Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 09/09/2024 04:30 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Phát triển giao thông xanh là chìa khóa giải quyết vấn đề ô nhiễm đô thị

19:33 | 15/04/2022

(Xây dựng) – Tại Việt Nam, các đô thị lớn đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng và quá tải hạ tầng giao thông. Ô nhiễm từ giao thông đô thị còn là tác nhân gây ảnh hưởng đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội, chất lượng môi trường sống…, đặc biệt là tới sức khỏe con người. Chính vì vậy, phát triển giao thông xanh là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đô thị bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân ở các đô thị, giao thông xanh được coi là chìa khóa, là giải pháp tối ưu giải quyết vấn đề ô nhiễm của đô thị.

phat trien giao thong xanh la chia khoa giai quyet van de o nhiem do thi
Hệ thống xe buýt điện Vinbus.

PGS.TS. Nguyễn Hồng Thái - Phó Trưởng khoa Vận tải Kinh tế (Đại học Giao thông Vận tải) chia sẻ về sự phát triển, hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, đặc biệt là giao thông xanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc góp phần tạo nên bộ mặt đô thị khang trang, hiện đại. Cụ thể, về bản chất giao thông xanh là xây dựng và duy trì hệ thống giao thông đô thị phát triển bền vững nhằm thỏa mãn nhu cầu đi lại của mọi người. Phát triển giao thông xanh phải có đủ các đặc trưng cơ bản như: chiến lược giao thông phát triển bền vững, hiệu quả hoạt động giao thông cao với chi phí xã hội thấp, hài hòa môi trường đô thị, phù hợp với mô hình sử dụng đất đô thị và hạt nhân của giao thông xanh là ưu tiên phát triển giao thông công cộng. Với việc sử dụng phương tiện giao thông ít gây ô nhiễm và thân thiện với môi trường nhằm hướng tới một hệ thống giao thông hội tụ các điều kiện thông suốt, trật tự, an toàn, tiêu hao ít năng lượng và ít ô nhiễm môi trường.

Đây cũng chính là một trong những tiêu chí quan trọng trong chiến lược xây dựng và phát triển đô thị xanh. Trong đó, các tiêu chí đánh giá giao thông đô thị bền vững, giao thông đô thị xanh là: quy hoạch đô thị và xây dựng hệ thống giao thông bền vững về mặt môi trường; phát triển hệ thống giao thông công cộng, đi xe đạp và đi bộ; thắt chặt dần tiêu chuẩn môi trường; cải tiến công nghệ sản xuất xe; xây dựng hệ thống các trạm kiểm tra nguồn thải của xe và trạm bảo dưỡng sửa chữa xe.

phat trien giao thong xanh la chia khoa giai quyet van de o nhiem do thi
Hà Nội thí điểm mô hình cho thuê xe đạp, xe đạp điện công cộng.

Tại Việt Nam, Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng đặt ra yêu cầu cơ bản về phát triển giao thông công cộng. Mục tiêu đặt ra là nhanh chóng phát triển phương thức vận tải nhanh, khối lượng lớn đối với các đô thị lớn; đảm bảo tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng từ 25-30% đến năm 2020; phát triển vận tải ở các đô thị theo hướng sử dụng vận tải công cộng là chính, đảm bảo hiện đại - an toàn - tiện lợi; đồng thời, kiểm soát chặt chẽ sự gia tăng phương tiện cá nhân…

Có thể thấy rõ, giao thông xanh là các phương tiện giao thông hạn chế thải khí CO2 và các loại khí thải độc hại khác ra môi trường. Giao thông xanh sử dụng sức người, năng lượng tái tạo, điện, khí thiên nhiên nén... Việc sử dụng xe đạp, xe máy, ôtô điện, xe chạy bằng khí nén CNG hay xe sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió… chính là tham gia giao thông xanh. Ở đô thị, ô nhiễm do các hoạt động giao thông vận tải chiếm khoảng 70%. Vì vậy, chính quyền và người dân cần nhận thức được những ảnh hưởng của việc sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đến chất lượng môi trường.

