Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 00:57 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Phú Yên đang đi đúng hướng trong phát triển kinh tế biển

20:57 | 11/06/2022

(Xây dựng) - Thực hiện Chương trình công tác năm 2022, ngày 11/6/2022, Đoàn Giám sát Ban Kinh tế Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên về chương trình “Giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 Hội nghị Trung ương 8 khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

phu yen dang di dung huong trong phat trien kinh te bien
Đoàn Giám sát Ban Kinh tế Trung ương làm việc với lãnh đạo tỉnh Phú Yên.

Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và đồng chí Phạm Đại Dương, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Phú Yên chủ trì buổi làm việc. Cùng tham dự có đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường; đại diện lãnh đạo các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Uỷ ban Kinh tế Quốc hội; Ban Thường vụ tỉnh uỷ Phú Yên và đại điện các cơ quan của tỉnh.

Đồng chí Trần Tuấn Anh cho biết: Phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh là chủ trương nhất quán trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, nhất là những năm gần đây, nhiệm vụ phấn đấu để nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu về biển.

Phú Yên là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ, có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế biển. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Yên đã đạt được những kết quả tích cực trong việc thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Phú Yên đã rất nỗ lực, tích cực thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đảng về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển và đang đi đúng hướng…

phu yen dang di dung huong trong phat trien kinh te bien
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh chủ trì buổi làm việc.

Đồng chí Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng: Trước những yêu cầu đặt ra đối với việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW, nhất là các mục tiêu mà Đại hội XIII đã đề ra, việc đòi hỏi Phú Yên phải có những đột phá trong thời gian tới. Vì vậy, đồng chí Trần Tuấn Anh mong muốn các Bộ, ngành, đặc biệt là tỉnh Phú Yên phân tích, đánh giá về những khó khăn, tồn tại, hạn chế; nguyên nhân khách quan, chủ quan, kể cả nhận thức để phát triển kinh tế biển; đặt phát triển kinh tế biển trong bối cảnh trong nước và quốc tế hiện nay; trong liên kết phát triển vùng; trong biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường biển; thiết lập bộ cơ sở dữ liệu số hoá về biển, đảo; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế…

phu yen dang di dung huong trong phat trien kinh te bien
Bí thư Tỉnh uỷ Phú Yên Phạm Đại Dương tại buổi làm việc.

Báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết số 36- NQ/TW, đồng chí Phạm Đại Dương - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Phú Yên cho biết: Là 1 trong 28 tỉnh có điều kiện phát triển kinh tế biển, nên ngay sau khi Ban chấp hàng Trung ương ban hành Nghị quyết 36-NQ/TW, Tỉnh ủy Phú Yên đã ban hành Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 26/3/2019 về thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW phấn đấu phát triển Phú Yên mạnh về kinh tế Biển; Chương trình hành động số 09-CTr/TU, ngày 18/8/2021 của Tỉnh ủy về đầu tư phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh vào năm 2030; Chương trình hành động số 10-CTr/TU, ngày 18/8/2021 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế biển gắn với đẩy mạnh thu hút đầu tư, nhất là Khu Kinh tế Nam Phú Yên…

Qua gần 04 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Phú Yên có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là vùng ven biển và các ngành kinh tế biển, kinh tế gắn liền với biển.

Phú Yên đã ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, các chương trình hành động và kế hoạch thực hiện nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế biển; Tập trung rà soát, thống nhất, tích hợp toàn bộ quy hoạch ngành vào quy hoạch tỉnh, trong đó chú ý về quy hoạch các địa phương ven biển, định hướng liên kết phát triển kinh tế liên vùng, liên tỉnh; Từng bước củng cố và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hiện đại hóa các ngành kinh tế biển quan trọng đột phá như ngành thủy sản, du lịch, vận tải biển, năng lượng… đặc biệt là Khu kinh tế trọng điểm Nam Phú Yên.

