sông tại xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô.

  • Mang hy vọng giữa bão lũ miền Bắc

    (Xây dựng) - Trong những ngày lũ quét và sạt lở nghiêm trọng, sự đồng hành của những tấm lòng thiện nguyện từ khắp mọi miền đất nước đã gieo hy vọng cho bà con nơi đây…

  • Đoàn Thanh niên Sở Xây dựng Hà Tĩnh: Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo

    (Xây dựng) - Với tinh thần “Tuổi trẻ thể hiện khát vọng cống hiến, tiên phong, xung kích, sáng tạo” những hoạt động của Đoàn Thanh niên Sở Xây dựng giữa nhiệm kỳ 2022- 2027 đã góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành Xây dựng Hà Tĩnh.

  • Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh trợ giúp nạn nhân bão số 3

    (Xây dựng) - Hội Nhà báo Quảng Ninh vừa tổ chức Đoàn thiện nguyện gồm đại diện phóng viên, nhà báo thuộc các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương, bạn đọc và các nhà hảo tâm xa gần đến thăm hỏi, động viên, tặng quà từ thiện trong đó có ủy quyền chuyển quà của Hội Nhà báo Việt Nam trợ giúp nhân dân và trường học ở đảo Bản Sen, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) bị thiệt hại trong trận bão số 3.

  • Gia đình Hà Nội 'tậu' 1.500m2 đất, làm nhà vườn đẹp mê ở ngoại ô

    Mảnh đất rộng 1.500m2 ở Ba Vì, Hà Nội được anh Sơn cải tạo, phân chia thành nhiều khu vực như nhà ở, sân chơi, bãi cỏ, vườn rau, ao cá,…

  • Hà Nội: “Sống mòn” trên dự án mở rộng đường Nguyễn Hoàng Tôn

    (Xây dựng) - Dự án mở rộng đường Nguyễn Hoàng Tôn, từ Quận ủy Tây Hồ tới đường Phạm Văn Đồng đã được phê duyệt nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, hứa hẹn sẽ góp phần giải quyết ùn tắc giao thông cho các khu đô thị quận Tây Hồ. Thế nhưng, tới nay, đã 15 năm trôi qua, dự án vẫn chưa được triển khai, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống người dân.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load