Được biết, Hà Nội hiện có khoảng 10 triệu người, gần 7 triệu xe cơ giới, 90% trong số đó là xe máy. Vì vậy rất khó để hạn chế được ùn tắc giao thông và ô nhiễm không khí. Việc phát triển các loại hình giao thông xanh thay thế dần xe cơ giới không chỉ là lựa chọn cho hiện tại mà còn cho cả tương lai.

Theo PGS.TS. Nguyễn Hồng Thái, đối với xe buýt tại Hà Nội, dù đã có nhiều cố gắng, nhưng nhiều xe mới đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 3. Trong khi đó, tại châu Âu, mức tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện hiện đang là Euro 4, thậm chí, ở một số quốc gia còn đang áp dụng Euro 6, Euro 7. Các phương tiện giao thông cơ giới là nguồn phát thải nhiều nhất lượng khí thải CO2 và khói bụi ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống và sức khỏe con người. Nhìn ra thế giới ta thấy nhiều nước đã phát triển mạnh mẽ giao thông xanh. Hà Lan được coi là vương quốc xe đạp; Quảng Châu (Trung Quốc) đã cấm hoàn toàn việc sử dụng xe máy, người dân sử dụng phương tiện vận tải công cộng là chính; nhiều thành phố ở Nhật Bản, Hàn Quốc đã phổ biến mô hình xe đạp cho thuê với giá rẻ, tiện lợi. Nhiều nước phát triển đang dần thay thế ôtô sử dụng xăng bằng ôtô điện, hoặc sử dụng pin mặt trời…

Trong những năm gần đây, tại Hà Nội bắt đầu có sự xuất hiện của xe buýt sử dụng khí CNG, xe máy điện, nhưng số lượng còn rất hạn chế. Vào năm 2009, Công ty cổ phần Đồng Xuân triển khai nghiên cứu xây dựng đề án thí điểm sử dụng phương tiện giao thông sạch (xe ôtô điện) phục vụ khách du lịch tham quan khu vực phố cổ và chung quanh hồ Hoàn Kiếm. Cho đến nay, dự án giao thông sạch với những nét mới có tính đột phá đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo người dân và khách du lịch, tạo thêm một loại hình du lịch mang mầu sắc riêng của Hà Nội, của quận Hoàn Kiếm, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.

Đầu tháng 12/2021, ba tuyến buýt điện đầu tiên đã chính thức lăn bánh phục vụ người dân và ngay lập tức được đánh giá cao bởi công nghệ hiện đại, sự tiện lợi, thân thiện với môi trường.

Đầu năm 2022, Hà Nội đưa vào vận hành tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Đây là loại hình vận tải công cộng khối lượng lớn, sử dụng nhiên liệu điện sạch, an toàn. Theo lãnh đạo Hanoi Metro, lượng hành khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông trung bình mỗi ngày dao động ở mức 15 nghìn - 16 nghìn khách/ngày. Riêng thứ bảy và chủ nhật sẽ đông khách hơn. Như vậy, chỉ sau hơn 5 tháng đi vào hoạt động, tàu Cát Linh - Hà Đông ngày càng hút khách và hình thành thói quen của người dân khi sử dụng loại hình phương tiện công cộng mới này.

