Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 09/09/2024 03:13 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Ngọc Lặc (Thanh Hóa): Dự án chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện nguy cơ bị chậm tiến độ do giải phóng mặt bằng

21:13 | 04/04/2023

(Xây dựng) - Dự án chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện Thanh Hóa 2 và 3 được UBND, HĐND tỉnh Thanh Hóa thông qua chủ trương, chuyển mục đích sử dụng rừng. Đáng nói là doanh nghiệp chưa kịp “hoàn hồn” vì đại dịch Covid-19 lại phải đối diện với những đòi hỏi quá vô lý của một số hộ dân có đất được đền bù giải phóng mặt bằng.

Ngọc Lặc (Thanh Hóa): Dự án chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện nguy cơ bị chậm tiến độ do giải phóng mặt bằng
Dự án Chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện Thanh Hóa 2 và 3 tại huyện Ngọc Lặc.

Tập đoàn Xuân Thiện và các công ty thành viên gồm Công ty Cổ phần Xuân Thiện Thanh Hóa 2, Công ty Cổ phần Xuân Thiện Thanh Hóa 3 đang không ngừng nỗ lực để xây dựng và đưa vào vận hành chuỗi tổ hợp dự án ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực chăn nuôi và chế biến nông sản do Tập Đoàn Xuân Thiện đầu tư tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Chuỗi tổ hợp dự án này gồm trang trại chăn nuôi, nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhà máy sản xuất nước trái cây với mục tiêu cung cấp ra thị trường sản phẩm sạch, an toàn với người tiêu dùng, truy xuất được nguồn gốc xuất xứ và hướng đến xuất khẩu. Dự án đầu tiên trong chuỗi tổ hợp dự án Khu liên hợp sản xuất chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện Thanh Hóa 1 được khởi công vào ngày 21/12/2020, đến nay đã đi vào vận hành giai đoạn 1, toàn bộ thiết bị công nghệ áp dụng tại dự án được tự động hóa và hiện đại.

Ngày 4/5/2021, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 1443/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư dự án và Quyết định số 1442/QĐ-UBND về việc chấp chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện Thanh Hóa 2 và 3 tại xã Nguyệt Ấn (xã Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc) cho Công ty Cổ phần Xuân Thiện Thanh Hóa 2 và Công ty Cổ phần Xuân Thiện Thanh Hóa 3 để chăn nuôi lợn và sản xuất lợn giống.

Dự án Chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện Thanh Hóa 2 có quy mô diện tích đất khoảng 97,04ha, tổng vốn đầu tư khoảng 2.500 tỷ đồng với công suất dự kiến 5000 lợn nái và 35.000 lợn thịt.

Dự án chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện Thanh Hóa 3 có quy mô diện tích đất khoảng 104,5ha, tổng vốn đầu tư khoảng 2.500 tỷ đồng với công suất dự kiến 5000 lợn nái và 35.000 lợn thịt.

Đến ngày 12/07/2022, Dự án chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện Thanh Hóa 2 và 3 được UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 2451/QĐ-UBND và 2452/QĐ-UBND về việc chấp thuận điều chỉnh chủ trương dự án đầu tư, cụ thể là điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án.

Đây là 2 dự án thuộc Dự án chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện Thanh Hóa 2 và 3 được Nhà đầu tư áp dụng công nghệ và thiết bị tự động tương tự như Dự án Xuân Thiện Thanh Hóa 1, luôn đảm bảo tuân thủ những quy định khắt khe về môi trường. Sau khi được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương và điều chỉnh chủ trương 2 dự án trên, nhà đầu tư đã tập trung nguồn lực để triển khai dự án, đặc biệt là công tác đền bù giải phóng mặt bằng.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 với những chuỗi ngày dài thực hiện giãn cách xã hội khiến Tập đoàn Xuân Thiện cùng các công ty thành viên gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các cơ quan hữu quan của tỉnh Thanh Hóa cũng như các hộ dân thuộc diện được đền bù giải phóng mặt bằng để hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến các dự án kể trên.

Ngọc Lặc (Thanh Hóa): Dự án chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện nguy cơ bị chậm tiến độ do giải phóng mặt bằng
Một góc dự án.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, ông Ngô Tôn Quyền – Trưởng ban giải phóng mặt bằng của dự án cho biết: “Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 kéo dài gây hạn chế việc tiếp cận với người dân để thỏa thuận chuyển nhượng đất, thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Đến nay, đa số người dân bị ảnh hưởng của 2 dự án trên đã nhất trí với các phương án và đơn giá đền bù, tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng đã đạt khoảng 91%”.

