Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 03/10/2024 10:50 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Nông thôn mới

Nam Định: Huyện Giao Thủy chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09:49 | 29/11/2023

(Xây dựng) – Giao Thủy là một trong những huyện tiên phong xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu tại tỉnh Nam Định. Đến nay có 8 xã (Giao Phong, Giao Tân và Giao Thịnh) được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2022; có 71/195 xóm đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Trong năm 2023 dự kiến có thêm 05 xã (Giao Hải, Giao Lạc, Hoành Sơn, Bạch Long, Giao Tiến) được thẩm định và công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2022; 01 xã (Giao Hương) được thẩm định và công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2022.

Nam Định: Huyện Giao Thủy chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu
Cơ sở hạ tầng các xã trên địa bàn huyện khang trang, sạch đẹp.

Điểm sáng trong công tác xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu

Chia sẻ về những điểm sáng trong công tác xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu trên địa bàn huyện, ông Cao Thành Nam – Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Giao Thủy cho hay: Từ năm 2021 đến nay, với mục tiêu xây dựng và từng bước hoàn chỉnh, hiện đại hóa mạng lưới giao thông vận tải huyện; đảm bảo phát triển giao thông vận tải một cách khoa học, ổn định, bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện và kết nối vùng, tạo bước phát triển đột phá về kinh tế - xã hội; UBND huyện đã đề xuất bổ sung quy hoạch nhiều tuyến đường giao thông quan trọng như: Tuyến đường trục huyện (thị trấn Ngô Đồng - Hồng Thuận - Đường bộ ven biển); đường Tả sông Sò; đường Bình Xuân 2. Triển khai thực hiện dự án và thi công các tuyến đường: Đường Thiện Lâm, đường Lạc - Lâm (đoạn Cồn Nhất - Chợ Vọng) và nhiều tuyến đường liên xã, trục xã trên địa bàn huyện; hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện tiếp tục được cải tạo, nâng cấp, lắp đặt hệ thống biển báo và thiết bị đảm bảo an toàn giao thông, làm gờ giảm tốc từ đường phụ ra đường chính... để đảm bảo tính đồng bộ, kết nối thông suốt từ đường dong xóm, liên xóm, trục xã, liên xã đến các tuyến huyện lộ, tỉnh lộ, quốc lộ.

Hơn hết, hệ thống công trình thủy lợi từ cấp huyện đến cấp xã tiếp tục được đầu tư cải tạo, nâng cấp từ các nguồn vốn như: Nguồn vốn cấp bù thủy lợi phí, vốn ngân sách của địa phương. Đến nay, toàn huyện đã kiên cố hóa được 111,83km kênh mương các loại (trong đó, kênh mương cấp 1 là 27,59km; kênh mương cấp 2 là 50,52 km; kênh mương cấp 3 là 33,71km).

Trong đó: Giai đoạn 2021 - 2022, toàn huyện đã thực hiện đào, đắp 17 kênh, cửa cống và bờ vùng cấp 1; 34 kênh và bờ vùng cấp 2; 277 kênh cấp 3; 196 bờ vùng cấp 3 với tổng chiều dài 168.010m, tổng khối lượng 346.377m3; Kiên cố hóa kênh mương được 40.135m (trong đó: có 6.015m kênh cấp 1; 22.186m kênh cấp 2; 11.934m kênh cấp 3). Hệ thống công trình thủy lợi đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh, nâng cao năng lực phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; trong điều kiện bình thường chủ động tưới tiêu cho 100% diện tích canh tác. Đến nay có 22/22 xã, thị trấn hoàn thành nội dung tiêu chí thủy lợi trong bộ tiêu chí xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025.

Hệ thống điện trên địa bàn huyện tiếp tục được cải tạo và nâng cấp theo hướng an toàn, ổn định và đảm bảo mỹ quan. Đến nay, hệ thống điện trên địa bàn huyện đồng bộ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và đạt chuẩn NTM, tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên đạt 100%.

Trong những năm qua, các xã, thị trấn và trường học các cấp tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học để đảm bảo công tác dạy và học của nhà trường và đảm bảo yêu cầu mức chuẩn mới và chuẩn Quốc gia mức độ 1, mức độ 2, chuẩn “Xanh - sạch - đẹp - an toàn” theo quy định về xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025. Hiện nay, toàn huyện có 66/67 trường đạt chuẩn “Xanh - sạch - đẹp - an toàn”, đạt tỷ lệ 98,5%, (trong đó cấp học Mầm non 22 trường; cấp học Tiểu học 22 trường; cấp THCS 22 trường); Có 67/67 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I; Có 34/67 trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia mức độ II (11/22 trường Mầm non; 15/22 trường Tiểu học; 8/23 trường THCS); Có 67/67 trường đạt chuẩn “Xanh - sạch - đẹp - an toàn”; Có 61/67 trường công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục (đạt tỷ lệ 91,0%), (trong đó cấp học Mầm non 22/22 trường, cấp học Tiểu học 19/22 trường, cấp học THCS 20/22 trường). Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi, giáo dục Tiểu học và THCS; xây dựng các mô hình giáo dục thể chất cho học sinh rèn luyện thể lực, kỹ năng, sức bền.