Trước đó, tháng 12/2021, Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty cổ phần Tập đoàn Trí Nam đã chính thức khai trương thí điểm dịch vụ xe đạp công cộng. 43 trạm đậu xe được bố trí trên vỉa hè nhiều tuyến đường tại quận 1, gần các trạm dừng, nhà chờ xe buýt; công viên, điểm du lịch... Mỗi trạm diện tích 10 - 15m2, cho 10-20 xe đậu theo từng ô. Việc phát triển xe đạp công cộng theo hình thức xã hội hóa tạo thêm sự lựa chọn về phương thức giao thông cho người dân đi lại và du khách tham quan khu vực trung tâm thành phố… Qua đó, tăng cường hiệu quả sử dụng xe buýt và các phương tiện công cộng trong tương lai (metro, BRT, vận tải hành khách công cộng bằng đường thủy...) theo hướng văn minh, hiện đại, hạn chế nhu cầu sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Mới đây, UBND Thành phố Hà Nội cũng đã chấp thuận đề án “Xe đạp đô thị” của Sở Giao thông vận tải Hà Nội theo 2 giai đoạn. Theo đó, giai đoạn 1 dự kiến thực hiện ngay trong năm 2022, đơn vị thực hiện dự án sẽ đầu tư 1.000 xe đạp, trong đó 500 xe đạp cơ và 500 xe đạp điện. Tổng mức đầu tư cho giai đoạn này khoảng 30 tỷ đồng, triển khai tại 85 điểm trên địa bàn 6 quận, gồm: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Ba Đình và Tây Hồ với khoảng 85 điểm bố trí xe, mỗi điểm từ 10 - 15 chiếc.

Đây được đánh giá là một trong những kế hoạch nhằm phát triển giao thông xanh tại Hà Nội bởi hình thành hệ thống cho thuê xe đạp với giá rẻ sẽ phục vụ nhu cầu di chuyển ngắn của người dân, tăng cường kết nối các khu vực đô thị với hệ thống vận tải công cộng. Xe đạp vốn là loại phương tiện nhỏ, chiếm ít diện tích lưu thông cũng như dừng đỗ, phù hợp với hiện trạng giao thông còn nhiều đường phố nhỏ, ngõ nhỏ như Hà Nội. Ở khu vực nào cũng có thể thiết lập các trạm xe đạp công cộng, nhất là tại những nhà ga tàu điện, bến xe buýt, khu trung tâm sầm uất, nơi gần đường giao thông chính.

phat trien giao thong xanh la chia khoa giai quyet van de o nhiem do thi
Tàu Cát Linh – Hà Đông đi vào hoạt động và nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân.

Tuy nhiên, PGS.TS. Nguyễn Hồng Thái nhấn mạnh: Quan trọng nhất là phải hạn chế, tiến tới giảm dần hàng triệu chiếc xe máy, ôtô cá nhân; hệ thống xe buýt cũng cần được xanh hóa... Cùng với đó, việc UBND thành phố đặt mục tiêu đưa xe buýt điện vào sử dụng trong giai đoạn 2021 - 2025 được xem là động thái thể hiện sự nỗ lực của chính quyền nhằm xây dựng hệ thống giao thông công cộng xanh, giảm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, để tiến tới mục tiêu đó, thành phố cần tăng thêm nhiều ưu đãi để thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hướng tới sử dụng xe buýt chạy bằng khí thiên nhiên, điện. Coi yếu tố xanh là một trong những tiêu chí bắt buộc trong việc cạnh tranh quyền khai thác các tuyến vận tải công cộng. Đồng thời, đưa ra các biện pháp hạn chế xe cá nhân lưu thông để hướng người dân đến với vận tải công cộng, vừa bảo đảm hiệu quả kinh tế, vừa hạn chế những trở ngại cho phương tiện công cộng khi lưu thông trên đường.

Có thể khẳng định, phát triển đô thị xanh, giao thông xanh là định hướng mang tính chiến lược, cần có sự quan tâm vào cuộc đồng bộ của các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương tới địa phương và toàn thể cộng đồng, giao thông xanh sẽ đóng góp quan trọng thực hiện thành công mục tiêu Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia…

Ánh Dương

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ công trình tại thành phố Sóc Trăng

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Sóc Trăng, Đoàn công tác gồm: Đồng chí Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lành đạo Sở, ban, ngành vừa có chuyến kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng và tiến độ thực hiện các công trình trên địa bàn thành phố Sóc Trăng.

