Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 12:10 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Nhà báo chúng tôi trưởng thành hơn khi được tác nghiệp ở tâm dịch

17:35 | 17/06/2021

(Xây dựng) - Được đi, được viết, được "chia lửa" cùng tuyến đầu trong cuộc chiến chống đại dịch giúp đội ngũ nhà báo, phóng viên chúng tôi tự tin, rắn rỏi, trưởng thành và thêm trân trọng, biết ơn những cống hiến, hy sinh thầm lặng của đội ngũ y, bác sĩ, cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an, lực lượng chức năng trên tuyến đầu. Biết ơn sự đồng lòng chung tay đóng góp tinh thần, vật chất của các nhà hảo tâm từ khắp nơi gửi đến hỗ trợ vùng dịch.

nha bao chung toi truong thanh hon khi duoc tac nghiep o tam dich
Nhà báo chúng tôi trưởng thành hơn khi được tác nghiệp ở tâm dịch.

“Chia lửa” cùng tuyến đầu

Với tinh thần “chống dịch như chống giặc” các cơ quan thông tấn báo chí ở tâm dịch luôn quyết tâm đảm bảo công tác tuyên truyền phòng, chống dịch, kịp thời cung cấp thông tin dịch bệnh, góp phần nâng cao ý thức tự giác phòng dịch cho người dân.

Các chương trình trên Đài PTTH Hà Tĩnh tập trung đẩy mạnh tuyên truyền bám sát các Văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh và ngành Y tế; các thông tin hằng ngày về tình hình dịch bệnh Covid-19, kết quả phòng, chống dịch. Đặc biệt là chú trọng tuyên truyền danh sách các khu vực có dịch, vùng cách ly, các địa điểm liên quan tới ca mắc Covid-19, khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế… để phục vụ nhu cầu thông tin của nhân dân trên địa bàn.

Nhiều bài viết trên Báo Hà Tĩnh đã gây xúc động sâu sắc với độc giả. Đưa tin nhanh, thời sự về diễn biến của dịch bệnh, nêu gương những cá nhân, tổ chức đứng ra vận động và tự đóng góp mua lương thực, nấu cơm phát cho các chốt kiểm dịch, hỗ trợ các suất cơm miễn phí cho người dân và cán bộ ở các điểm cách ly. Nhiều gương người tốt, việc tốt được Báo Hà Tĩnh khắc hoạ khá đậm nét nhân lên hình ảnh đẹp trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Những việc làm tốt ấy cứ thế lan tỏa trong cộng đồng, lan toả trong tâm thức mỗi người dân ý thức tự bảo vệ và cống hiến khi tổ quốc lâm nguy.

Nhà báo Lê Quang Tiến – Phóng viên VTV thường trú tại Hà Tĩnh chia sẻ: “Chúng tôi luôn sẵn sàng máy móc, thiết bị để tác nghiệp bất cứ lúc nào có nguồn tin. Đối với những lần đi làm đột xuất buổi tối, có nhiều sự kiện như: Thiết lập chốt, khoanh vùng, truy vết… chúng tôi cũng xác định theo chân các lực lượng chức năng làm xuyên đêm hôm đó”.

Đi nhiều nơi trong vùng dịch, nhà báo Bùi Tiến – Phóng viên Thường trú Báo Bảo vệ Pháp luật tâm sự: “Rất thương lực lượng gác chốt và CDC. Nhất là đội truy vết, lấy mẫu, xét nghiệm, gần như không có thời gian nghỉ, mệt nhưng tinh thần và quyết tâm rất cao, không nề hà gian khó. Qua những ngày tác nghiệp ở tâm dịch, tôi thấy được tinh thần đoàn kết, yêu thương, sẻ chia của quân dân, giữa người với người mạnh mẽ, lan rộng hơn bao giờ hết. Trong đại dịch, họ ý thức hơn về tinh thần trách nhiệm, tinh thần sẻ chia và cụ thể hóa bằng hành động, động viên nhau cùng vượt qua đại dịch. Tinh thần này, ý chí này không phải bây giờ, ở đỉnh dịch Covid-19 mới bộc lộ, thể hiện, mà ở Hà Tĩnh nói riêng, người dân miền Trung nói chung, rộng ra là cả nước đã chứng minh qua biết bao trận thiên tai lũ lụt... Đây là "tinh thần, ý chí Việt".

Phóng viên trẻ Hoài Nam (Báo Tiền Phong), sau nhiều lần tiếp cận các điểm chốt, khu cách ly lấy tin đã tâm sự: “Vất vả nhất vẫn là lực lượng y bác sỹ ở trong các khu cách ly, họ phải chạy đua với thời gian, họ tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, lấy mẫu xét nghiệm. Họ phải làm cả những công việc đơn giản nhưng cũng rất dễ bị lây nhiễm như vận chuyển rác thải từ trong khu cách ly ra ngoài, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm. Ngoài ra, lực lượng công an, quân đội cũng vất vả… trong quá trình đó chúng tôi cũng tập trung tuyên truyền để tất cả mọi người dân đồng lòng sẻ chia”.

Câu chuyện cảm động về những gương cán bộ, chiến sĩ gác việc riêng, ngày đêm xông pha chống dịch như: Chiến sỹ áo trắng mẹ mất nhưng không thể về chịu tang; Đảng viên gần 100 tuổi lấy tiền mua quan tài ủng hộ quỹ chống dịch, nhiều tổ chức, cá nhân đã đồng lòng tiếp sức, hỗ trợ tuyến đầu chống dịch... khi được phát sóng truyền hình hoặc đăng trên báo không chỉ gây xúc động mạnh đối với bạn đọc mà còn là nguồn cổ vũ, động viên rất lớn để tất cả cùng cố gắng, phấn đấu nhiều hơn.

