Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 10/10/2024 14:48 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Nhà thầu xây dựng thi công công trình lãi chỉ 2%, thậm chí càng làm càng lỗ

15:23 | 21/03/2024

(Xây dựng) - Tại Hội nghị Ban chấp hành mở rộng bàn triển khai chương trình hoạt động năm 2024 của Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam, ông Nguyễn Bá Dương - Chủ tịch Nhà thầu Xây dựng Newtecons cho biết, hiện tại chi phí lãi khi xây dựng công trình chỉ đạt 2% thậm chí quản lý không tốt là càng làm càng lỗ.

Nhà thầu xây dựng thi công công trình lãi chỉ 2%, thậm chí càng làm càng lỗ
Toàn cảnh Hội nghị.

Ngày 21/3, Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam (VACC) tổ chức Hội nghị Ban chấp hành mở rộng bàn triển khai chương trình hoạt động năm 2024 với sự tham dự của đông đảo đại diện lãnh đạo doanh nghiệp nhà thầu xây dựng lớn trên cả nước. Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch VACC điều hành hội nghị.

Nhận diện cơ hội mới của thị trường xây dựng trong nước

Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp - nhà thầu Xây dựng trong nhiều năm liên tục gặp nhiều khó khăn từ sự đóng băng của thị trường xây dựng và các dự án bất động sản bị bế tắc về pháp lý. Tuy nhiên, nhìn về thị trường xây dựng trong nước, vẫn còn nhiều cơ hội và tiềm năng thuận lợi.

Đầu tiên là các luật mới đã được thông qua như: Luật Nhà ở, Luật kinh doanh Bất động sản, Luật Đầu tư, Luật đất đai, hướng dẫn Luật Đấu thầu... Tiếp đó là ngành Xây dựng Việt Nam đang có xu hướng chuyển dịch sang xây dựng công trình ngầm trong 5-10 năm tới. Đầu tư công đón nguồn ngân sách trong năm 2024 lên đến 220 ngàn tỷ và vẫn có sẵn 500 ngàn tỷ trong kế hoạch đang giải ngân thực hiện.

Vấn đề đặt ra là các nhà thầu thuộc VACC có những hành động, kiến nghị gì để có cơ chế phối hợp, hợp tác tham gia đấu thầu, xây dựng các dự án đầu tư công. Với các công trình mang tính công nghệ trình độ cao, nhà thầu quốc tế nắm hết những phần chi phí cao, nhà thầu trong nước chỉ làm việc như: San lấp, đơn giản, tỷ trọng tài chính thấp. Vậy cần phải nâng cao nhân lực, nguồn lực, năng lực để sẵn sàng nhận chuyển giao từ các nhà thầu xây dựng quốc tế, tham gia sâu hơn, hàm lượng chất xám và công nghệ cao hơn trong các gói thầu công nghệ cao trong tương lai.

Theo ông Lê Viết Hải - Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình, vấn đề cạnh tranh khi bỏ thầu, đây là cơ chế thị trường, dù có thiệt thòi nhưng là cách ứng xử linh hoạt và văn minh giữa các nhà thầu xây dựng. Chiến lược Xây dựng Việt Nam cần vươn ra quy mô đại dương xanh, chiếc bánh quy mô ngành xây dựng thế giới lên đến 400 tỷ USD, gấp 8 lần quy mô ngành xây dựng trong nước. Nhiệm vụ của nhà thầu Xây dựng Việt cần bảo vệ chính thị trường nội địa, từ làm thầu phụ các công trình quốc tế, rồi quay về làm chủ và chiếm lĩnh thị trường trong nước, giảm bớt áp lực cạnh tranh trong nước, mang lại hiệu quả kinh tế chung của đất nước. Mục tiêu có thể chiếm được 1% gói thầu quốc tế, xuất khẩu xây dựng ra thế giới cũng nâng cao năng lực nhà thầu trong nước là hành động có cơ hội thành công.

Ông Nguyễn Bá Dương - Chủ tịch Nhà thầu Newtecons chia sẻ, kinh nghiệm của các nhà thầu Xây dựng Nhật Bản là bỏ thầu giá thấp quá họ nhường nhau. Bài toán của nhà thầu Xây dựng Việt Nam thì suy nghĩ là làm thế nào để tồn tại doanh nghiệp của mình trước thôi, không cần đạt doanh số bằng năm trước. Khó khăn đối mặt là thị trường bất động sản vẫn chưa biết thế nào, giá nhà lên nhưng gốc vẫn là khai thông thủ tục pháp lý từ địa phương, tăng nguồn cung dự án đủ điều kiện xây dựng mới tạo công ăn việc làm cho nhà thầu xây dựng.