    18:38 | 08/09/2024
  • Cà Mau: Triển khai xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu

    (Xây dựng) – Dự án xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu có tổng kinh phí gần 32 triệu euro để xây đê biển và kè chắn sóng ở Cà Mau. Liên minh châu Âu sẽ viện trợ không hoàn lại 3,76 triệu euro, Cơ quan Phát triển Pháp cho vay hơn 19 triệu euro, còn lại khoảng 9 triệu euro từ nguồn vốn đối ứng của tỉnh Cà Mau.

    18:36 | 08/09/2024
  • Hải Phòng: Tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 3

    (Xây dựng) – Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu chỉ đạo, khắc phục ngay sự cố cây xanh, chặt tỉa, thu gom cành cây gãy đổ, trồng lại các gốc cây bảo đảm yêu cầu; trong ngày 8/9 phải đảm bảo giao thông kết nối các quận huyện, đến ngày 9/9/2024 phải đảm bảo giao thông thông suốt toàn thành phố.

    15:12 | 08/09/2024
  • Ninh Thuận: Tăng cường kiểm tra, xử lý nhà yến xây dựng không phép

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Thuận yêu cầu Sở Xây dựng và các Sở, ban ngành, các địa phương rà soát, kiểm tra, giám sát hoạt động nuôi chim yến đảm bảo theo đúng quy định.

    14:18 | 08/09/2024
  • Nguy cơ bão chồng bão, người dân cần cẩn trọng đề phòng nguy hiểm

    Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo tình hình mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra trong thời gian sắp tới, không loại trừ khả năng bão chồng bão.

    14:02 | 08/09/2024
  • Bắc Ninh: Hơn 500 ngôi nhà ở bị tốc mái, nông nghiệp thiệt hại nặng do bão số 3

    (Xây dựng) – Cơn bão Yagi (bão số 3) càn quét qua tỉnh Bắc Ninh để lại những hậu quả nặng nề về tài sản và cơ sở hạ tầng. Theo thống kê sơ bộ, cơn bão đã gây thiệt hại trên diện rộng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực quan trọng của tỉnh, tuy nhiên không có thiệt hại nào về người.

    13:58 | 08/09/2024
  • Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khẩn trương giúp người dân ảnh hưởng bão số 3 vượt khó

    Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cấp, ngành, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất sau bão.

    11:11 | 08/09/2024
  • Hải Phòng: Thiệt hại nặng nề do bão Yagi

    (Xây dựng) - Tính đến 6h sáng nay (8/9), Hải Phòng đã có 1 chết và 13 người bị thương, nhiều công trình, kết cấu hạ tầng bị hư hại, gãy đổ. Tình hình thiệt hại ở mức rất lớn và chưa thể thống kê chính xác.

    11:07 | 08/09/2024
  • Vĩnh Phúc: Ước thiệt hại hơn 20,6 tỷ đồng sau bão số 3

    (Xây dựng) - Tính đến 5 giờ sáng 8/9, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, bão số 3 tuy không gây thiệt hại về người nhưng làm 100 nhà dân bị thiệt hại; 10 điểm trường bị tốc mái, hư hại; khoảng 6.500ha lúa, hoa màu bị thiệt hại, ảnh hưởng; 72 cột điện hạ thế gãy đổ, 16 trạm hạ thế bị hư hỏng; nhiều cây cối, biển quảng cáo, cột điện bị đổ, gãy, chắn ngang các tỉnh lộ. Bão số 3 ước gây thiệt hại khoảng 20,6 tỷ đồng.

    10:49 | 08/09/2024
  • Quảng Ninh: Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề

    (Xây dựng) - Từ sáng 7/9, bão số 3 (Yagi) ập vào Quảng Ninh gây thiệt hại nặng nề cho địa phương, mặc dù tỉnh đã chủ động triển khai công tác phòng chống trước khi bão đến nhưng bão quá lớn. Đây được xác định là trận bão lớn nhất trong vòng 60 năm trở lại đây.

    08:56 | 08/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load