“Hiện tại, còn có một số hộ dân đưa ra những đòi hỏi về giá trị đền bù giải phóng mặt bằng rất vô lý, vượt khung quy định của UBND tỉnh Thanh Hóa đến mức không thể chấp nhận. Cụ thể, một số hộ điển hình (đều ở thôn Môn Tía, xã Nguyệt Ấn) như hộ ông Bùi Văn Lân diện tích bị ảnh hưởng của dự án 33.908,4m2; ông Bùi Minh Thiên với diện tích 44.968,3m2; ông Bùi Văn Giang thôn Môn Tía diện tích 7.944,5m2 đất trồng cây hàng năm; ông Bùi Văn Trí 16.044,6m2 đất rừng sản xuất; ông Bùi Văn Lam với 13.385,2 m2 đất rừng sản xuất. Tổng dự án còn 13 hộ tại thôn Môn Tía, xã Nguyệt Ấn tổng diện tích khoảng 20ha. Trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng vì doanh nghiệp tự thỏa thuận với người dân nên gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại.

Quy mô diện tích đất thực hiện dự án lớn và vướng phải một số hộ dân đòi hỏi giá trị đền bù quá lớn, quá vô lý nên thời gian thỏa thuận kéo dài không thể kết thúc sớm. Đối với phần diện tích nhà đầu tư đã nhận chuyển nhượng của các hộ dân, nhằm tránh tình trạng người dân lấn chiếm, xâm canh, đòi thêm tiền đền bù... chúng tôi buộc phải tiến hành việc bóc phong hóa, cắm mốc san gạt một số diện tích nhằm tạo ranh giới cho dự án với phần diện tích của người dân”, ông Quyền cho biết thêm.

Theo tìm hiểu từ UBND huyện Ngọc Lặc, đây là dự án mà doanh nghiệp thỏa thuận với dân, người dân cũng có đòi hỏi của họ mà doanh nghiệp cũng đặt ra yêu cầu của doanh nghiệp. Về phía các cơ quan ban ngành, sẽ phối kết hợp với nhau thành lập Hội đồng tư vấn, đi khảo sát, tính giá đất, tài sản trên đất, rồi đưa ra mức giá theo quy định của Nhà nước, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào mức giá để thỏa thuận với các hộ dân.

Đến thời điểm này, tại Dự án chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện Thanh Hóa 2, chủ đầu tư đã thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với các hộ dân bị ảnh hưởng được 83/97,4ha. Dự án chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện Thanh Hóa 3 cũng đã hoàn thành thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với các hộ dân với diện tích 100/104,96ha.

Dự án chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện Thanh Hóa 2 và 3 đã được HĐND tỉnh Thanh Hóa thông qua chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đồng thời UBND huyện Ngọc Lặc ban hành quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500. Cả 2 khu đất trên đã được UBND huyện Ngọc Lặc cập nhật vào kế hoạch sử dụng đất năm 2022 và được chuyển tiếp vào kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện.

Được biết, ngày 31/3 tại Trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) đã tổ chức Hội nghị Gặp gỡ doanh nghiệp năm 2023, lắng nghe tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Trước những kiến nghị của các doanh nghiệp, ông Đỗ Minh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa khẳng định: Đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của tỉnh, của ngành đã rõ hoặc những vấn đề không phù hợp với quy định của pháp luật thì giải quyết, trả lời ngay; đối với những vấn đề liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, cần phải thảo luận, xin ý kiến tham gia của các ngành, địa phương liên quan thì phải tập trung nghiên cứu giải quyết và có văn bản trả lời doanh nghiệp trước ngày 5/4. Đồng thời, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện; đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của Trung ương hoặc pháp luật chưa quy định, thì chủ động có văn bản hoặc tham mưu cho UBND tỉnh có văn bản báo cáo, đề nghị các Bộ, ngành Trung ương xem xét giải quyết.

Tổ hợp chuỗi dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được Tập đoàn Xuân Thiện tập trung và tích cực khẩn trương hoàn thiện hồ sơ pháp lý để có thể khởi công sớm các dự án theo đúng tiến độ. Theo dự kiến, trong tháng 4/2023, Tập đoàn Xuân Thiện sẽ khởi công Dự án nhà máy sản xuất nước trái cây. Tuy nhiên do gặp khó khăn trong công tác thỏa thuận để chuyển nhượng quyền sử dụng đất với các hộ dân, đặc biệt là việc phải giải thích đối với những hộ dân có những đòi hỏi vô lý là không đơn giản. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp phải đối diện với nguy cơ dự án bị chậm tiến độ, gây nhiều hệ lụy phức tạp.