Bên cạnh thành quả đạt được, trong quá trình thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW cũng còn không ít tồn tại, hạn chế. Việc triển khai, thực hiện các văn bản chỉ đạo, chương trình, kế hoạch của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Việc triển khai rà soát, tích hợp quy hoạch tỉnh còn chậm nên khó khăn, vướng mắc trong thu hút đầu tư. Cơ sở dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển đảo chưa đầy đủ, thiếu nhiều thông tin cần thiết để phục vụ cho lập kế hoạch sử dụng không gian biển, kế hoạch, quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, môi trường vùng bờ. Các ngành kinh tế biển quan trọng, đột phá, công nghiệp ven biển, khu kinh tế của tỉnh khai thác kém hiệu quả, chưa xứng tầm với tiềm năng hiện có của tỉnh…

Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên mong muốn các thành viên đoàn Giám sát đóng góp ý kiến, nhất là về liên kết phát triển vùng, công tác quy hoạch, góp phần giúp Phú Yên có những giải pháp đột phá trong thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW và phát triển kinh tế - xã hội của Phú Yên.

phu yen dang di dung huong trong phat trien kinh te bien
Bí thư Tỉnh uỷ Phú Yên Phạm Đại Dương giới thiệu các đồ án quy hoạch trên địa bàn.

Thảo luận tại buổi làm việc, hầu hết các thành viên trong Đoàn Giám sát nhất chí và đánh giá cao Báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Tỉnh ủy Phú Yên, đồng thời cũng tham gia nhiều ý kiến, chỉ ra được những hạn chế, khó khăn trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Đoàn Thị Thanh Mai cho rằng: Việc triển khai rà soát, tích hợp quy hoạch của Phú Yên còn chậm nên khó khăn, vướng mắc trong thu hút đầu tư, chưa có các nhà đầu tư lớn…

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An đặt vấn đề: Phú Yên nên nghiên cứu, đưa lĩnh vực phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo lên vị trí quan trọng hơn thì mới phù hợp với tiềm năng, xu thế phát triển hiện nay.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân tích những thuận lợi của Phú Yên trong việc đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản trong những năm qua nhưng tỉnh vẫn còn yếu về khâu chế biến nên đề nghị Phú Yên chú ý đẩy mạnh chế biến, nâng cao giá trị thủy sản.

Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà thì nhận định: So với các tỉnh, thành khác, Phú Yên có nhiều tiềm năng, tài nguyên để phát triển hệ sinh thái biển, thể hiện đặc trưng của Phú Yên nhưng tỉnh còn chưa thực sự phát huy được hết tiềm năng.

phu yen dang di dung huong trong phat trien kinh te bien
Đoàn giám sát kiểm tra tại cảng Bãi Gốc.

Các đại biểu cũng đề cập tới nhiều nội dung khác như: Hạn chế trong thực hiện liên kết phát triển vùng; Cơ sở dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển đảo chưa đầy đủ, thiếu nhiều thông tin cần thiết để phục vụ cho lập kế hoạch sử dụng không gian biển, kế hoạch, quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, môi trường vùng bờ; Các ngành kinh tế biển quan trọng, đột phá, công nghiệp ven biển, khu kinh tế của tỉnh khai thác kém hiệu quả, chưa xứng tầm với tiềm năng hiện có của tỉnh.

Đồng chí Trần Tuấn Anh khẳng định: Trên cơ sở báo cáo của Phú Yên và những nội dung trao đổi tại buổi làm việc đã củng cố, bổ sung những nội dung quan trọng trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết, giúp Đoàn Giám sát hiểu rõ hơn những vấn đề thực tiễn về phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh.

phu yen dang di dung huong trong phat trien kinh te bien
Đoàn giám sát kiểm tra tại doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn.

Đồng chí Trần Tuấn Anh đề nghị các Bộ, ngành tiếp tục chia sẻ, ủng hộ và phối hợp với địa phương để giúp Phú Yên phát huy tinh thần sáng tạo, quyết liệt thực hiện phát triển bền vững kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế biển nói riêng. Đồng tình với 6 nhóm giải pháp của tỉnh Phú Yên, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cũng lưu ý tỉnh Phú Yên nên quan tâm một số tiềm năng, lợi thế của Phú Yên về biển, phát triển du lịch, phát triển hài hòa giữa công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch.

