Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 13:46 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Nhà thầu có quyền đề xuất, bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng

09:51 | 25/10/2020

(Xây dựng) - Vừa qua, Bộ Giao thông vận tải nhận được câu hỏi của ông Nguyễn Duy Cường (Tuyên Quang) gửi tới nhờ hướng dẫn giải đáp về việc nhà thầu có quyền đề xuất, bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng?

nha thau co quyen de xuat bo sung nhiem vu khao sat xay dung
Ảnh minh họa (Nguồn: Báo Tuyên Quang).

Cụ thể, công ty của ông Nguyễn Duy Cường (Tuyên Quang) hoạt động trong lĩnh vực tư vấn khảo sát thiết kế công trình giao thông. Công ty chuẩn bị ký một số hợp đồng tư vấn khảo sát công trình giao thông với một chủ đầu tư là Sở chuyên ngành trong địa bàn tỉnh.

Trong quá trình thương thảo hợp đồng, công ty ông Cường phát hiện đề cương nhiệm vụ khảo sát, thiết kế mà chủ đầu tư phê duyệt chỉ có các công tác chính như: Đo vẽ bình đồ, đo trắc dọc, trắc ngang, công tác khảo sát địa chất thủy văn, và chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc chi phí lập thiết kế bản vẽ thi công, mà không hề có công tác thủy chuẩn kỹ thuật (là công tác đo cao theo Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 263:2000).

Căn cứ Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 263:2000 về quy trình khảo sát đường ôtô do Bộ Giao thông vận tải ban hành, công ty ông Cường liên hệ với chủ đầu tư để đề nghị bổ sung thêm công tác thủy chuẩn kỹ thuật vào trong đề cương nhiệm vụ khảo sát, thiết kế để có cơ sở ký kết và thực hiện hợp đồng tư vấn khảo sát thiết kế công trình. Hiện chủ đầu tư vẫn lúng túng và chưa có câu trả lời cho công ty ông Cường.

Ông Cường hỏi, công tác thủy chuẩn kỹ thuật có bắt buộc phải áp dụng trong quy trình khảo sát đường ôtô hay không? Nếu bắt buộc phải thực hiện công tác thủy chuẩn kỹ thuật trong quy trình khảo sát đường ôtô thì có phải phê duyệt bổ sung công tác này trong đề cương nhiệm vụ khảo sát, thiết kế không?

Về vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải trả lời như sau:

Quy trình khảo sát đường ôtô (ký hiệu 22 TCN 263-2000) được ban hành theo Quyết định số 1398/QĐ-BGTVT ngày 1/6/2000 của Bộ Giao thông vận tải, trong đó quy định:

“Điều 1.1. Quy trình này quy định các nội dung và yêu cầu cần phải đạt được khi tiến hành khảo sát phục vụ cho việc chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư các dự án xây dựng đường mới, nâng cấp và cải tạo đường hiện hữu thuộc mạng lưới đường ôtô công cộng của nước CHXHCN Việt Nam”.

Như vậy, công ty cần xem lại công trình chuẩn bị thực hiện nêu trên có nằm trong phạm vi điều chỉnh của Điều 1.1 của Tiêu chuẩn 22 TCN 263-2000 để áp dụng hay không?

Nếu tuyến đường khảo sát áp dụng Tiêu chuẩn 22 TCN 263-2000, thì:

- Tại Điều 7.29 (thuộc Phần III - Khảo sát để lập báo cáo nghiên cứu khả thi) quy định: “Để lập bình đồ cao độ của tuyến cần tiến hành các công việc sau: Định đỉnh, đo góc, rải cọc chi tiết, đo dài, đo cao, đo cắt ngang”. Yêu cầu về đo cao được quy định chi tiết tại Điều 7.30 và 7.31.

- Tại Điều 12.3 (thuộc Phần IV - Khảo sát để lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công) có quy định về công tác khảo sát kỹ thuật chi tiết tuyến cần làm công việc đo cao tổng quát và đo cao chi tiết. Yêu cầu về đo cao được quy định chi tiết tại Điều 12.9.

