Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 02:04 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / 789club ios /

Nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế

08:18 | 01/01/2021

(Xây dựng) - Bộ Xây dựng đã xác định đúng và tập trung triển khai tốt vấn đề then chốt của ngành Xây dựng, nhờ đó những nỗ lực của Bộ Xây dựng trong suốt nhiệm kỳ vừa qua đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng bền vững nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

no luc thuc day tang truong on dinh kinh te
Thứ trưởng Lê Quang Hùng kiểm tra tiến độ xây dựng dự án cầu Trung Lương - Mỹ Thuận 2.

6 năm không phát triển nóng, không “bong bóng” BĐS

Lần đầu tiên trong gần 6 năm liên tiếp trở lại đây, thị trường BĐS phát triển ổn định, không có hiện tượng phát triển nóng, “bong bóng” hoặc trầm lắng, suy thoái, là yếu tố rất quan trọng đóng góp vào mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Trái ngọt này là kết quả của việc thực hiện Đề án phát triển thị trường BĐS ổn định, lành mạnh, do Bộ Xây dựng tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đề án đã phân tích, đánh giá kỹ lưỡng tình hình, thị trường BĐS trong 10 năm, cũng như bối cảnh, đặc điểm của thị trường BĐS trong nước và quốc tế, từ đó đề xuất các giải pháp căn cơ, lâu dài và trước mắt bảo đảm sự phát triển ổn định, hiệu quả, phòng chống các hiện tượng cực đoan của thị trường BĐS.

Bộ Xây dựng đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện đề án, thực hiện các giải pháp tái cơ cấu và kiểm soát thị trường BĐS tại các địa phương.

Trong 5 năm qua, thị trường BĐS có sự phát triển, tăng trưởng cả về quy mô, cơ cấu hàng hóa và DN, xuất hiện nhiều DN, tập đoàn lớn như: Tổng công ty HUD, VIGLACERA, HANDICO, HANCORP, UDIC, VINGROUP, Tân Hoàng Minh, FLC, SUNGROUP, NOVALAND...

Bộ Xây dựng cũng tiếp tục thực hiện có kết quả Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia và các chương trình hỗ trợ phát triển nhà ở theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với người có công với cách mạng, hộ nghèo ở nông thôn, NƠXH, nhà ở hộ nghèo ở khu vực thiên tai, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Hệ thống đô thị phát triển mạnh và phân bổ khá đồng đều trong cả nước, chất lượng đô thị được nâng cao hơn. Khu vực đô thị đã thực sự trở thành động lực, đầu tàu phát triển kinh tế - xã hội của các vùng và cả nước, đóng góp khoảng 70% GDP cả nước, chiếm tỷ trọng chi phối trong các chỉ tiêu phát triển chủ yếu của đất nước. Các chương trình, đề án phát triển đô thị thông minh, đô thị xanh, đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu được tích cực triển khai.

Bộ Xây dựng đã quyết liệt cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng, trong đó bãi bỏ 5 ngành, nghề không thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; bãi bỏ 2 ngành, nghề chồng chéo với pháp luật liên quan; bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa phần lớn các điều kiện đầu tư kinh doanh của 12 ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực hoạt động xây dựng, nhà ở và thị trường BĐS.

Cắt giảm danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành (giảm 52%), quy định thời điểm kiểm tra đối với từng sản phẩm, hàng hóa, việc kiểm tra chuyên ngành đã được thực hiện bằng hình thức hậu kiểm. Chỉ số cấp phép xây dựng luôn đứng ở tốp đầu trong 10 chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam (theo báo cáo về môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới).

Xác định và tập trung triển khai vấn đề then chốt

Có thể nói, trong nhiệm kỳ vừa qua, Bộ Xây dựng đã xác định đúng, tập trung chỉ đạo triển khai các vấn đề lớn, then chốt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, có tính đột phá của ngành Xây dựng ngay từ đầu nhiệm kỳ. Công tác xây dựng, hoàn thiện công cụ quản lý nhà nước luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, được tập trung chỉ đạo với nhiều đổi mới. Về cơ bản hệ thống chính sách, pháp luật xây dựng tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ với các pháp luật liên quan, điều chỉnh bao trùm các hoạt động thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

no luc thuc day tang truong on dinh kinh te

Bộ Xây dựng đã tham mưu, trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các đề án mang tính quyết định nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của toàn xã hội và của từng công trình, dự án đầu tư xây dựng, góp phần phòng chống tham nhũng và tiêu cực trong hoạt động đầu tư xây dựng, hoàn thiện thị trường xây dựng theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với xu hướng phát triển và thông lệ quốc tế.

Năng lực ngành Xây dựng có bước phát triển mạnh mẽ, ứng dụng nhanh và làm chủ nhiều công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Đã có một số DN tham gia thị trường xây dựng ở nước ngoài. Ngành sản xuất VLXD cơ bản đáp ứng nhu cầu trong nước, gia tăng xuất khẩu, có một số thương hiệu sản phẩm có uy tín, có khả năng cạnh tranh cao ở trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, ngành Xây dựng vẫn còn một số bất cập như: một số quy định pháp luật chưa phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển mới đề ra, vi phạm trật tự xây dựng vẫn xảy ra ở một số địa phương, lập quy hoạch đô thị chưa đồng bộ, triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật tại các thành phố trực thuộc Trung ương chậm và thiếu đồng bộ giữa các chuyên ngành,...

Hệ thống đô thị Việt Nam phát triển nhanh về số lượng nhưng chủ yếu là đô thị nhỏ (loại IV, loại V), mật độ đô thị trong từng vùng kinh tế - xã hội thấp, phân tán, chất lượng phát triển hạn chế. Vẫn có tình trạng sốt đất, sốt giá ở một số địa phương trong một số thời điểm. Phát triển và sử dụng VLXD không nung và vật liệu thay thế cát tự nhiên hạn chế. Công tác cổ phần hóa, thoái vốn tại một số Tổng công ty thuộc Bộ Xây dựng chậm so với kế hoạch đề ra.

Trong thời gian tới, Bộ Xây dựng quán triệt nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ trên cơ sở đó xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động công tác thiết thực, cụ thể, khả thi và tổ chức thực hiện với quyết tâm cao, sáng tạo ngay từ đầu năm, đầu nhiệm kỳ…

Đặc biệt là kịp thời đổi mới tư duy trong công tác quản lý nhà nước ngành Xây dựng, nhất là trong lĩnh vực quy hoạch và quản lý phát triển đô thị, phát huy tối đa và kết hợp chặt chẽ các nguồn lực, coi khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là động lực phát triển chủ yếu của ngành Xây dựng trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Luôn bám sát, đánh giá đúng tình hình thực tiễn, lựa chọn những vấn đề, lĩnh vực, công trình, dự án trọng tâm, trọng điểm gặp vướng mắc, hạn chế, khó khăn để nghiên cứu, đề ra giải pháp xử lý kịp thời, triệt để.

Thanh Nga

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load