Đồng chí Trần Tuấn Anh đề nghị: Phú Yên không chỉ chú ý đến lợi thế tĩnh mà còn lợi thế động, nhất là liên kết phát triển vùng; Phú Yên tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa định hướng phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong thời gian tới; đặt ra những yêu cầu, định hướng phát triển trong bối cảnh phát triển công nghiệp 4.0, bối cảnh trong nước và quốc tế.

Đồng chí cũng lưu ý Phú Yên về công tác đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người dân làm tốt công tác an sinh xã hội; quan tâm hơn đến phát triển giao thông để đáp ứng khả năng tăng công suất của cảng Vũng Rô, cảng Bãi Gốc… từ đó thu hút các nhà đầu tư lớn trong nước và quốc tế.

Đồng chí Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề nghị Đoàn giám sát tổng hợp, chắt lọc, tiếp thu tối đa để phục vụ cho công tác giám sát tình hình thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, đồng thời nghiên cứu, tham mưu cho tỉnh những giải pháp tổ chức thực hiện Nghị quyết có hiệu lực, hiệu quả hơn.

Hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2022, đồng chí Trần Tuấn Anh và các đại biểu, đoàn công tác đã trồng cây tạo cảnh quan kết hợp phòng hộ ven biển tại khu vực gần Quảng trường tháp Nghinh Phong, thành phố Tuy Hòa.

Trước đó, Đoàn Giám sát đã đi khảo sát cảng Vũng Rô, cảng Bãi Cốc, khu công nghiệp Hòa Hiệp 1; thăm và khảo sát Công ty TNHH Thủy sản Phúc Nguyên, Công ty TNHH MTV Masan để phục vụ cho đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Phú Yên.

Minh Hằng

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đồng bằng sông Cửu Long: Làm gì để xuất nhập khẩu hàng hóa xứng tầm?

    (Xây dựng) – Tại Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long vừa được Bộ Công Thương tổ chức tại thành phố Cần Thơ, Cục Xuất nhập khẩu thông tin cho biết kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2024 của cả vùng đạt 7,59 tỷ USD, tăng 15,96% so với cùng kỳ 2023, chiếm 3,57% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Cán cân thương mại của vùng 7 tháng đầu năm 2024 đạt thặng dư 8,11 tỷ USD, tương đương với 3,56% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên theo nhận định Bộ Công Thương xuất nhập khẩu hàng hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa xứng tầm.

  • Nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh trên 2.000 tỷ đồng được đầu tư tại Bình Định

    (Xây dựng) – Theo thông tin từ Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh, ông Đặng Vĩnh Sơn, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định vừa ký giấy chứng nhận đầu tư Nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh cho nhà đầu tư Future Enterprises PE. LTD với tổng vốn đầu tư trên 2.000 tỷ đồng, tương đương 80,740 triệu USD.

  • Quy định về chuyển giao hạng mục cấp điện

    (Xây dựng) - Thẩm quyền tiếp nhận hạng mục cấp điện các dự án của Công ty thuộc trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền địa phương nơi thực hiện dự án.

  • Thành lập Tổ công tác rà soát các vướng mắc pháp lý trong triển khai dự án điện

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký Quyết định số 932/QĐ-TTg ngày 5/9/2024 thành lập Tổ công tác rà soát các vướng mắc pháp lý trong triển khai dự án điện, chỉ đạo, phối hợp hoàn thiện Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) và các luật có liên quan (Tổ công tác).

  • Hướng dẫn kế toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP

    (Xây dựng) – Bộ tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn kế toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP.

  • Hà Tĩnh: Khó hoàn thành mục tiêu về xuất nhập khẩu

    (Xây dựng) - Năm 2024, tỉnh Hà Tĩnh đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD. Với 1,4 tỷ USD đạt được trong 8 tháng qua, kết quả này còn cách mục tiêu rất xa. Cộng thêm tín hiệu thị trường vẫn chưa cải thiện rõ rệt, cần thêm giải pháp quyết liệt hơn để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu năm.

