Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 09/09/2024 12:57 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Những thành tựu hợp tác song phương giữa Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực Thoát nước và Xử lý nước thải

14:09 | 25/12/2023

(Xây dựng) - Nằm trong chuỗi những hoạt động kỷ niệm 50 năm Thiết lập Quan hệ Ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam, Sáng 25/12, tại Hà Nội, Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng Việt Nam), Bộ Đất đai hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT) và Chính quyền thành phố Yokohama phối hợp tổ chức Hội thảo kỷ niệm 50 thiệt lập quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam – Thành tựu và thách thức trong lĩnh vực Thoát nước và Xử lý nước thải.

Những thành tựu hợp tác song phương giữa Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực Thoát nước và Xử lý nước thải
Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng Việt Nam) Tạ Quang Vinh phát biểu tại Hội thảo.

Phát biểu tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng Việt Nam) Tạ Quang Vinh cho biết: Hưởng ứng với sự hợp tác của hai quốc gia, từ năm 2010 đến nay, Bộ Xây dựng – Việt Nam (MOC) và Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch - Nhật Bản (MLIT) đã ký nhiều biên bản ghi nhớ hợp tác riêng trong lĩnh vực phát triển đô thị, thoát nước và xử lý nước thải, đào tạo công ngành Xây dựng... Đất nước, con người Nhật Bản có nhiều nét tương đồng về vị trí địa lý, văn hóa, lịch sử hình thành phát triển với Việt Nam. Bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình, đất nước và con người Nhật Bản nói chung và Bộ MLIT Nhật Bản nói riêng đã hợp tác, hỗ trợ cho Bộ Xây dựng rất nhiều đặc biệt là trong lĩnh vực Thoát nước và Xử lý nước thải.

Nhìn chung, hiện trạng hệ thống thoát nước của các đô thị trên cả nước Việt Nam đều có đặc điểm chung là hệ thống hạ tâng kỹ thuật cũ, được hình thành từ khá lâu (trên 50 năm), chủ yêu là hệ thống thoát nước chung (nước mưa và nước thải thoát cùng một hệ thống). Hệ thống thoát nước của các đô thị này mặc dù cũng đã được đầu tư, nâng cấp qua từng thời kỳ, từng giai đoạn tuy nhiên vẫn chưa có sự đồng bộ, nên năng lực tiêu thoát nước còn hạn chế.

Đặc biệt trong nhưng năm gần đây, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng diễn biến phức tạp, thường xuyên xuất hiện những hiện tượng thời tiết cực đoan, mưa có cường độ lớn (nhiều trận mưa có cường độ >200mm/trận) làm các đô thị trên cả nước thường xuyên đối mặt với tình trạng ngập úng cục bộ kéo dài. Gần đây nhất là ngập lụt tại khu vực thành phố Đà Nẵng, tỉnh Thừa Thiên Huế…

Những thành tựu hợp tác song phương giữa Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực Thoát nước và Xử lý nước thải
Toàn cảnh Hội thảo.

Đối với khu vực đô thị, bên cạnh việc chống ngập úng cục bộ, đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện trong mùa mưa, bão thì các đô thị của Việt Nam còn đối mặt với việc xả nước thải sinh hoạt chưa xử lý đạt tiêu chuẩn ra nguồn tiếp nhận do hệ thống thoát nước vẫn là thoát nước chung và nhiều đô thị chưa có hoặc có rất ít nhà máy/trạm xử lý nước thải tập trung hoạt động để có thể thu gom, xử lý ngăn nước thải sinh hoạt phát tán gây ô nhiễm môi trường.

Đến tháng 6/2023, toàn quốc có 82 nhà máy xử lý nước thải đô thị đang vận hành ở hơn 50 đô thị, với tổng công suất thiết kế khoảng 1,466 triệu m3/ngày. Bình quân lượng nước thải sinh hoạt được xử lý chỉ đạt khoảng 15% trên tổng lượng nước thải cần được thu gom xử lý, còn kém rất xa tỷ lệ thu gom nước thải sinh hoạt để xử lý của Nhật Bản (khoảng 92%).

Các thành phố của Nhật Bản đã hỗ trợ các thành phố của Việt Nam thông qua các dự án hợp tác hỗ trợ kỹ thuật để đào tạo, nâng cao năng lực tiêu thoát nước của hệ thống thoát nước hiện trạng từng thành phố, đồng thời nâng cao năng lực của đội ngũ kỹ thuật trực tiếp tham gia công tác quản lý, vận hành, bảo trì, bảo vệ hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.

