Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 09/09/2024 02:28 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Mục tiêu 100% cửa hàng trên địa bàn Hà Nội có biển nhận diện “Cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn” năm 2021

15:47 | 11/06/2020

(Xây dựng) – Ngày 01/6/2020, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2228/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn giai đoạn 2020 - 2025. Trong đó, mục tiêu lớn nhất là phấn đấu đến năm 2021, 100% cửa hàng có biển nhận diện “Cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn”.

muc tieu 100 cua hang tren dia ban ha noi co bien nhan dien cua hang kinh doanh trai cay an toan nam 2021
Ảnh minh họa.

Cụ thể, Đề án “Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành của thành phố Hà Nội” được triển khai từ năm 2017. Tính đến hết năm 2019, có 809/809 cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn 12 quận đã được cấp đăng ký kinh doanh, đạt tỷ lệ 100% (trước Đề án đạt 30%). Trên địa bàn 12 quận đã xây dựng được tổng số 40 tuyến phố thí điểm không kinh doanh trái cây dưới lòng đường, vỉa hè. Riêng quận Thanh Xuân 11 tuyến, Hà Đông 5 tuyến, Cầu Giấy 8 tuyến, Đống Đa 4 tuyến, Hoàn Kiếm 4 tuyến, Hoàng Mai 2 tuyến.

Có thể thấy, đề án đã được các sở, ngành, UBND các quận và toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc triển khai thực hiện. Hầu hết các quận đã quyết liệt chỉ đạo từ Quận ủy, UBND quận đến các phường và nhân dân trên địa bàn. Nhiều UBND các phường, lực lượng công an, giao thông, quản lý thị trường và các đồng chí cán bộ của các địa phương đã tích cực trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong kinh doanh trái cây.

Đánh giá kết quả thực hiện, công tác tập huấn, tuyên truyền được thực hiện tốt với nhiều hình thức đa dạng, phong phú từ thành phố đến các cơ sở. Qua đó, hầu hết các cửa hàng kinh doanh nắm bắt được đầy đủ và có ý thức chấp hành tốt các quy định của pháp luật, các quy định của Đề án trong triển khai thực hiện (tỷ lệ thực hiện việc cấp đăng ký kinh doanh, các loại giấy tờ về An toàn thực phẩm và các điều kiện bảo đảm An toàn thực phẩm tăng cao so với thời điểm trước Đề án). Người tiêu dùng đã có ý thức và quan tâm hơn đến việc lựa chọn tiêu dùng các sản phẩm trái cây an toàn, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tại các cửa hàng kinh doanh trái cây tham gia Đề án và các siêu thị, Trung tâm thương mại.

Công tác điều tra, khảo sát, nắm bắt thực trạng hoạt động của các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn 12 quận nội thành đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý nhà nước quản lý, hướng dẫn các cửa hàng kinh doanh trái cây thực hiện các quy định của pháp luật về An toàn thực phẩm. Công tác cấp biển nhận diện cho các cửa hàng kinh doanh trái cây đáp ứng được các yêu cầu tại Đề án mang lại hiệu quả rõ rệt đối với người kinh doanh và người tiêu dùng: Người tiêu dùng có địa chỉ tin cậy để mua sắm trái cây an toàn phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày; Các doanh nghiệp, cửa hàng được gắn biển có ý thức cao hơn trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, của Đề án trong kinh doanh trái cây an toàn, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; Doanh thu của các cửa hàng tăng khoảng 20-50% so với thời điểm chưa được gắn biển nhận diện…

Ngoài ra, công tác liên kết vùng, đưa các sản phẩm trái cây đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, sản phẩm thế mạnh của các vùng trên cả nước được quan tâm và triển khai đồng bộ đã góp phần tạo nguồn cung sản phẩm trái cây an toàn, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng cho các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh trái cây qua nhiều hình thức (qua hội nghị kết nối, qua các kênh trao đổi trực tiếp giữa các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trái cây của Hà Nội và các tỉnh, thành phố…) nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô.

Không chỉ vậy, công tác triển khai xây dựng tuyến phố không kinh doanh trái cây dưới lòng đường, vỉa hè được triển khai bước đầu đã tạo thói quen cho người kinh doanh thực hiện đúng quy định của pháp luật trong kinh doanh, đảm bảo văn minh thương mại, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, xanh - sạch - đẹp.

Đến nay, công tác kiểm tra, kiểm soát được tăng cường nhằm tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chấp hành tốt các quy định của pháp luật trong kinh doanh trái cây an toàn; tình trạng kinh doanh không có giấy phép, không đảm bảo về An toàn thực phẩm, hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa cơ bản được kiểm soát tốt, tình trạng kinh doanh lấn chiếm lòng đường, vỉa hè giảm nhiều so với thời điểm trước Đề án.

