Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 06/10/2024 13:41 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Quảng Bình: Rà soát, chuyển mục đích sử dụng đất rừng phục vụ thi công cao tốc Bắc - Nam

11:57 | 30/06/2022

(Xây dựng) – Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 qua Quảng Bình dài hơn 126,34 km với 3 dự án thành phần gồm: Vũng Áng - Bùng, Bùng - Vạn Ninh và Vạn Ninh - Cam Lộ đang vướng về giải nhiều diện tích đất rừng và đất trồng lúa…

quang binh ra soat chuyen muc dich su dung dat rung phuc vu thi cong cao toc bac nam
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu tại buổi làm việc với các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.

Trước những khó khăn trên, ngày 28-29/6, ông Vũ Hồng Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy Ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội dẫn đầu đoàn công tác tiến hành khảo sát việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa của dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đoạn qua tỉnh Quảng Bình. Cùng đi có Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ và đại diện một số Bộ, ngành Trung ương, cùng lãnh đạo các cấp của tỉnh Quảng Bình.

Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025 qua Quảng Bình dài hơn 126,34 m với 3 dự án thành phần gồm: Vũng Áng - Bùng, Bùng - Vạn Ninh và Vạn Ninh - Cam Lộ, đi qua địa bàn 36 xã, phường của 6 huyện, thị xã, thành phố: Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, thị xã Ba Đồn và thành phố Đồng Hới. Ban Quản lý Dự án 6 làm chủ đầu tư 2 đoạn Vũng Áng - Bùng và Bùng - Vạn Ninh; Ban Quản lý Dự án 85 làm chủ đầu tư đoạn Vạn Ninh - Cam Lộ.

Căn cứ theo hồ sơ xác định hướng tuyến, phạm vi của dự án do chủ đầu tư cung cấp cùng bản đồ địa chính các địa phương, để thực hiện 3 đoạn cao tốc qua Quảng Bình thì diện tích cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng và đất trồng lúa là 624,81ha. Trong đó, đất rừng sản xuất 368,26ha; đất rừng phòng hộ 69,89 ha; 117,26ha rừng ngoài quy hoạch 03 loại rừng; đất trồng lúa hai vụ trở lên 50,98ha, đất trồng lúa nước còn lại 19,32ha.

UBND tỉnh cũng đã có hồ sơ gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh để thực hiện dự án. Trong đó, tổng diện tích cần chuyển mục đích dự kiến 1.115,18ha, và có báo cáo nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng và đất trồng lúa gửi Bộ Giao thông Vận tải phục vụ xây dựng dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam.

quang binh ra soat chuyen muc dich su dung dat rung phuc vu thi cong cao toc bac nam
Đoàn công tác kiểm tra thực tế nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng tự nhiên, đất trồng lúa của Dự án đường bộ cao tốc đoạn Vũng Áng – Bùng.

Chiểu 28/6, Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã kiểm tra thực tế nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa của dự án đường bộ cao tốc đoạn tuyến Vũng Áng - Bùng tại xã Quảng Hợp (huyện Quảng Trạch). Khu vực điều tra hiện trạng rừng trên phạm vi ranh giới tuyến gồm có 573 lô, thuộc 45 khoảnh, 34 tiểu khu; đi qua địa bàn 17 xã thuộc các huyện: Quảng Trạch, Bố Trạch và thị xã Ba Đồn; trong đó có 303 lô có rừng.

Diện tích thực hiện dự án là 346,04ha; trong đó: Diện tích có rừng đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng là 152,50ha gồm: 11,84ha rừng tự nhiên và 140,66ha rừng trồng.

Ngày 29/6, tại tỉnh Quảng Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh cùng đoàn công tác có buổi làm việc với UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị về chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa của dự án xây dựng cao tốc Bắc - Nam. Theo đó, Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam gồm các đoạn tuyến từ Bãi Vọt (Hà Tĩnh) đến Cam Lộ (Quảng Trị); từ Quảng Ngãi đến Nha Trang (Khánh Hòa) và từ Cần Thơ đến Cà Mau.

Quy mô đầu tư khoảng 729km, chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập theo hình thức đầu tư công. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 146 nghìn tỷ đồng, dự kiến cơ bản hoàn thành vào năm 2025, đưa vào khai thác, vận hành năm 2026.

