Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 13/10/2024 21:24 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Phân loại đô thị theo yếu tố đặc thù, bổ sung trách nhiệm của UBND cấp tỉnh

15:37 | 10/09/2022

(Xây dựng) - Phiên họp toàn thể lần thứ 8 ngày 9/9, Uỷ ban Pháp luật thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị.

phan loai do thi theo yeu to dac thu bo sung trach nhiem cua ubnd cap tinh
Mục tiêu đến năm 2025 số lượng đô thị toàn quốc khoảng 950 - 1.000 đô thị.

Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Nghị quyết 1210 sau khi được ban hành đã trở thành công cụ quản lý quan trọng để đánh giá chất lượng đô thị. Sau 5 năm thực hiện, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định công nhận 5 đô thị loại I, 12 đô thị loại II.Bộ Xây dựng theo thẩm quyền đã ban hành quyết định công nhận đối với 20 đô thị loại III và 33 đô thị loại IV. UBND cấp tỉnh đã ban hành quyết định công nhận 197 đô thị loại V...

Theo Bộ Xây dựng, tính đến tháng 6 năm 2022, cả nước có 883 đô thị, trong đó có 2 đô thị đặc biệt, 22 đô thị loại I, 33 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 93 đô thị loại IV và 686 đô thị loại V.

Để khắc phục những hạn chế, bất cập, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và yêu cầu thể hóa các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210 là thực sự cần thiết và cấp bách.

Trên cơ sở đó, lần sửa đổi này bổ sung mục đích và nguyên tắc phân loại đô thị. Quy định bổ sung nguyên tắc về việc phân loại đô thị được thực hiện trên cơ sở đặc điểm vùng miền và yếu tố đặc thù; phạm vi đánh giá, phân loại đô thị được công nhận phải đúng với phạm vi dự kiến hình thành đơn vị hành chính đô thị.

Đồng thời sửa đổi bổ sung quy định về phân loại đô thị áp dụng vùng miền và đặc thù. Theo đó, quy định rõ mức áp dụng khác nhau về một số tiêu chí, tiêu chuẩn như quy mô dân số, mật độ dân số, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp…

Áp dụng phân loại đô thị theo yếu tố đặc thù: quy định rõ mức áp dụng đối với các trường hợp đô thị, khu vực dự kiến hình thành đô thị: có đường biên giới quốc gia; ở hải đảo; thuộc địa bàn miền núi, vùng cao… Bổ sung quy định đối với các trường hợp việc phân loại đô thị thực hiện sau khi cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập đơn vị hành chính đô thị.

Bên cạnh đó là sửa đổi, bổ sung quy định về tính điểm. Bổ sung quy định cụ thể cơ cấu tiêu chuẩn của 5 tiêu chí, điểm tối thiểu và tối đa của các tiêu chí; sửa đổi, bổ sung quy định cách tính điểm đối với các tiêu chuẩn, tiêu chí, các đánh giá áp dụng đối với các Thành phố trực thuộc Trung ương và các tiêu chuẩn có tính định tính.

Kế đến là sửa đổi, bổ sung quy định về hồ sơ, thủ tục lập, thẩm định, công nhận loại đô thị và rà soát, đánh giá phân loại đô thị. Trên cơ sở đó, xác định rõ trình tự, thủ tục về lập, thẩm định, công nhận và đánh giá phân loại đô thị.

Lần sửa đổi này cũng bổ sung trách nhiệm của UBND cấp tỉnh về việc lập hoặc điều chỉnh chương trình phát triển đô thị và tổ chức đầu tư hoàn thiện chất lượng đô thị trước năm 2025 đối với các đô thị từ loại III trở lên nhất là hạ tầng y tế, hạ tầng giáo dục và công trình văn hóa cấp đô thị.

Qua khảo sát lấy ý kiến, nhiều cơ quan, tổ chức và địa phương cho rằng một số tiêu chí, tiêu chuẩn phân loại đô thị quy định tại Nghị quyết số 1210 là khá cao đối với đô thị thuộc địa bàn có yếu tố đặc thù. Nếu vẫn giữ nguyên các tiêu chí, tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số như hiện hành mà không tính đến yếu tố đặc thù theo vùng miền thì khó có thể đạt mục tiêu đến năm 2025 số lượng đô thị toàn quốc khoảng 950 - 1.000 đô thị, đến năm 2030 đạt khoảng 1.000 - 1.200 đô thị theo Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 1210 nên tập trung sửa đổi các tiêu chuẩn, tiêu chí đối với đô thị có yếu tố đặc thù và cập nhật, chỉnh sửa một số chỉ tiêu cụ thể làm cơ sở xây dựng định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; nghiên cứu, cụ thể hóa các tiêu chí của một số loại hình đô thị mới xuất hiện và đang có xu hướng phát triển để bảo đảm thực hiện một số nội dung chỉ đạo khác trong các Nghị quyết của Trung ương và Bộ Chính trị.

Cũng tại phiên họp, các thành viên của Ủy ban Pháp luật đã biểu quyết nhất trí về việc hồ sơ dự án Nghị quyết đã bảo đảm điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Khánh Diệp

Theo

Cùng chuyên mục
  • Ấm lòng những ngôi nhà Đại đoàn kết tại những xã nghèo của tỉnh Bắc Kạn

    Đến tháng 9/2024, tỉnh Bắc Kạn có hơn 1.100 hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ nhà ở, trong đó, hơn 850 nhà đã hoàn thành, hơn 230 nhà đang thực hiện, trên 10 nhà chưa khởi công.

  • Vĩnh Phúc: Vì sao loạt sự cố sạt lở, hư hại công trình trong khi chạy thử nghiệm tại dự án ODA?

    (Xây dựng) – Ban Quản lý dự án sử dụng vốn vay nước ngoài tỉnh Vĩnh Phúc (ODA) đã chính thức lên tiếng và đưa ra những giải thích ban đầu về tình trạng sạt lở, hư hại các hạng mục công trình thuộc dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt tỉnh Vĩnh Phúc.

  • Tiền Hải (Thái Bình): Thị trấn Tiền Hải mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV

    (Xây dựng) – Ngày 11/10, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị thẩm định Đề án đề nghị công nhận thị trấn Tiền Hải mở rộng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đạt tiêu chí đô thị loại IV. Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị Lê Hoàng Trung chủ trì Hội nghị.

  • Bài 3: Tín hiệu vui

    (Xây dựng) - Trước tiềm năng đang được “đánh thức”, nhiều ý kiến của lãnh đạo nhằm xúc tuyến thực hiện dự án giao thông trọng điểm để phát triển Cà Mau. Hiện các dự án đang được thực hiện, một tín hiệu vui miền cuối đất.

  • Bài 2: Đánh thức tiềm năng

    (Xây dựng) - Hiện nay, ngoài việc thực hiện các dự án, tỉnh đang gấp gúp hoàn thiện hồ sơ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm. Tại các hội nghị giao ban, công tác hoàn thành hồ sơ, tiến độ của dự án được đặt lên hàng đầu…

  • Bài 1: Các “điểm nghẽn” cần tháo gỡ

    (Xây dựng) - Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã có văn bản chỉ đạo về việc tập trung phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của Trung ương để tiếp tục triển khai thực thiện các nội dung kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, tỉnh sẽ tập trung đầu tư xây dựng các dự án giao thông trọng điểm như: Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Cà Mau, cảng biển Hòn Khoai; Nâng cấp, mở rộng tuyến đường Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh từ thành phố Cà Mau đến Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Các dự trên hoàn thành tạo một viễn cảnh mới ở miền cuối đất.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load