Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 20/09/2024 15:32 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Du lịch /

Nam Kang Ho Tao thách thức dân mê xê dịch

11:46 | 20/09/2024

(Xây dựng) - Đỉnh Nam Kang Ho Tao cao 2881m thuộc vườn quốc gia Hoàng Liên. Đỉnh núi nằm trên địa phận bản Thào A, xã Hố Mít, huyện Tân Uyên, Lai Châu. Vị trí của Nam Kang Ho Tao nằm giữa ranh giới của Lai Châu và Lào Cai. Cung Nam Kang Ho Tao là 1 thách thức với dân leo núi bởi nhiều dốc cao gắt, suối lớn chảy xiết và các vách đá dựng đứng.

Nam Kang Ho Tao thách thức dân mê xê dịch
Đoàn chinh phục Nam Kang Ho Tao xuất phát từ địa bàn Thào A, xã Hố Mít, huyện Tân Uyên, Lai Châu.

Nam Kang Ho Tao chinh phục để vượt qua chính mình

Năm 2017, đân phượt biết đến đỉnh Nam Kang Ho Tao và ngay lập tức trở thành đỉnh núi khó chinh phục nhất Tây Bắc vì quãng đường dài với nhiều vách đá dựng đứng, dốc cao. Chính vị độ khó, thử thách độ bền của dân mê xê dịch nên khi được nhóm bạn rủ chinh phục, tôi đồng ý tắp lự.

Nhóm chúng tôi có 14 người, nhiều lứa tuổi, ít thì 25, nhiều 63 tuổi. Chúng tôi sẽ chinh phục cung được coi là gian nan bậc nhất này 3 ngày 2 đêm. Các thành viên trong nhóm đa phần có kinh nghiệm leo và độ bền về sức khỏe nên cũng khá tự tin khi chinh chiến với cung này.

Xe chở chúng tôi xuất phát từ Mỹ Đình - Hà Nội lúc 19h thứ 5, 1h sáng thứ 6 đến nhà nghỉ ở huyện Tân Uyên, Lai Châu, đoàn nhận phòng tranh thủ chợp mắt lấy sức. 7h sáng ngày đầu tiên, ai cũng hăm hở, sẵn sàng cả về sức khỏe lẫn tinh thần cho hành trình chinh phục nhiều khó khăn này.

Dẫn đoàn là Phàn A Páo, người dân tộc Dao có kinh nghiệm dẫn đoàn và am hiểu về cung Nam Kang Ho Tao. Páo cùng với 5 anh em hỗ trợ cho đoàn chuẩn bị chu đáo đồ ăn, nước uống, găng tay, áo mưa. Trước khi xuất phát A Páo dặn dò đoàn mấy điểm cần lưu ý “đây là cung đòi hỏi ý chí, nghị lực vượt qua chính mình nên các anh chị bám sát nhau, động viên và cố gắng đừng nghĩ đến 2 từ ‘bỏ cuộc’”.

Nam Kang Ho Tao thách thức dân mê xê dịch
Vượt qua những tảng đá phủ rêu cũng cần kỹ năng chứ không cũng rất nguy hiểm.

Không phải ngẫu nhiên mà Nam Kang Ho Tao được mệnh danh là cung đường trekking khó nhất Tây Bắc Việt Nam. Địa hình nhiều vách đá, trơn trượt, dựng đứng. Ngày đầu, khoảng cách leo từ bản Thào A đến lán trại 1 mất khoảng 9h leo cho hơn 10km, đấy là với người leo bình thường còn ai yếu hơn có khi phải mất 10, 11h leo. Ngay ngày đầu tiên cả nhóm mới thấm và hiểu tại sao dân leo núi gọi đây là “cung đường hành xác”. Chỉ mới ngày đầu mà chúng tôi đã thấy trầm cảm vì cứ leo lên rồi lại trườn xuống. Có những đoạn nếu không có dây bảo hiểm, bò trườn nhích từng chút một. Có những con dốc không dám ngửa mặt nhìn lên trên bởi chỉ sợ khi nhìn thấy rồi ý chí sẽ nhụt đi chút ít. Có những đoạn chúng tôi đi trên những tảng đá và thầm nghĩ “chỉ cần có mưa thì đoạn này là cực hình và là nỗi ám ảnh bởi độ trơn trượt”.

