Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 13:36 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Quy hoạch - Kiến trúc /

Nghiệm thu Thiết kế điển hình trụ sở Bảo hiểm xã hội và Tòa án nhân dân cấp tỉnh, huyện

14:12 | 06/05/2021

(Xây dựng) – Ngày 5/5, Phó Vụ trưởng Vụ Quy hoạch Kiến trúc (Bộ Xây dựng) Hồ Chí Quang đã chủ trì Hội đồng nghiệm thu dự án sự nghiệp kinh tế “Thiết kế điển hình: Trụ sở làm việc Bảo hiểm xã hội và Tòa án nhân dân cấp huyện và tỉnh”. Cả hai thiết kế đều do Viện Kiến trúc quốc gia thực hiện.

nghiem thu thiet ke dien hinh tru so bao hiem xa hoi va toa an nhan dan cap tinh huyen
Hội đồng nghiệm thu dự án sự nghiệp kinh tế “Thiết kế điển hình: Trụ sở làm việc Bảo hiểm xã hội và Tòa án nhân dân cấp huyện và tỉnh”.

Thiết kế điển hình trụ sở làm việc của Bảo hiểm xã hội

Đối với Thiết kế điển hình trụ sở làm việc Bảo hiểm xã hội, Viện Kiến trúc Quốc gia đề xuất 6 mẫu thiết kế, minh hoạ cho 3 quy mô ở cấp tỉnh và cấp huyện.

Đối với cấp tỉnh, trụ sở làm việc của Bảo hiểm xã hội sẽ không vượt quá 9 tầng. Trong đó, trụ sở loại 1 sẽ xây dựng trên khu đất có diện tích dưới 3.500m2 và phục vụ hơn 150 cán bộ làm việc. Trụ sở loại 2 dành cho quy mô từ 100 - 150 cán bộ và loại 3 đáp ứng dưới 100 cán bộ. Các trụ sở loại 2, loại 3 đều được xây dựng trên khu đất có diện tích dưới 3.000m2.

Ở cấp huyện, trụ sở làm việc Bảo hiểm xã hội cũng được chia thành 3 loại. Loại 1 xây dựng trên diện tích dưới 2.500m2 và có thể phục vụ hơn 36 cán bộ. Loại 2, loại 3 xây dựng với diện tích dưới 2.000m2. Loại 2 có phục vụ 25-36 cán bộ và loại 3 dành cho quy mô dưới 25 cán bộ.

Về không gian chức năng, các trụ sở Bảo hiểm xã hội sẽ có 3 khối bộ phận cơ bản là khối bộ phận làm việc, khối bộ phận công cộng, kỹ thuật và khối bộ phận phục vụ, phụ trợ.

Để xây dựng Thiết kế điển hình, Viện Kiến trúc Quốc gia đã tiến hành khảo sát thực tế và tham khảo ý kiến đóng góp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhằm đảm bảo thiết kế đầy đủ công năng, phục vụ nhu cầu thiết thực cho cán bộ bảo hiểm tại nước ta.

Sau khi xem xét kỹ nội dung đề án, các thành viên trong Hội đồng nghiệm thu và Hội đồng phản biện đều nhất trí khẳng định sự cần thiết của việc thực hiện đề án. Hồ sơ đề án được trình bày gọn gàng, mạch lạc, cho thấy sự nghiêm túc trong quá trình nghiên cứu.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đóng góp một số ý kiến cho Viện Kiến trúc Quốc gia rà soát để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện đề án tốt hơn. Trong đó, các vấn đề nổi bật là diện tích các khu đất xây dựng trong Thiết kế điển hình không thống nhất với diện tích trong nhiệm vụ thiết kế. Vị trí các khu đất xây dựng chưa hợp lý. Tổ chức không gian chờ đón khách hàng chưa phù hợp. Tổ chức giao thông trong trụ sở chưa hợp lý. Công trình chưa khai thác tính đặc thù của từng vùng miền. Công trình cần thân thiện với môi trường và tiếp cận với cách mạng 4.0.

nghiem thu thiet ke dien hinh tru so bao hiem xa hoi va toa an nhan dan cap tinh huyen
Phó Vụ trưởng Vụ Quy hoạch Kiến trúc Bộ Xây dựng Hồ Chí Quang chủ trì Hội đồng.