Để tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây, UBND thành phố yêu cầu các đơn vị tập trung triển khai thực hiện các giải pháp, biện pháp hướng tới mục tiêu phấn đấu trong năm 2020 đạt 40%, hết năm 2021 đạt 100% các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các huyện, thị xã có đăng ký kinh doanh; 100% người kinh doanh trái cây có kiến thức, được đào tạo, tập huấn kiến thức về An toàn thực phẩm theo quy định; 100% cửa hàng có Biển nhận diện “Cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn” và đầy đủ trang thiết bị, phương tiện bảo quản trái cây, bảo đảm lưu giữ được trái cây tươi, chất lượng khi đến tay người tiêu dùng. Phấn đấu các tuyến phố tại trung tâm các huyện, thị xã đạt tuyến phố văn minh không có các hộ kinh doanh bán hàng rong, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè.

Giai đoạn từ năm 2022 đến 2025, triển khai quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây đồng bộ trên 30 quận, huyện, thị xã (các tuyến phố, khu dân cư) đạt 100% các cửa hàng kinh doanh trái cây đủ điều kiện để cấp biển nhận diện cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đảm bảo trái cây lưu thông trên địa bàn được kiểm soát về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, các điều kiện về An toàn thực phẩm... xóa bỏ các điểm kinh doanh trái cây không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm và trật tự đô thị (nhất là ở lòng đường, vỉa hè, nơi công cộng).

Ánh Dương (T/H)

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hướng dẫn kế toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP

    (Xây dựng) – Bộ tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn kế toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP.

    08:28 | 07/09/2024
  • Hà Tĩnh: Khó hoàn thành mục tiêu về xuất nhập khẩu

    (Xây dựng) - Năm 2024, tỉnh Hà Tĩnh đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD. Với 1,4 tỷ USD đạt được trong 8 tháng qua, kết quả này còn cách mục tiêu rất xa. Cộng thêm tín hiệu thị trường vẫn chưa cải thiện rõ rệt, cần thêm giải pháp quyết liệt hơn để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu năm.

    22:56 | 06/09/2024
  • Bình Phước vẫn giữ đà tăng trưởng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bình Phước vừa thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đầu năm với những tín hiệu tích cực như: Thu ngân sách đến hết tháng 8 đạt 6.762 tỷ đồng; giải ngân vốn đầu tư công đã đạt trên 1.337 tỷ đồng; xuất khẩu đạt 485 triệu USD; nhập khẩu đạt gần 314 triệu USD…

    22:42 | 06/09/2024
  • Hậu Giang: Kinh tế - xã hội tăng tốc phát triển từ chính sách “Tam nông”

    (Xây dựng) – Tỉnh ủy Hậu Giang vừa ban hành Báo cáo số 601-BC/TU tổng kết 05 năm thực hiện Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Báo cáo cho biết 05 năm qua, thực hiện chính sách “Tam nông”, kinh tế - xã hội của Hậu Giang đã tăng tốc phát triển.

    21:07 | 06/09/2024
  • Ninh Bình: Thực hiện “5 quyết tâm”, “5 đảm bảo” trong giải ngân kế hoạch đầu tư công

    (Xây dựng) – Tỉnh Ninh Bình là một trong các địa phương được Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương đã nỗ lực, phấn đấu, đạt kết quả giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng đầu năm 2024 là 39,3% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao (trên mức trung bình của cả nước là 34,68%).

    19:46 | 06/09/2024
  • Bắc Ninh: Hoãn hội nghị xúc tiến đầu tư do ảnh hưởng bão số 3

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ra thông báo về việc hoãn tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024 và Hội nghị sơ kết 1 năm “Tỉnh an toàn giao thông” nhằm ứng phó với cơn bão số 3 năm 2024, theo Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 05/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

    14:55 | 06/09/2024
  • Bắc Ninh – “Thủ phủ” mới của FDI Việt Nam

    (Xây dựng) - Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Bắc Ninh đã thu hút gần 3,47 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 8 tháng đầu năm 2024, chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư cả nước. Con số này gấp 2,94 lần so với cùng kỳ năm 2023.

    14:37 | 06/09/2024
  • Làm dự án điện mặt trời trên đất nông nghiệp có bị xử phạt?

    (Xây dựng) - Theo phản ánh của ông Trần Văn Bình, hiện nay, tại một số tỉnh, các chủ đầu tư làm dự án điện mặt trời áp mái theo cụm 5x1MW hoặc 10x1MW trên các diện tích đất chưa được chuyển đổi (đất trồng cây lâu năm, hằng năm) hoặc đất đã được quy hoạch để xây dựng trụ sở ủy ban…

    14:32 | 06/09/2024
  • Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở 61 địa phương trên cả nước

    Theo Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 8 tháng qua tăng 8,6% và tăng ở 61 địa phương.

    14:30 | 06/09/2024
  • Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tám tháng đạt 20,52 tỷ USD

    Vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục gia tăng, trong đó vốn đăng ký đạt 20,52 tỷ USD và vốn thực hiện là 14,15 tỷ USD. Đây cũng là mức thực hiện cao nhất của tám tháng trong 5 năm qua.

    14:28 | 06/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load