Nam Kang Ho Tao thách thức dân mê xê dịch
Dù vất vả nhưng dân mê phượt không quên ghi lại những khoảnh khắc với Nam Kang.

Đoạn đường mất sức và khiến cho dân leo lơ là cảnh giác đó chính là những lúc băng rừng mà chúng tôi hay gọi “đây là khoảnh khắc đi trên cao tốc”. Nhưng đường rừng của Nam Kang Ho Tao lại giống như mê cung không có lối ra. Các dấu vết của đường mòn không rõ rệt, nhiều đoạn giống nhau khiến cho người leo rơi vào ảo giác, rất dễ đi lạc. Giờ chúng tôi mới hiểu tại sao A Páo nhắc đi nhắc lại đoàn “Yêu cầu các anh chị đi thành từng tốp, đừng tách rời nhau rất dễ bị lạc”.

Ngay ở trạm dừng chân của đêm đầu tiên cũng là 1 thử thách dành cho các thành viên trong đoàn. Bởi hành trình ngày mai cũng “gắt” không thua gì ngày đầu. Tuy nhiên, 14 thành viên trong đoàn đều được tôi luyện qua những cung hiểm trở nên phần nào gan góc với quyết tâm chạm đỉnh.

Nam Kang Ho Tao thách thức dân mê xê dịch
Những con dốc dựng đứng là đặc sản của Nam Kang Ho Tao.

Sáng ngày thứ 2, đoàn dậy sớm và bắt đầu hành trình lúc 6h30 sáng. Lúc này ở 1 vài nhóm lác đác có người bỏ cuộc và dừng chân ở trạm nghỉ đầu tiên. Từ lán nghỉ lên đỉnh leo hơn 15km nữa, vượt qua 2 vách núi nguy hiểm. Phàn A Páo cho biết “Cung Nam Kang Ho Tao là cung leo khó, chỉ dành cho người có kinh nghiệm và thể lực tốt”.

Đoàn chúng tôi đặt mục tiêu chạm đỉnh lúc 11h. Sau khi vượt qua các con dốc gắt và lên xuống liên tục, những người đầu tiên trong đoàn đã chạm tay được vào chop nhọn inox trên đỉnh lúc 11h kém và người cuối cùng lên tới nơi là gần 12h. Cảm xúc vỡ òa khi hành trình leo đã đạt được nửa chặng đường bởi chặng về cũng gian nan không kém.

Cả đoàn nhanh chóng ăn trưa và chụp checkin để đúng 13h xuống núi, tránh đi trong đêm tối.
Nam Kang Ho Tao thách thức dân mê xê dịch
Rồi đi qua những cầu gỗ được người địa phương làm cũng là thử thách.

Nam Kang Ho Tao không dành cho người yếu đuối

3 ngày 2 đêm ở trong rừng, không sóng điện thoại, chỉ thấy leo và leo khiến cho người mạnh mẽ cũng thấy trầm cảm. Tuy nhiên giá trị mà bản thân mỗi người nhận được khi được trải nghiệm với nhiều cung bậc cảm xúc thật sự là mạnh mẽ. Ngoài thể lực tốt thì phần đấu tranh nội tâm cũng rất là dữ dội. Và may mắn 14 người trong đoàn đều đã chinh phục thành công. Anh Ngô Thanh Hải, 1 thầy giáo dạy văn ở Bắc Giang cho biết “Nam Kang Ho Tao là cung gần như cuối cùng để tôi tốt nghiệp bộ môn leo núi. Thực sự đây là cung mà đòi hỏi sức mạnh về ý chí rất lớn. Là người đam mê nhiếp ảnh nên tôi vừa đi vừa chụp ảnh 1 cách thảnh thơi, điều đó cũng phần nào khiến tôi không bị áp lực về thời gian và độ gắt của cung này. Tôi ấn tượng với những con suối ở Nam Kang”.

Nam Kang Ho Tao thách thức dân mê xê dịch
Nhưng bù lại được tận hưởng trước những dòng suối mát lành.