Có thể nói, thông qua các dự án này hỗ trợ kỹ thuật này đã góp phần cải thiện rất nhiều bộ mặt của hệ thống thoát nước đô thị Việt Nam, từng bước chuyển đổi từ thoát nước chung, sang thoát nước nửa riêng và thoát nước riêng, đảm bảo đủ năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng cũng như giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường do phát tán nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý.

Cục trưởng Tạ Quang Vinh hy vọng, thông qua sự hợp tác song phương này, trong tương lai sẽ có nhiều đô thị, tỉnh, thành phố của Việt Nam sẽ kết nghĩa với các thành phố của Nhật Bản để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác phát triển trên nhiều lĩnh vực khác không chỉ riêng lĩnh vực về thoát nước và xử lý nước thải.

Những thành tựu hợp tác song phương giữa Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực Thoát nước và Xử lý nước thải
Các đại biểu chụp ảnh tại Hội thảo.

Bên cạnh việc hỗ trợ kỹ thuật cho các địa phương, phía Nhật Bản đã và đang hỗ trợ phía Việt Nam rất nhiều về mặt xây dựng thể chế chính sách về chống ngập đô thị và xử lý nước thải đô thị. Đặc biệt là giai đoạn sắp tới khi chung tôi đã được Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng Luật Cấp, Thoát nước để trình Quốc hội thông qua trong năm 2025.

Bộ Xây dựng và Bộ MLIT đã ký “Biên bản Hợp tác trong lĩnh vực thoát nước, xử lý nước thải” - (BBHT) làm cơ sở cho hợp tác kỹ thuật như sau.

BBHT đầu tiên: Ký ngày 13/12/2010, do, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Việt Nam Cao Lại Quang và Thứ trưởng Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản, Ikeguchi Shuji ký.

BBHT gia hạn lần 1: Ký ngày 15/12/2013, do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Việt Nam Phan Thị Mỹ Linh và Thứ trưởng Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản Takagi Tsuyoshi ký.

BBHT gia hạn lần 2: Ký ngày 6/3/2017, do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Việt Nam Phan Thị Mỹ Linh và Thứ trưởng Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản Suematsu Shinsuke ký.

Đỗ Quang – Lê Đức

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội tăng cường quản lý khu vực bãi sông, ngoài đê

    Nhằm tăng cường quản lý, sử dụng đất ven sông làm bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố theo nhiệm vụ của từng đơn vị.

  • Dự án đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua Ninh Bình chậm tiến độ

    (Xây dựng) – Theo báo cáo của UBND tỉnh Ninh Bình, dự án tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đoạn qua tỉnh Ninh Bình các công việc đang triển khai chậm hơn so với tiến độ đề ra.

  • Hà Nội: Đầu tư xây dựng 29 cầu vượt cho người đi bộ

    (Xây dựng) - Nhằm giải quyết nhu cầu đi lại của người dân cũng như đảm bảo an toàn giao thông, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông vừa báo cáo Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề xuất UBND Thành phố đầu tư xây dựng 29 cầu vượt cho người đi bộ tại các vị trí đông dân cư, trường học trên địa bàn Thành phố.

  • Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ công trình tại thành phố Sóc Trăng

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Sóc Trăng, Đoàn công tác gồm: Đồng chí Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lành đạo Sở, ban, ngành vừa có chuyến kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng và tiến độ thực hiện các công trình trên địa bàn thành phố Sóc Trăng.

  • Cà Mau: Triển khai xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu

    (Xây dựng) – Dự án xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu có tổng kinh phí gần 32 triệu euro để xây đê biển và kè chắn sóng ở Cà Mau. Liên minh châu Âu sẽ viện trợ không hoàn lại 3,76 triệu euro, Cơ quan Phát triển Pháp cho vay hơn 19 triệu euro, còn lại khoảng 9 triệu euro từ nguồn vốn đối ứng của tỉnh Cà Mau.

  • Thái Nguyên: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm

    (Xây dựng) – Với những đột phá về hạ tầng giao thông trong những năm gần đây, diện mạo của tỉnh Thái Nguyên đã có những chuyển biến mạnh mẽ, nhiều dự án giao thông trọng điểm của tỉnh được nhanh chóng triển khai, hoàn thiện về hạ tầng. Đó chính là động lực để tỉnh phấn đấu sớm trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load