Thiết nghĩ, bên cạnh sự nỗ lực của Tập đoàn Xuân Thiện, cần sớm có sự đồng hành mạnh mẽ, quyết liệt từ chính quyền sở tại các cấp tại tỉnh Thanh Hóa. Có như vậy, doanh nghiệp mới đủ điều kiện để đạt được những mục tiêu đã đặt ra tại chuỗi tổ hợp dự án ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực chăn nuôi và chế biến nông sản trên địa bàn huyện Ngọc Lặc.

Tiến Anh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ công trình tại thành phố Sóc Trăng

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Sóc Trăng, Đoàn công tác gồm: Đồng chí Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lành đạo Sở, ban, ngành vừa có chuyến kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng và tiến độ thực hiện các công trình trên địa bàn thành phố Sóc Trăng.

    18:38 | 08/09/2024
  • Cà Mau: Triển khai xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu

    (Xây dựng) – Dự án xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu có tổng kinh phí gần 32 triệu euro để xây đê biển và kè chắn sóng ở Cà Mau. Liên minh châu Âu sẽ viện trợ không hoàn lại 3,76 triệu euro, Cơ quan Phát triển Pháp cho vay hơn 19 triệu euro, còn lại khoảng 9 triệu euro từ nguồn vốn đối ứng của tỉnh Cà Mau.

    18:36 | 08/09/2024
  • Hải Phòng: Tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 3

    (Xây dựng) – Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu chỉ đạo, khắc phục ngay sự cố cây xanh, chặt tỉa, thu gom cành cây gãy đổ, trồng lại các gốc cây bảo đảm yêu cầu; trong ngày 8/9 phải đảm bảo giao thông kết nối các quận huyện, đến ngày 9/9/2024 phải đảm bảo giao thông thông suốt toàn thành phố.

    15:12 | 08/09/2024
  • Ninh Thuận: Tăng cường kiểm tra, xử lý nhà yến xây dựng không phép

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Thuận yêu cầu Sở Xây dựng và các Sở, ban ngành, các địa phương rà soát, kiểm tra, giám sát hoạt động nuôi chim yến đảm bảo theo đúng quy định.

    14:18 | 08/09/2024
  • Nguy cơ bão chồng bão, người dân cần cẩn trọng đề phòng nguy hiểm

    Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo tình hình mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra trong thời gian sắp tới, không loại trừ khả năng bão chồng bão.

    14:02 | 08/09/2024
  • Bắc Ninh: Hơn 500 ngôi nhà ở bị tốc mái, nông nghiệp thiệt hại nặng do bão số 3

    (Xây dựng) – Cơn bão Yagi (bão số 3) càn quét qua tỉnh Bắc Ninh để lại những hậu quả nặng nề về tài sản và cơ sở hạ tầng. Theo thống kê sơ bộ, cơn bão đã gây thiệt hại trên diện rộng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực quan trọng của tỉnh, tuy nhiên không có thiệt hại nào về người.

    13:58 | 08/09/2024
  • Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khẩn trương giúp người dân ảnh hưởng bão số 3 vượt khó

    Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cấp, ngành, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất sau bão.

    11:11 | 08/09/2024
  • Hải Phòng: Thiệt hại nặng nề do bão Yagi

    (Xây dựng) - Tính đến 6h sáng nay (8/9), Hải Phòng đã có 1 chết và 13 người bị thương, nhiều công trình, kết cấu hạ tầng bị hư hại, gãy đổ. Tình hình thiệt hại ở mức rất lớn và chưa thể thống kê chính xác.

    11:07 | 08/09/2024
  • Vĩnh Phúc: Ước thiệt hại hơn 20,6 tỷ đồng sau bão số 3

    (Xây dựng) - Tính đến 5 giờ sáng 8/9, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, bão số 3 tuy không gây thiệt hại về người nhưng làm 100 nhà dân bị thiệt hại; 10 điểm trường bị tốc mái, hư hại; khoảng 6.500ha lúa, hoa màu bị thiệt hại, ảnh hưởng; 72 cột điện hạ thế gãy đổ, 16 trạm hạ thế bị hư hỏng; nhiều cây cối, biển quảng cáo, cột điện bị đổ, gãy, chắn ngang các tỉnh lộ. Bão số 3 ước gây thiệt hại khoảng 20,6 tỷ đồng.

    10:49 | 08/09/2024
  • Quảng Ninh: Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề

    (Xây dựng) - Từ sáng 7/9, bão số 3 (Yagi) ập vào Quảng Ninh gây thiệt hại nặng nề cho địa phương, mặc dù tỉnh đã chủ động triển khai công tác phòng chống trước khi bão đến nhưng bão quá lớn. Đây được xác định là trận bão lớn nhất trong vòng 60 năm trở lại đây.

    08:56 | 08/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load