Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 23/09/2024 11:51 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Nợ xấu tăng gần 4 lần khiến TPBank mạnh tay trích lập chi phí dự phòng

19:32 | 21/10/2023

(Xây dựng) – Tính đến ngày 30/9/2023, tổng nợ xấu tại nội bảng của TPBank tăng đột biến lên mức 5.350,4 tỷ đồng, gấp 4 lần so với đầu năm. Điều này buộc ngân hàng này tăng mạnh chi phí dự phòng rủi ro. Do đó, lợi nhuận trước thuế của TPBank giảm 26,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nợ xấu tăng gần 4 lần khiến TPBank mạnh tay trích lập chi phí dự phòng
Quý III/2023, lợi nhuận của TPBank giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, mã chứng khoán: TPB) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023 với lợi nhuận giảm hơn 26% so với cùng kỳ năm ngoái.

Quý III/2023, TPBank thu được gần 2.962,7 tỷ đồng lợi nhuận thuần từ thu nhập lãi thuần, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái; hoạt động dịch vụ thu về 665,8 tỷ đồng, tăng giảm 2,6%; hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 436,6 tỷ đồng, tăng 3,8%; hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư thu về 551,6 tỷ đồng, cao gấp 78 lần so với kỳ cùng; hoạt động khác báo lỗ 89 tỷ đồng, trong khi cùng có lãi 215 tỷ đồng.

Đáng chú ý, trong kỳ, TPBank dành ra gần 1.293 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, gấp 4 lần cùng kỳ năm. Do đó, lợi nhuận trước thuế giảm 26,3%, chỉ còn gần 1.575,6 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của TPBank giảm 9,4%, chỉ còn hơn 6.935 tỷ đồng. Đồng thời, Ngân hàng tăng đến 14% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng với mức 1.976 tỷ đồng. Do đó, TPBank chỉ còn thu được 4.959 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 16,3% so với cùng kỳ.

Như vậy so với mục tiêu 8.700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, TPBank mới chỉ thực hiện được 57% mục tiêu lợi nhuận sau 9 tháng.

Nợ xấu tăng gần 4 lần khiến TPBank mạnh tay trích lập chi phí dự phòng
Nợ xấu của TPBank tăng đột biến trong 9 tháng đầu năm 2023.

Theo TPBank, trong bối cảnh các doanh nghiệp chưa ổn định và chưa có nhiều khởi sắc cùng với việc ngân hàng thực hiện nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất và dịch vụ nhằm hỗ trợ khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn dẫn đến kết quả kinh doanh của TPBank không được như kỳ vọng.

Nhưng theo Báo cáo tài chính mới nhất, nguyên nhân chính TPBank có lợi nhuận sụt giảm là do ngân hàng này mạnh tay trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng để ứng phó với nợ xấu tăng đột biến.

Cụ thể, tính đến ngày 30/9/2023, tổng nợ xấu của TPBank tăng đột biến lên mức 5.350,4 tỷ đồng, gấp 4 lần so với đầu năm. Trong đó, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng 8,5 lần lên mức 3.265,5 tỷ đồng, nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng gần 3 lần lên mức 1.390,4 tỷ đồng và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng 37,4% lên mức 694,4 tỷ dồng. Kết quả đẩy tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức chỉ 0,84% đầu năm lên 2,97%.

Cuối quý III/2023, tổng tài sản TPBank đạt 344.402,5 tỷ đồng, tăng 4,8% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước giảm 13,3% xuống mức 10.397,1 tỷ đồng, tiền gửi tại Tổ chức tín dụng khác tăng 11,8% lên mức gần 41.233 tỷ đồng, cho vay khách hàng tăng 11,8% lên mức 179.946 tỷ đồng…

Ở phía nguồn vốn, tiền gửi của các Tổ chức tín dụng khác tăng 67,8% lên mức 79,329 tỷ đồng, tiền gửi khách hàng giảm 0,6% còn 193.753,4 tỷ đồng, phát hành giấy tờ có giá giảm 40,4% còn gần 12.169 tỷ đồng…

Thành Nguyên

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load