Cả hành trình chúng tôi vượt qua 14-15 con suối, nhiều con suối lớn nhỏ đổ từ trên đỉnh xuống. Đặc biệt trong cung này chúng tôi được hòa mình vào suối Đá, con suối lớn bậc nhất ở Tây Bắc. Lòng suối rộng, nước chảy xiết, nếu không biết cách đi trên đá thì rất dễ bị ngã. Nhiều người hay mải mê chụp ảnh tạo dáng trước thác và suối nên đã có người bị ngã bởi sự chủ quan.

Dù gian nan nhưng những gì được trải nghiệm lại là bài học quý giá với tất cả chúng tôi. Hoàng Giang, cũng là 1 người mê leo cho hay “Khi được rủ đi cung Nam Kang tôi chần chừ chưa dám nhận lời ngay vì độ gian nan. Và sự thật là "đúng là gian nan quá sức tưởng tượng". Nhưng bù lại tôi cùng các thành viên được chiêm ngưỡng những khung cảnh hung vĩ có 1 không hai. Những thác nước đẹp mê mẩn hay những vạt rừng với những cây cổ thụ phủ kín rêu phong. Những cảnh đẹp đó nếu không leo núi thì bạn không bao giờ được chứng kiến. Vất vả, gian nan nhưng bù lại, cuộc đời trải nghiệm của bạn thực sự có ý nghĩa”.

Nam Kang Ho Tao thách thức dân mê xê dịch
Những giây phút thảnh thơi được nghỉ ngơi bên suối là thời điểm dân phượt thấy đã nhất.

Chính vì sự “gắt” mà Nam Kang Ho Tao không phải sự lựa chọn đầu tiên. Dân trekking phải leo từ 5 đến 7 đỉnh trở lên mới tự tin quyết chinh phục Nam Kang. Đó cũng là lý do mà Nam Kang không phải là đỉnh núi gây sốt như Bạch Mộc Lương Tử, Tà Xùa hay Putaleng…Nhưng khi bạn đã chinh phục thành công Nam Kang thì độ tự tin về kinh nghiệm, về sức khỏe, sự dẻo dai trong bạn tăng lên gấp bội. Phàn A Páo tự hào bảo, mặc dù là cung khó nhưng nếu đã chinh phục thành công bạn sẽ không bao giờ quên được những cảm xúc có được trong 3 ngày 2 đêm.

Nam Kang Ho Tao thách thức dân mê xê dịch
Và khoảnh khắc được chạm chót nhọt thực sự tuyệt vời với cả đoàn. Hạnh phúc, tự hào và thiêng liêng khi chinh phục thành công 1 cung được đánh giá là “khoai” nhất Tây Bắc.

Anh Páo cũng đưa ra vài lời khuyên dành cho những ai đang có ý định leo Nam Kang “Thời tiết ở đây cũng là 1 thử thách với dân leo kể cả những người có kinh nghiệm. Ban ngày nắng rát, ban đêm lạnh rất nhanh có lúc sương mù, mây kéo đến không nhìn rõ phía trước. Hoặc là nắng mưa thất thường cũng là nguyên nhân gây cản trở cho việc leo trèo. Có 2 thời điểm để chinh phục Nam Kang Ho Tao là từ tháng 2 đến hết tháng 3 và khoảng tháng 9 đến hết tháng 11. Mùa mưa hay sương mù tuyệt đối không lên leo bởi có quá nhiều nguy hiểm đang đợi bạn phía trước. Thể lực cũng là vấn đề quyết định sự thành công. Nếu mới bắt đầu leo núi, bạn không nên chọn Nam Kang Ho Tao. Mới bắt đầu hãy thử sức với những cung như Lảo Thẩn, Lùng Cúng…để làm quen và rèn luyện sức bền, leo trèo".

Hoàng My

Theo

Xem thêm
  • Điểm đến trị liệu mùa thu đông “gây sốt” tại Quảng Ninh

    (Xây dựng) - Nghỉ dưỡng thượng hạng kết hợp chăm sóc sức khỏe, với những lợi ích từ mạch nguồn khoáng nóng quý hiếm tại Quang Hanh, đây là trải nghiệm đẳng cấp đưa Quảng Ninh trở thành điểm đến bắt trọn xu thế du lịch thời thượng của thế giới.