Xem thêm
  • Bình Phước vẫn giữ đà tăng trưởng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bình Phước vừa thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đầu năm với những tín hiệu tích cực như: Thu ngân sách đến hết tháng 8 đạt 6.762 tỷ đồng; giải ngân vốn đầu tư công đã đạt trên 1.337 tỷ đồng; xuất khẩu đạt 485 triệu USD; nhập khẩu đạt gần 314 triệu USD…

    22:42 | 06/09/2024
  • Hậu Giang: Kinh tế - xã hội tăng tốc phát triển từ chính sách “Tam nông”

    (Xây dựng) – Tỉnh ủy Hậu Giang vừa ban hành Báo cáo số 601-BC/TU tổng kết 05 năm thực hiện Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Báo cáo cho biết 05 năm qua, thực hiện chính sách “Tam nông”, kinh tế - xã hội của Hậu Giang đã tăng tốc phát triển.

    21:07 | 06/09/2024
  • Ninh Bình: Thực hiện “5 quyết tâm”, “5 đảm bảo” trong giải ngân kế hoạch đầu tư công

    (Xây dựng) – Tỉnh Ninh Bình là một trong các địa phương được Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương đã nỗ lực, phấn đấu, đạt kết quả giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng đầu năm 2024 là 39,3% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao (trên mức trung bình của cả nước là 34,68%).

    19:46 | 06/09/2024
  • Bắc Ninh: Hoãn hội nghị xúc tiến đầu tư do ảnh hưởng bão số 3

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ra thông báo về việc hoãn tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024 và Hội nghị sơ kết 1 năm “Tỉnh an toàn giao thông” nhằm ứng phó với cơn bão số 3 năm 2024, theo Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 05/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

    14:55 | 06/09/2024
  • Bắc Ninh – “Thủ phủ” mới của FDI Việt Nam

    (Xây dựng) - Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Bắc Ninh đã thu hút gần 3,47 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 8 tháng đầu năm 2024, chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư cả nước. Con số này gấp 2,94 lần so với cùng kỳ năm 2023.

    14:37 | 06/09/2024
  • Làm dự án điện mặt trời trên đất nông nghiệp có bị xử phạt?

    (Xây dựng) - Theo phản ánh của ông Trần Văn Bình, hiện nay, tại một số tỉnh, các chủ đầu tư làm dự án điện mặt trời áp mái theo cụm 5x1MW hoặc 10x1MW trên các diện tích đất chưa được chuyển đổi (đất trồng cây lâu năm, hằng năm) hoặc đất đã được quy hoạch để xây dựng trụ sở ủy ban…

    14:32 | 06/09/2024
  • Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở 61 địa phương trên cả nước

    Theo Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 8 tháng qua tăng 8,6% và tăng ở 61 địa phương.

    14:30 | 06/09/2024
  • Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tám tháng đạt 20,52 tỷ USD

    Vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục gia tăng, trong đó vốn đăng ký đạt 20,52 tỷ USD và vốn thực hiện là 14,15 tỷ USD. Đây cũng là mức thực hiện cao nhất của tám tháng trong 5 năm qua.

    14:28 | 06/09/2024
  • Đồng Nai: Dẫn đầu cả nước về xuất siêu, 8 tháng đầu năm 2024 đạt 4,2 tỷ USD

    (Xây dựng) - Ngày 6/9, Cục Thống kê Đồng Nai cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Đồng Nai đạt 15,5 tỷ USD, tăng 8,6% so cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu đạt 11,3 tỷ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ. Như vậy, trong 8 tháng Đồng Nai xuất siêu 4,2 tỷ USD, tiếp tục dẫn đầu cả nước về xuất khẩu và xuất siêu.

    10:57 | 06/09/2024
  • Đồng Nai: Công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư diễn ra vào cuối tháng 9/2024

    (Xây dựng) – Đơn vị tư vấn đã đề xuất chương trình Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Đồng Nai theo chủ đề “kết nối - hội nhập - cất cánh”.

    09:17 | 06/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load