Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 13/10/2024 16:27 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Quảng Bình: Nghị quyết 68 giúp doanh nghiệp và người lao động vượt khó

22:01 | 22/09/2021

(Xây dựng) - Thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP về chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, các Sở, ngành đang phối hợp với địa phương rà soát, đảm bảo chính sách được thực hiện kịp thời và đúng đối tượng.

quang binh nghi quyet 68 giup doanh nghiep va nguoi lao dong vuot kho
Lễ ký hợp đồng tín dụng giải ngân cho vay trả lương phục hồi sản xuất.

Lãnh đạo Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng Quang Trương, huyện Tuyên Hóa - một trong những doanh nghiệp thuộc diện được hưởng ưu đãi từ Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ chia sẻ: Công ty thành lập từ tháng 4/2001 đã tạo việc làm thường xuyên cho hơn 20 lao động tại địa phương với mức thu nhập ổn định. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020, dịch bệnh xuất hiện, các hợp đồng ký kết bị cắt giảm. Nguồn nguyên, vật liệu nhập về tăng giá, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, kéo theo đó là 11 lao động bị mất việc.

Theo ông Nguyễn Xuân Vũ - Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Tuyên Hóa: Thực hiện các chính sách của Chính phủ, đến nay đã khảo sát nhu cầu vay vốn đến 70 doanh nghiệp trên địa bàn huyện có 519 lao động đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Kết quả bước đầu, có 01 doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn và có nhu cầu vay vốn để trả lương ngừng việc cho 11 lao động. Đó là Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng Quang Trương (địa chỉ tại thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa).

Cuối tháng 7/2021, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tuyên Hóa đã tiến hành ký hợp đồng tín dụng với Công ty để giải ngân số tiền cho vay là 101,3 triệu đồng để trả lương ngừng việc cho 11 lao động, bình quân mỗi lao động được vay vốn là 9,2 triệu đồng/người, thời gian vay vốn 11 tháng với lãi suất chỉ 0%. Đây là chính sách hỗ trợ rất thiết thực cho các hộ kinh doanh, người sử dụng lao động trong giai đoạn khó khăn do chịu sự ảnh hưởng của dịch bệnh.

Ngoài ra, các chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; Hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động; Hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; Hỗ trợ lao động chấm dứt hợp đồng lao động; Hỗ trợ người lao động ngừng việc... đang trong thời gian tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân trong toàn huyện.

Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh Quảng Bình cho biết: Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã cơ bản thực hiện xong việc điều chỉnh giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 0,5% xuống mức 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm Xã hội đối với các đơn vị tham gia Bảo hiểm Xã hội là các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh… trong 12 tháng (từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022) cho người lao động.

Riêng đối với người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập (các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ một phần chi thường xuyên) lập danh sách đề nghị giảm mức đóng riêng. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động để người lao động giải quyết khó khăn, phòng chống đại dịch Covid-19.

quang binh nghi quyet 68 giup doanh nghiep va nguoi lao dong vuot kho
Để duy trì hoạt động xây lắp, nhiều chủ doanh nghiệp đã vay vốn trả lương cho lao động.

Theo thống kê, Bảo hiểm Xã hội tỉnh đã điều chỉnh giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với 3.041 đơn vị, số lao động được giảm mức đóng là 36.023 người với tổng số tiền được giảm là 7.348 triệu đồng.

Cũng theo thông tin từ bà Đinh Thị Ngọc Lan - Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Với tinh thần “chống dịch như chống giặc” và quán triệt quan điểm thực hiện “mục tiêu kép” của Chính phủ, sự ra đời của Nghị quyết 68/NQ-CP đã góp phần tạo động lực, để người lao động và doanh nghiệp vượt qua đại dịch.

Nhiều huyện, thị xã, thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ; đồng thời, tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng, ban, cơ quan, đơn vị có liên quan nhằm đưa chính sách đến với các đối tượng thụ hưởng một cách nhanh chóng.

Đáng chú ý, chính sách hỗ trợ nhóm đối tượng lao động tự do và một số đối tượng đặc thù khác được giao về cho địa phương xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng và mức tiền hỗ trợ đã có chính sách giải quyết thỏa đáng (mức hỗ trợ là 1,5 triệu đồng/người và được hỗ trợ một lần bằng tiền mặt). Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất đã được Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh thực hiện giải ngân cho 28 doanh nghiệp, với số tiền hơn 4,2 tỷ đồng cho gần 1.200 lượt người lao động.

Cùng đó, trong tháng 8/2021, UBND tỉnh Quảng Bình đã hỗ trợ cho 8.194 người dân Quảng Bình đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Theo đó, mỗi hộ dân gặp khó khăn được hỗ trợ 1 triệu đồng.

Nhất Linh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load