Các chuyên gia cũng lưu ý vấn đề: Tiết kiệm năng lượng; Rà soát các quy chuẩn, tiêu chuẩn, đặc biệt là quy chuẩn về phòng cháy, chữa cháy; Bố trí không gian làm việc phù hợp trong tình hình dịch bệnh…

Thiết kế điển hình trụ sở làm việc của Tòa án nhân dân

Đối với đề án Thiết kế điển hình trụ sở làm việc của Tòa án nhân dân, Viện Kiến trúc quốc gia cũng đề xuất 3 quy mô xây dựng cho các cấp tỉnh và huyện.

Đối với cấp tỉnh, trụ sở loại 1 dự kiến xây dựng trên diện tích đất 13.790m2 và có thể phục vụ hơn 80 cán bộ làm việc. Loại 2 xây trên khu đất diện tích 8.420m2, phục vụ 50 - 80 cán bộ. Loại 3 cao có diện tích 6.300m2, phục vụ dưới 50 cán bộ.

Ở cấp huyện, trụ sở loại 1 của Tòa án nhân dân xây trên diện tích 4.700m2, có thể phục vụ 35 cán bộ. Loại 2 có diện tích 5.091m2, phục vụ 20 - 35 cán bộ và loại 3 có diện tích 3.710m2, phục vụ dưới 20 cán bộ.

Về không gian chức năng, mỗi trụ sở Tòa án sẽ bao gồm 3 khối chức năng cơ bản là khối xét xử, khối các phòng làm việc và khối phụ trợ (phòng họp báo, hội trường, kho lưu trữ…).

Tương tự đề án Thiết kế điển hình trụ sở làm việc của Bảo hiểm xã hội, các thành viên trong Hội đồng nghiệm thu và Hội đồng phản biện cũng đánh giá cao đề án Thiết kế điển hình trụ sở làm việc của Tòa án nhân dân. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn phải đóng góp một số ý kiến cho Viện Kiến trúc quốc gia hoàn thiện đề án tốt hơn.

Trong đó, các ý kiến nổi bật là thiết kế phải thể hiện được sự uy nghiêm của Tòa án và cân đối nhằm thể hiện rõ cán cân công lý. Thiết kế nên gần gũi hơn với môi trường, tránh căng thẳng cho người làm việc. Kiến trúc phải xứng tầm đại diện cho công lý quốc gia. Thiết kế hiện tại do Viện Kiến trúc quốc gia thực hiện vẫn còn xung đột ở không gian chờ dành cho các đối tượng, diện tích một số phòng chức năng chưa phù hợp, luồng giao thông dẫn phạm và người vào xem xét xử còn chưa phù hợp.

Các chuyên gia đề nghị xem xét lại tính nhận diện của công trình. Lưu ý vấn đề an toàn cho Hội đồng xét xử. Lưu ý việc áp dụng công nghệ 4.0 để chuyển đổi sang số hóa hồ sơ và phù hợp với tình hình dịch bệnh. Rà soát lại các quy chuẩn, tiêu chuẩn, đặc biệt là quy chuẩn về phòng cháy chữa cháy…

nghiem thu thiet ke dien hinh tru so bao hiem xa hoi va toa an nhan dan cap tinh huyen
Viện trưởng Viện Kiến trúc quốc gia Đỗ Thanh Tùng tiếp thu các ý kiến đóng góp.

Theo Quy chế hoạt động khoa học kỹ thuật chuyên ngành cấp Bộ của Bộ Xây dựng, Thiết kế điển hình trụ sở làm việc Bảo hiểm xã hội có điểm số trung bình 28,5 và được xếp loại Khá. Thiết kế điển hình trụ sở làm việc Tòa án nhân dân có điểm số bình quân 30,1 và cũng được xếp loại Khá.

Kết luận Hội đồng nghiệm thu, Phó Vụ trưởng Vụ Quy hoạch Kiến trúc Bộ Xây dựng Hồ Chí Quang đề nghị Viện Kiến trúc quốc gia nghiêm túc tiếp thu các ý kiến của các thành viên hội đồng.

Thay mặt Viện Kiến trúc Quốc gia, Viện trưởng Đỗ Thanh Tùng đã tiếp thu các ý kiến đóng góp, trực tiếp giải trình một số vấn đề và cam kết sẽ nhanh chóng sửa đổi, hoàn thiện các báo cáo và Thiết kế điển hình.

Hữu Mạnh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load