Một nhà báo rất tâm huyết với công tác thiện nguyện - Nguyễn Văn Dũng – Trưởng Đại diện Báo Giáo dục – Thời đại viết trên trang cá nhân của mình: “Phải dành hai từ TUYỆT VỜI cho muôn vàn tấm lòng thơm thảo đóng góp vật chất, tinh thần để cùng tuyến đầu nỗ lực đánh bại Covid-19 đang hoành hành”.

Phóng viên Ngân Hà (Tạp chí Đời sống pháp luật) kể lại: “ Ngày 5/6, sau khi xác định chùm ca nhiễm Covid-19 tại thôn Đoài Thịnh, xã Thạch Trung dương tính SARS-CoV-2, tôi và nhiều đồng nghiệp di chuyển ngay đến địa điểm phong tỏa để tác nghiệp. Thời điểm đó, lịch sử tiếp xúc của chùm ca nhiễm rất phức tạp, hàng trăm người sống tại khu vực này được xác định là F1, F2. Tuy nhiên, vì nhiệm vụ, chúng tôi đã thực hiện nghiêm các quy định phòng dịch để tác nghiệp, truyền tải những hình ảnh phong tỏa đầu tiên đến bạn đọc... 2 ngày sau đó tôi bị ho và sốt bản thân lo lắng nên đi xét nghiệm cho kết quả âm tính. Rất nhiều đồng nghiệp của tôi cũng đã đi test sau quá trình tác nghiệp. Chúng tôi luôn ý thức tác nghiệp nhưng phải đảm bảo an toàn, tuân thủ nghiêm quy định phòng, chống dịch lên hàng đầu...”.

Chúng tôi vô cùng khâm phục nhà báo Phan Xuân Hồng (Tạp chí Đời sống pháp luật) khi anh trực tiếp cùng Ban Chỉ đạo chống dịch huyện Hương Sơn xuống tận nơi khoanh vùng truy vết các F, vận động hỗ trợ nông sản, nhu yếu phẩm, kêu gọi các nhà hảo tâm chung tay chống dịch. Nhiều bài viết định hướng, phân tích diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên trang cá nhân của anh đã thu hút nhiều lượt xem và chia sẻ. Bệnh viện Quốc tế Cầu Treo là nơi điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 cũng được anh thường xuyên quan tâm tiếp tế lương thực, nhu yếu phẩm, thiết bị phòng dịch…

Chúng tôi trưởng thành trong gian khó

Do tôn chỉ, mục đích của các báo khác nhau nên từ trước đến nay việc khai thác đề tài, bản tin độc quyền cũng không phải là một điều xa lại đối với các phóng viên thường trú địa bàn. Chính vì để có những góc nhìn khác biệt trong bài viết của mình nên các nhà báo thường làm việc độc lập và sáng tạo bài viết của mình theo hướng mà toà soạn yêu cầu.

Thế nhưng, trong “cuộc chiến” chống dịch Covid-19 mỗi chúng tôi thực sự là một “chiến sỹ”. Chúng tôi chia sẻ với nhau những thông tin nóng hổi ở “tiền tuyến”, truyền cho nhau những bức ảnh, những video của đồng nghiệp đang tác nghiệp cùng đội truy vết giữa đêm khuya hay giữa trời mưa gió… Chúng tôi thảo luận với nhau cách đặt tít, cách khai thác thông tin, cách tiếp cận điểm nóng, động viên nhau đảm bảo an toàn khi tác nghiệp.

Nhiều nhà báo lão thành như: Khắc Hiển, Anh Thi, Anh Bình mặc dù tuổi đã cao, có bệnh nền nhưng đầy tâm huyết khi xâu nối với các nhóm Covid-19 cộng đồng để có được những hình ảnh đáng giá như các cựu chiến binh hỗ trợ điểm chốt, các khối phố vận động nhân dân góp nhu yếu phẩm, nấu cơm tiếp tế các khu cách ly, chốt phong toả…

Từ sáng sớm đến nửa đêm, các phóng viên vừa đi lấy tin ở các khu cách ly, bệnh viện điều trị bệnh nhân, các chốt chặn cách ly, theo chân các đội cơ động vào vùng phong toả để truy vết các F, vừa chạy bộ theo những chiếc xe chuyên dụng của đội phun khử khuẩn quân khu IV ở các điểm phong toả… bất chấp hiểm nguy, bất chấp mệt mỏi, đội ngũ nhà báo, phóng viên tác nghiệp trong vùng dịch đều chung một mục tiêu làm sao tiếp cận được hiện trường và ghi lại những hình ảnh chân thực về “cuộc chiến” chống dịch. Những tin, bài, phóng sự, ghi nhanh về “cuộc chiến” chống đại dịch liên tục ra đời như thế.

Chúng tôi thấy thật may mắn, khi được tỉnh Hà Tĩnh lựa chọn là đối tượng ưu tiên được tiêm phòng vacxin chống Covid-19 trước khi dịch bùng phát ngày 4/6. Do đó khi tỉnh ban hành lệnh phong toả thành phố, chúng tôi cảm thấy tự tin hơn khi mình đã có “bùa hộ mệnh” để tác nghiệp trong vùng phong toả.

Làm phóng viên thường trú hơn sáu năm chưa phải là nhiều, với số lượng tin, bài cũng chỉ mới ở mức khiêm tốn, nhưng tôi thấy mình thực sự lớn lên và trưởng thành trong đạo đức, phong cách của người làm báo cách mạng. Tôi càng thấm thía câu nói của một đồng nghiệp “khi ai cũng chạy ra thì chúng tôi lại chạy vào dù biết nguy hiểm nhưng đó là sứ mệnh của một người truyền tin” .

Tuyết Mây

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load