UBND huyện Giao Thủy cũng thông tin thêm: Toàn huyện có 18 chợ nông thôn (gồm 03 chợ hạng II: chợ thị trấn Ngô Đồng, chợ thị trấn Quất Lâm, chợ Bể xã Giao Nhân và 15 chợ hạng III); có 01 siêu thị quy mô lớn (Siêu thị thương mại Lan Chi) nằm trên trục Quốc lộ 37B. Các chợ ngày càng hoàn thiện về cơ sở vật chất, đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn phòng chống cháy nổ, từng bước tiệm cận với văn minh thương mại,... đáp ứng tốt nhu cầu mua bán hàng hóa và tiêu dùng của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Nam Định: Huyện Giao Thủy chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu
Từng bước thay đổi diện mạo nông thôn.

Huyện luôn ưu tiên công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân thực hiện có hiệu quả, thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Đến nay 100% số trạm y tế cấp xã thường xuyên được cải tạo, nâng cấp và bổ sung các thiết bị, dụng cụ y tế. Có trên 22/22 xã, thị trấn (đạt 100%) đạt tiêu chí y tế trong Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025.

Hạ tầng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhà máy cấp nước sạch tập trung Quất Lâm phục vụ cho 05 xã còn lại phía Tây Nam của huyện (Giao Thịnh, Giao Yến, Giao Phong, Bạch Long và thị trấn Quất Lâm). Đến nay trên địa bàn huyện có 03 công trình cấp nước sạch tập trung (Nhà máy nước Giao Tiến, Nhà máy nước Quất Lâm và Trạm cấp nước thị trấn Ngô Đồng), đủ công suất cấp nước cho nhu cầu của 22/22 xã, thị trấn. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,8% (trong đó tỷ lệ được sử dụng nước sạch đạt 92,0%).

Tại các xã, phong trào xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu cũng được chú trọng, lấy dân làm gốc, thực hiện chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, năm 2022, xã Giao Phong (huyện Giao Thủy) vinh dự là lá cờ đầu khi là xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu đầu tiên trên địa bản tỉnh Nam Định. Ông Phạm Văn Sơn – Chủ tịch UBND xã Giao Phong chia sẻ: Ngay sau khi được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2020, xã tiếp tục thực hiện lộ trình xây dựng NTM kiểu mẫu với quan điểm: Chính quyền không làm thay người dân, không chạy theo thành tích mà phải làm thực sự vì mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

Nhờ sự đồng thuận, đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và toàn dân, nhất là sự tham gia, góp công, góp sức của nhân dân - chủ thể của quá trình xây dựng NTM nên chỉ sau 2 năm, xã Giao Phong đã đạt các tiêu chí xã NTM kiểu mẫu.

Đời sống người dân được đảm bảo, nâng cao

Việc đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp được quan tâm, chỉ đạo, thực hiện theo hướng tổ chức lại các HTX hiện có và khuyến khích hộ thành viên thành lập mới các HTX theo Luật HTX năm 2012. Kinh tế tập thể và HTX nông nghiệp trong huyện có bước phát triển rõ rệt. Toàn huyện có 39 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (trong đó 22 HTX trồng trọt; 04 HTX nuôi trồng và khai thác thủy sản; 13 HTX tổng hợp). Đến nay, 100% các HTX làm tốt 03 dịch vụ thiết yếu và kinh doanh có lãi (số liệu năm 2022).

Nam Định: Huyện Giao Thủy chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu
Người dân hăng hái sản xuất với nhiều sản phẩm OCOP đạt 3 sao.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tiếp tục nhận được sự tham gia tích cực của các cơ quan, đơn vị, các địa phương và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện. Toàn huyện đã có 86 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao cấp tỉnh trở lên.

Công tác giảm nghèo được quan tâm thường xuyên. Hàng năm triển khai rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021- 2025. Năm 2022 số hộ nghèo (trừ hộ nghèo không có khả năng lao động) 127 hộ; số hộ cận nghèo (trừ hộ cận nghèo không có khả năng lao động) 905 hộ. Tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2022 là 1,29%.

Để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn, trong những năm qua huyện đã chỉ đạo các cơ quan chủ động tham mưu đề xuất, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành của tỉnh mở các lớp đào tạo nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp cho lao động trên địa bàn huyện. Năm 2022, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 66%.

