Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 22:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Thế giới /

Lịch sử thăng trầm tạo nên vẻ đẹp trường tồn của quần thể lâu đài Mir, Belarus

10:51 | 23/07/2020

(Xây dựng) - Quần thể lâu đài cổ Mir là niềm tự hào của đất nước Belarus. Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, cuối cùng vẫn giữ được vẻ đẹp nguy nga trường tồn và được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2000.

lich su thang tram tao nen ve dep truong ton cua quan the lau dai mir belarus
Quần thể lâu đài cổ Mir là niềm tự hào của đất nước Belarus.

Quần thể lâu đài có lịch sử khá thăng trầm. Ban đầu, việc xây dựng lâu đài bắt đầu vào cuối thế kỷ 15 theo phong cách kiến trúc Gothic. Công cuộc xây dựng lâu đài được thực hiện do Duke Ilinich trong thế kỷ 16 đầu gần làng Mir. Khoảng vào thời gian năm 1568, lâu đài Mir đã vào tay của Mikołaj Krzysztof và được chỉnh trang theo phong cách Phục hưng.

Trong khoảng từ những năm 1655 đến 1705, quần thể lâu đài Mir lại được xây dựng, sửa chữa và bổ sung thêm một số công trình phụ và nhỏ khác. Điều đặc biệt là những công trình này ở giai đoạn này lại mang phong cách Baroque. Sau khoảng thời gian này, công trình bị xuống cấp và bỏ hoang trong gần một thế kỷ.

Một cung điện ba tầng được xây dựng dọc theo bức tường phía Đông và phía Bắc cảu lâu đài. Sau khi bị bỏ rơi gần một thế kỷ và bị thiệt hại nặng trong thời kỳ Napoleon, lâu đài đã được phục hồi vào cuối thế kỷ 19. Năm 1813, sau cái chết của Dominik Hieronim Radziwiłł, lâu đài được chuyển sang tay của Stefania con gái của ông, người đã kết hôn với Ludwig Sayn-Wittgenstein zu-Berleburg. Và sau này lâu đài được Maria con gái của họ, người kết hôn với hoàng tử ChlodwigHohenlohe-Schillingsfürst thừa kế. Con trai của họ, Maurice Hohenlohe-Schillingsfürst đã bán lâu đài cho Nikolai Sviatopolk-Mirski - một gia tộc giàu có Bialynia vào năm 1895.

Trong lần sửa chữa và xây lại này, Michail Sviatopolk Mirsky đã nhờ đến kiến trúc sư danh tiếng vào thời đó là Teodor Bursze. Kiến trúc sư Teodor Bursze đã thiết kế thêm một công viên nhỏ và một hồ nước bên ngoài lâu đài, công trình phụ này đã thực sự làm tăng thêm vẻ hấp dẫn và lãng mạn cho lâu đài Mirsky. Gia đình Sviatopolk-Mirski sở hữu lâu đài cho đến năm 1939.

Khi phát xít Đức xâm chiếm Liên Xô vào năm 1941 đã chiếm lâu đài này và chuyển nó thành một trại tập trung người Do Thái địa phương, trước khi ra tay tàn sát. Khoảng thời gian giữa năm 1944 và 1956, lâu đài đã được sử dụng làm nơi ở cho các gia đình, dẫn đến tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của nội thất lâu đài.

Công tác sửa chữa lâu đài một cách hệ thống được bắt đầu tái khởi động vào năm 1982. Tuy nhiên, tới năm 1991, lâu đài mới bắt đầu thực sự được trùng tu. Kết quả của nỗ lực này là, vào tháng 12/2000, Lâu đài Mir đã được UNESCO chỉ định là Di sản Văn hóa và Tự nhiên Thế giới.

Các công trình cải tạo trên khu phức hợp Mir, bao gồm công viên kiểu Phục hưng nước Ý, công viên kiểu Anh và hồ nước, để khôi phục diện mạo của lâu đài giống như thời của Svyatopolk-Mirsky, đã được hoàn thành toàn bộ vào năm 2013.

Lý do kể về lịch sử của tòa lâu đài có vẻ hơi dài dòng nêu trên để cho thấy, rằng chính nhờ nét thăng trầm mang tính lịch sử ấy mà tòa lâu đài đáp ứng được tiêu chí đặc biệt của một kiến trúc lâu đài trung tâm châu Âu. Lối kiến trúc thể hiện trong thiết kế bố cục chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa kế tiếp nhau tạo nên vẻ đặc sắc. Đó chính là sự kết hợp của 3 phong thái kiến trúc gồm Kiến trúc Gothic, Baroque và Phục hưng hòa quyện hài hòa để tạo ra một tượng đài ấn tượng, đại diện cho lịch sử của khu vực này.

Ngày nay, các căn phòng trong lâu đài chứa đầy các vật dụng trưng bày làm liên tưởng đến các lâu đài trung cổ thời kỳ châu Âu như đạn súng đại bác, kho vũ khí, cúp săn bắn. Bên cạnh đó, có nhiều tranh chân dung thành viên của các gia đình đã từng sống trong lâu đài này. Tất cả những điều đó tạo nên một cái nhìn sống động về trang trí nội thất của thời đại đó.

Theo giới chuyên môn đánh giá, điều ấn tượng nhất về lâu đài Mir là kiến trúc ngoại thất. Lâu đài này đẹp đến ngỡ ngàng khi ngắm nhìn từ xa. Những bức tường gạch đỏ ấn tượng từ bên ngoài. Đi vào trong, lại là sự sửng sốt bởi kiến trúc nội thất chủ đạo là màu trắng tô điểm thanh khiết. Tổ hợp lâu đài này chính là ví dụ điển hình của kiến trúc thời trung cổ.

Trải qua nhiều thời kỳ với nhiều đời chủ khác nhau, qua mỗi lần tu sửa, lâu đài Mir lại dần dần mở rộng và trở thành một quần thể kiến trúc ấn tượng. Hiện tại, khu vực này đã được cải tạo, chỉnh trang và nâng cấp đẹp đến độ hoàn mỹ.

Hầu hết được xây dựng bằng gạch đỏ, cửa sổ và khung ban công được xây bằng đá sa thạch. Những công trình phụ trong tòa lâu đài cũng đều là những tuyệt tác như nhà thờ, vườn trang trí tiểu cảnh, khu mặt nước... Khu nhà thờ trang trí mặt tiền bằng nghệ thuật chạm khắc Kito, dưới hầm nhà thờ là khu hầm mộ của gia tộc Mirsky.

Giới chuyên gia nhận xét, rằng thông thường kiến trúc mà có sự pha trộn giữa các thời kỳ phức tạp thăng trầm là rất khó coi, nó thường bị khập khiễng hoặc kệch cỡm. Thế mà ở đây, sự pha trộn tinh tế đẹp đến mức khó tin cả về màu sắc lẫn bố cục. Có cảm giác như bất cứ ai đứng trước tòa công trình này đều bị thu hút như nam châm. Nó như có sức hút ma mị, quyến rũ đến lạ thường.

Các chuyên gia trang trí đã phải thốt lên kinh ngạc khi đứng trước những tiểu cảnh đẹp lung linh ở đây. Các công trình phụ này như tôn thể vẻ đẹp tổng thể lộng lẫy của tòa lâu đài như một thế giới vừa thực vừa ảo với vẻ đẹp trường tồn.

Khánh Phương

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load