(Xây dựng) - Theo thống kê, tình hình ô nhiễm đô thị ngày càng tồi tệ, cùng với nạn tắc đường. Theo đó, hàng ngày người dân phải mất từ 1 đến 2 giờ đi lại trên đường phố vì tình trạng tắc nghẽn giao thông, việc này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lao động của người dân thành phố.
Tình trạng dân số gia tăng nhanh ở các thành phố sẽ gây sức ép lớn lên khả năng di chuyển nội đô. Theo Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), tình trạng tắc nghẽn giao thông khiến nền kinh tế Philippines thiệt hại khoảng 3,5 tỷ peso (khoảng 67 triệu USD) mỗi ngày. Sau đây là một trong số những đô thị được liệt kê vào danh sách di chuyển “đáng ngại nhất” trên thế giới:
Bắc Kinh
Có lẽ Bắc Kinh và nhiều đô thị khác của Trung Quốc có độ ồn nhất bởi ở đây họ vẫn còn sử dụng những phương tiện di chuyển lạc hậu, khá lỗi thời (dù không phải trên mọi tuyến phố) và điều đó gây cực kỳ khó chịu cho người dân đô thị. Cơn ác mộng kinh hoàng của các loại phương tiện xe lửa trong buổi sáng theo dọc tuyến đường số 13 của Bắc Kinh là một minh chứng. Hẳn chúng ta có thể hình dung những ảnh hưởng của sự ô nhiễm tiếng ồn này, gây ra cho hàng triệu người di chuyển tỏa ra các thành phố khác do quá trình công nghiệp hóa.
Ấn Độ
Ấn Độ là nước đứng thứ hai trên thế giới ngoài Trung Quốc có số dân hơn một tỷ người. Cũng chính vì thế, các đô thị ở đây “luôn chen lấn xô đẩy nhau” trong các loại phương tiện giao thông, đặc biệt trên các đoàn tàu. Ấn Độ không chỉ còn “sở hữu” hạ tầng cơ sở quá cũ kỹ, mà còn thêm gánh nặng của các cuộc hành hương tôn giáo lớn nhất thế giới. Người dân hành hương với mức độ khủng từ địa điểm này sang địa điểm khác đến mức gây sự quá tải “kiểm soát” cho các nhà quản lý đô thị.
Sao Paulo, Brazil
Một số đô thị ở Sao Paulo còn được mệnh danh là “đô thị tắc nghẽn”. Sự ùn tắc giao thông ở Sao Paulo kéo dài ở mức độ quá lớn với những “con rắn” xếp hàng khổng lồ trên những tuyến đường. Hiện tại, cũng đã có đài phát thanh đặc biệt dành riêng để báo cáo tình trạng giao thông của thành phố và nhờ vậy, ở đây cũng đỡ tồi tệ hơn. Tuy nhiên, tình trạng tắc nghẽn ở đây vẫn nằm trong hành top thế giới. Khi được phỏng vấn, có một cô gái đã nói với đài BBC rằng cô ấy đã dành gần bốn giờ mỗi ngày trong xe để di chuyển từ nhà đến nơi làm việc do tắc nghẽn.
Manila
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Manila - Thủ đô Philippines là thành phố tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng nhất tại khu vực châu Á.
ADB đã nghiên cứu giao thông ở 278 thành phố tại châu Á để xác định tình trạng tắc nghẽn. Tính trên toàn bộ 278 thành phố, chỉ số tắc nghẽn trung bình là 1,24, có nghĩa là trung bình cần thêm 24% thời gian để đi lại trong giờ cao điểm so với cung giờ bình thường.
Chỉ số tắc nghẽn của Manila là 1,5, cao nhất trong số 24 thành phố lớn nhất tại châu Á. Đứng sau là Kuala Lumpur (Malaysia) với chỉ số 1,4 và Yangoon (Myanmar) với chỉ số 1,38.
Hai thành phố lớn nhất của Việt Nam là Hà Nội và TP.HCM đều có mặt trong nhóm 10 đô thị tắc nghẽn nhất theo đánh giá của ADB. Trong đó, Hà Nội đứng thứ 6 trong khi thành phố HCM đứng thứ 10.
Khánh Phương
Theo