Một ví dụ ông Dương nêu ra là việc xin giấy phép xây dựng hỗ trợ đối tác của tỷ phú người Đức nhưng địa phương không ký mà phải lên tận Quốc hội giải quyết. Người ta mang cả nhà máy từ Trung Quốc qua Việt Nam nhưng địa phương có thông báo thiếu điện nên không cấp. Mất hơn 1 năm mới giúp được chủ đầu tư xin được giấy phép gây ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và kéo dài tiến độ đầu tư, xây dựng rất nhiều.

Nhà thầu xây dựng thi công công trình lãi chỉ 2%, thậm chí càng làm càng lỗ
Chiến lược phát triển ngành Xây dựng Việt Nam cần làm chủ công trình trong nước và gia tăng chiếm thị phần các gói thầu quốc tế.

Lực lượng nhà thầu mạnh về sự tin tưởng và năng lực mạnh thì không bị ép và ngang hàng với chủ đầu tư và đơn vị tư vấn thì quá trình thanh quyết toán mới thuận lợi.

Tập hợp lực lượng, tạo ra sức mạnh cộng đồng

Ông Cao Tùng Lâm - Chủ tịch Nhà thầu Xây dựng Phục Hưng Holdings hiến kế, các dự án trên 1.000 tỷ có thể các nhà thầu lớn nên báo cáo Hiệp hội để bàn thảo trước khi đấu thầu, ngồi với nhau ở các dự án lớn, chuẩn bị về nguồn vốn, năng lực, thế mạnh từng bên để tránh cạnh tranh bất lợi, tránh mâu thuẫn. Chính phủ cần có cơ chế phân chia nhà thầu theo năng lực, nhà thầu cần hợp tác chia sẻ, chúng tôi sẵn sàng hợp tác trong vấn đề này.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Khắc Hải - Phó Tổng Giám đốc, Tổng Công ty Vinaconex phân tích: Hiện có 46/63 tỉnh thành có công trình giao thông, sân bay, cao tốc, bến cảng... Năm 2024 có gần 500 ngàn tỷ cho hạ tầng, giá trị cho giao thông càng lớn, đây là nguồn dự án quan trọng cho các nhà thầu có công ăn việc làm.

Chính phủ không trực tiếp can thiệp việc chia nhóm, làm manh mún, doanh nghiệp đối xử khó đối với nhau. Nhà thầu cần tự làm việc với nhau trong bài toán phải tạo nhà thầu nhỏ có công ăn việc làm, tăng tỷ lệ thầu phụ. Đây không được coi là bán thầu, dẫn đến rủi ro, nhưng phải áp dụng pháp luật, giải thích được cơ chế, nghị định và loại bỏ rủi ro pháp luật, phản biện, bảo vệ quyền lợi nhà thầu xây dựng.

Ông Bùi Tấn Lực - Chủ tịch Hội Nhà thầu Xây dựng Bình Định kiến nghị, cần có sự hỗ trợ của VACC Trung ương trong việc có ý kiến, đề nghị các chủ đầu tư giải quyết nhanh vấn đề hỗ trợ nhà thầu nhỏ tại các địa phương trong nợ đọng các gói thầu. Khởi động trở lại kênh thông tin của Hiệp hội như: Tạp chí Nhà thầu và Thị trường Xây dựng, Danh bạ Nhà thầu Xây dựng cho đáp ứng tình hình thực tế và xu hướng sắp tới.

Ghi nhận tại Hội nghị, Chủ tịch VACC cam kết, Hiệp hội sẽ tập hợp chia sẻ thông tin, là cầu nối đầu mối thông tin có đấu giá chính xác, khách quan để các doanh nghiệp phối hợp, hợp tác, chuẩn chỉ. VACC cũng chính thức khởi động Đề cương Văn hoá Doanh nghiệp Nhà thầu Xây dựng để các hội viên cùng thông qua, thực hiện.

“Các vấn đề về giá thầu thấp, thiếu tính cạnh tranh, ảnh hưởng chất lượng công trình và nguồn lực xã hội, trình độ nhân công, đơn giá, định mức, quy chuẩn, tiêu chuẩn, giải phóng mặt bằng, quy hoạch mỏ nguyên vật liệu san lấp, nợ đọng kéo dài, các hình thức hợp tác mới, các giải pháp hợp tác phối hợp của nhà thầu trong nước giữa nhà thầu quy mô lớn với nhà thầu quy mô vừa và nhỏ, giữa nhà thầu trung ương và nhà thầu có thế mạnh vùng miền, việc nhà thầu xây dựng Việt vươn ra tầm khu vực và quốc tế... là những vấn đề mà Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng mong muốn hội viên đưa ra đề xuất để làm cơ sở để VACC đề nghị lên Thủ tướng Chính phủ trong cuộc làm việc sắp tới vào tháng 4/2024”, Chủ tịch VACC kết luận.

Ninh Nhi

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load