Để triển khai dự án, các tỉnh cần chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 1.054ha đất rừng, gần 1.864ha diện tích đất lâm nghiệp và hơn 1.537ha diện tích trồng lúa nước. Riêng tại các tỉnh Bắc miền Trung, diện tích đất rừng cần chuyển đổi khá lớn, trong đó có nhiều diện tích rừng phòng hộ.

Tại buổi làm việc, đơn vị tư vấn đã báo cáo về quy trình lập và thẩm định hồ sơ. Đại diện lãnh đạo các Ủy ban của Quốc hội, Bộ Giao thông Vận tải và các tỉnh thành đã thảo luận, làm rõ diện tích, chất lượng rừng và diện tích đất lúa cần chuyển đổi; giải pháp đối với đất quốc phòng; giải pháp đối với sinh kế người dân sau khi chuyển đổi diện tích đất rừng, đất trồng lúa nước.

Kết luận buổi làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu rõ: Về hướng tuyến dự án, ở báo cáo nghiên cứu khả thi so với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cơ bản không có sự thay đổi, chỉ điều chỉnh về mặt kỹ thuật; tuy vậy có một đoạn tuyến đi qua rừng phòng hộ, đề nghị Bộ Giao thông Vận tải cần tính toán, đề xuất phương án phù hợp, hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đổi rừng phòng hộ.

Đối với việc chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa của dự án, qua khảo sát thực tế, báo cáo của đơn vị tư vấn và nghiên cứu tài liệu cho thấy có sự chênh lệch về diện tích, cần phải rà soát, bóc tách, kiểm tra kỹ lưỡng để cập nhật đầy đủ, chính xác vào hồ sơ dự án; làm rõ trong hồ sơ về diện tích cụ thể rừng và đất rừng chuyển đổi, mỏ vật liệu. Bộ Giao thông Vận tải, đơn vị tư vấn cần cập nhật, bổ sung đầy đủ các vấn đề phát sinh có liên quan đến chuyển đổi diện tích rừng tự nhiên, phương án trồng rừng thay thế.

Nhất Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đà Nẵng: Tổ chức Lớp tập huấn, phổ biến Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản

    (Xây dựng) - Sau khi Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi có hiệu lực, sáng 5/10, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức Lớp tập huấn, phổ biến Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản quy định chi tiết cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các Sở, ban, ngành thành phố, UBND các quận, huyện, phường, xã, Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội bất động sản, Hội Môi giới bất động sản và các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đón 6.400 căn hộ mới vào quý cuối năm 2024

    (Xây dựng) – Theo báo cáo thị trường mới công bố của Savills Việt Nam ghi nhận trong quý III/2024, nguồn cung căn hộ sơ cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh đạt 4.871 căn. Trong đó, phân khúc hạng B chiếm đa số nguồn cung với 60% thị phần, theo sau là hạng C với 38% và hạng A là 2% thị phần. Nguồn cung này tập trung chủ yếu ở khu Đông (thành phố Thủ Đức) và khu Tây (quận 6, Bình Tân).

  • Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương: Hạ khung giá thuê nhà ở xã hội xuống mức thấp nhất

    Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu đề nghị nới rộng khung giá thuê nhà ở xã hội, hạ thấp nhất theo quy định của pháp luật để thu hút nhà đầu tư, có lợi cho người lao động về địa phương làm việc.

  • Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

    (Xây dựng) - Chính phủ ban hành Nghị định 123/2024/NĐ-CP ngày 4/10/2024 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

  • Thanh Hóa: Tăng cường quản lý, kiểm soát tình hình giá bất động sản

    (Xây dựng) – Nhằm ngăn chặn hành vi đầu cơ “thổi giá”, làm nhiễu loạn thông tin thị trường bất động sản, quản lý chặt chẽ việc xây dựng nhà ở của người dân trong các dự án kinh doanh quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật theo hình thức phân lô, bán nền, UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản số 14201/UBND-CN tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản trên địa bàn.

  • Bình Xuyên (Vĩnh Phúc): Tập trung giải phóng mặt bằng dự án Khu nhà ở xã hội thôn Rừng Cuông

    (Xây dựng) – Để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án nhà ở xã hội trên địa bàn, huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc) đang tập trung, tuyên truyền vận động người dân nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội thôn Rừng Cuông, xã Thiện Kế. Đến nay, còn 2 hộ gia đình cá nhân không đồng ý với lý do đơn giá bồi thường, hỗ trợ thấp.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load