    10:02 | 20/09/2024
  • Những hòn đảo thiên đường bắt tay vào “xanh hóa” ngành du lịch

    (Xây dựng) - Sử dụng năng lượng tái tạo, ưu tiên phương tiện giảm khí thải carbon…, nhiều hòn đảo đang chú trọng phát triển du lịch bền vững gắn với sinh thái xanh.

    14:43 | 19/09/2024
  • Đức Thọ (Hà Tĩnh): 32 hộ gia đình đăng ký xây dựng cơ sở lưu trú du lịch homestay

    (Xây dựng) - Vừa qua, UBND huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã tổ chức buổi làm việc với các địa phương, hộ dân có nhu cầu xây dựng cơ sở lưu trú du lịch homestay của xã Trường Sơn, Liên Minh và thị trấn Đức Thọ.

    11:22 | 19/09/2024
  • Bình Dương: Xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển du lịch

    (Xây dựng) – Mục tiêu của chính sách nhằm hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2030 và những năm tiếp theo để thu hút đầu tư hướng đến phát triển nền kinh tế cân bằng. Thời gian lấy ý kiến từ ngày 17/9 đến ngày 17/10/2024.

    22:50 | 18/09/2024
  • Cú hích mới đưa Móng Cái thành điểm đến du lịch sôi động suốt 4 mùa

    (Xây dựng) - Móng Cái đang được bổ sung thêm những điểm đến hấp dẫn với nhiều loại hình dịch vụ đặc sắc, mang tới trải nghiệm mới với đẳng cấp vượt trội, tạo nên bộ sưu tập sản phẩm du lịch hấp dẫn quanh năm cho thành phố vùng biên.

    18:00 | 18/09/2024
  • “Quậy” tưng bừng với Lễ hội Bia tươi và ẩm thực Sun KraftBeer 2024 tại Bà Nà

    (Xây dựng) - Lần đầu tiên được tổ chức tại Khu du lịch Sun World Ba Na Hills, Lễ hội Bia tươi và ẩm thực Sun KraftBeer 2024 diễn ra từ ngày 14/9-31/10/2024 hứa hẹn đem đến những trải nghiệm độc đáo, mới mẻ chưa từng có cho du khách.

    09:14 | 18/09/2024
  • Bài 2: Đâu là “đòn bẩy” để Côn Đảo thành điểm đến Net Zero?

    (Xây dựng) – Việc xây dựng Côn Đảo thành điểm đến Net Zero được xem là “đòn bẩy” để tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thúc đẩy mục tiêu phát triển du lịch xanh, bền vững, giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan thiên nhiên cũng như nâng cao chất lượng trải nghiệm của du khách.

    10:02 | 17/09/2024
  • Bài 1: Biến đồi hoang thành điểm đến Net Zero

    (Xây dựng) - Với sự nỗ lực bền bỉ của những người yêu thiên nhiên, từ chỗ đồi hoang, Suối Rao Ecolodge đã ghi danh mình lên bản đồ là một trong những điểm đến du lịch Net Zero đầu tiên của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

    16:01 | 16/09/2024
  • Thanh Hóa: Nỗ lực đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    (Xây dựng) - Chiều 12/9, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng ra mắt tân Chủ tịch và các Ban của Hiệp hội. Tỉnh đang có nhiều nỗ lực hướng đến du lịch bốn mùa chào đón du khách và đặt mục tiêu đến năm 2025, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

    16:09 | 13/09/2024
  • Vẻ đẹp Lai Châu tại Quảng Bình

    (Xây Dựng) - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu vừa ban hành kế hoạch tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu tại tỉnh Quảng Bình năm 2024. Chương trình nhằm đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, quảng bá, giới thiệu vẻ đẹp về miền đất, thiên nhiên, văn hóa, con người Lai Châu; những tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm, dịch vụ, các điểm du lịch tiêu biểu, sản phẩm du lịch mới, nét đặc trưng trong văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lai Châu tới đông đảo nhân dân, du khách, nhà đầu tư.

    15:29 | 13/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load