Bà Lê Thị Xuyến – người dân xã Giao Nhân hân hoan: Là một người dân luôn ủng hộ chủ trương của Đảng, Nhà nước, chính quyền, trong năm qua, tôi thấy rõ nhất sự “hưởng lợi” từ kết quả xây dựng Chương trình NTM tại tỉnh. Thấy vui mừng nhất là khi con em chúng tôi được học tập tại những ngôi trường đạt chuẩn về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Không những vậy, đời sống của người dân chúng tôi cũng được nâng cao hơn, trước đây, không có nhiều sân thể thao hay nhà văn hóa để sử dụng. Nhưng hiện nay, hầu hết các thôn, xã đều đã có nhà văn hóa, sân chơi cho trẻ em, người già… vui chơi, sinh hoạt cộng đồng.

Nam Định: Huyện Giao Thủy chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu
Cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp.

Xây dựng cảnh quan nông thôn “Sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn”

Môi trường nông thôn ngày càng được cải thiện theo hướng “Xanh, sạch”. Cuộc vận động “Xây dựng môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp” và phong trào “Nhà sạch, vườn xanh, đường, sông không rác” được các cấp, các ngành và nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia.

Tập trung hướng dẫn, vận động nhân dân đẩy mạnh công tác phân loại và xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình theo 03 mô hình, gồm: Mô hình “Phân loại chất thải rắn tại nguồn và xử lý rác hữu cơ làm phân bón tại hộ gia đình”, mô hình “Hố rác hữu cơ di động”, mô hình “Phân loại rác thải tại hộ gia đình”. Đến nay đã có 22/22 xã, thị trấn đã triển khai phân loại rác thải tại nguồn. Công tác phân loại rác thải tại nguồn và xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình giúp giảm thiểu được 30-50% tổng lượng rác đưa về khu xử lý rác thải tập trung, giảm áp lực cho các bãi chôn lấp đang quá tải, nâng cao hiệu quả đốt tại các lò đốt rác thải sinh hoạt. Năm 2022, tỷ lệ chất thải rắn được thu gom đạt trên 92%; tỷ lệ chất thải y tế nguy hại được xử lý đạt 96%.

Các địa phương tiếp tục phát động và tổ chức thực hiện tốt phong trào trồng cây bóng mát và trồng hoa bên lề đường trục xã, liên xã, trục xóm, liên xóm (TDP). Đến nay toàn huyện đã trồng được 227,25km đường cây xanh và 194,36km đường hoa tạo cảnh quan “Xanh - sạch - đẹp”.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, huyện Giao Thủy đặt mục tiêu là huyện đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 22/22 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao, 100% xóm đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021 – 2025. Những kết quả đạt được hôm nay chính là tiền đề để huyện cán đích mục tiêu mới trong giai đoạn tiếp theo.

Diệu Anh - Ảnh Tuấn Nghĩa

Theo

Cùng chuyên mục
  • Tân Phước (Tiền Giang): Xã Hưng Thạnh nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) - Trong những năm gần đây, xã Hưng Thạnh (huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) đã tạo dựng được nhiều thành tựu đáng kể trên con đường xây dựng nông thôn mới (NTM). Sau khi xuất sắc đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2020, xã đã không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, đặt quyết tâm cao độ trong việc trở thành xã đạt chuẩn NTM nâng cao trong năm 2024.

  • Tam Dương (Vĩnh Phúc): Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

    (Xây dựng) - Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp trên địa bàn huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) đã phát huy vai trò nòng cốt, tích cực xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

  • Tây Sơn (Bình Định): Phát triển nông thôn mới một cách bền vững

    (Xây dựng) – “Huyện Tây Sơn, Bình Định từ một vùng đất nghèo, có địa hình phức tạp, không được thuận lợi nhưng đã xây dựng được 14/14 xã đạt 100% xã nông thôn mới. Đây là một thắng lợi bước đầu nhưng hết sức to lớn, đánh dấu một kỳ tích của huyện”, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh tại buổi lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Tây Sơn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.

  • Sơn La: Yêu cầu cao hơn về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

    (Xây dựng) - Thời gian qua, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh Sơn La tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện khá đồng bộ, được đông đảo nhân dân quan tâm, đồng tình hưởng ứng, đạt được nhiều kết quả quan trọng.

  • Bà Tri (Bến Tre): Thành tựu đáng tự hào ở An Phú Trung trong thi đua giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) - Trong năm 2023, xã An Phú Trung (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) đã nỗ lực thực hiện phong trào thi đua "Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau" và "Xây dựng nông thôn mới (NTM)" giai đoạn 2021 - 2025, đạt được nhiều kết quả đáng tự hào. Những thành tựu này không chỉ thể hiện sự quyết tâm của cán bộ, lãnh đạo địa phương mà còn mang lại hy vọng và cơ hội cho nhiều hộ gia đình tại đây.

  • Giao Thủy (Nam Định): Đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) - Vừa qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định) tổ chức Lễ kỷ niệm 90 năm thành lập huyện, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2023.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load