Do đó, công tác xây dựng mốc độ cao và công tác đo cao trong khảo sát công trình giao thông cần phải thực hiện để tiến hành các công việc có liên quan như đo bình đồ, trắc dọc, trắc ngang, khảo sát thủy văn, khảo sát địa chất để bảo đảm tính thống nhất trong một hồ sơ khảo sát, thiết kế công trình.

Mặt khác, việc xây dựng mốc độ cao còn là căn cứ để phục vụ cho công tác kiểm tra; nghiệm thu công việc ẩn dấu, hạng mục công trình hay nghiệm thu toàn bộ công trình trong quá trình thi công, bảo trì công trình của các bên liên quan.

Ngoài ra, phía công ty cũng cần làm rõ với chủ đầu tư về nội dung công việc xây dựng mốc độ cao và đo cao (có thể chủ đầu tư đã xây dựng hệ thống mốc độ cao trước đó và tận dụng lại, nên trong nhiệm vụ khảo sát không đề cập đến nội dung công việc này).

Căn cứ vào Điểm d, Khoản 1, Điều 76 và Điểm b, Khoản 2, Điều 77 của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và căn cứ vào Khoản 4 Điều 12 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng thì nhà thầu có quyền đề xuất, bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng khi phát hiện yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế; chủ đầu tư có quyền điều chỉnh nhiệm vụ khảo sát xây dựng theo yêu cầu hợp lý của tư vấn thiết kế xây dựng.

Tuệ Minh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thái Nguyên: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm

    (Xây dựng) – Với những đột phá về hạ tầng giao thông trong những năm gần đây, diện mạo của tỉnh Thái Nguyên đã có những chuyển biến mạnh mẽ, nhiều dự án giao thông trọng điểm của tỉnh được nhanh chóng triển khai, hoàn thiện về hạ tầng. Đó chính là động lực để tỉnh phấn đấu sớm trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030.

  • Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng nỗ lực về đích

    (Xây dựng) - Những ngày này, không khí làm việc trên các công trường thuộc dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng luôn hối hả. Các đơn vị đang dốc toàn lực đẩy nhanh tiến độ, nhằm đưa dự án về đích, tạo đà thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển…

  • Hà Nội: Phê duyệt phương án tuyến, vị trí tuyến đường LK54

    (Xây dựng) - Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4603/QĐ-UBND ngày 04/9/2024 về việc phê duyệt phương án tuyến, vị trí tuyến đường LK54, từ khu tái định cư phục vụ công tác GPMB cầu Nhật Tân, đường 5 kéo dài và các dự án phát triển đô thị đến đường LK53, tỷ lệ 1/500.

  • Bình Dương: 10.000 tỷ đồng “tín dụng xanh” đầu tư cho phát triển hạ tầng đô thị

    (Xây dựng) – Chiều 6/9, Công ty Cổ phần – Tổng Công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) nhằm khai thác tối đa thế mạnh mỗi bên.

  • Bài 2: Nước thải trong khu công nghiệp

    (Xây dựng) - Hiện, Quảng Ninh có 9 dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (KCN) được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, 8 KCN đã đi vào sản xuất; và đã có Hệ thống xử lý nước thải tập trung phù hợp quy hoạch phân khu. 6 KCN đã xây dựng và vận hành trạm xử lý nước, có hệ thống quan trắc nước thải tự động truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường để quản lý nguồn nước sau xử lý xả thải ra môi trường.

  • Hà Nội: Thi công dự án đường rộng 120 – 180m nối 2 cao tốc

    (Xây dựng) – Thành phố Hà Nội đang tập trung giải phóng mặt bằng triển khai thi công dự án đường nối 2 cao tốc dài 6,7km, mặt cắt ngang 120 – 180m với vốn đầu tư hơn 5.200 tỷ đồng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load