Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 23/09/2024 05:01 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Lễ hội Đền thờ Danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia

10:11 | 24/12/2019

(Xây dựng) - Trong 3 ngày 22-23-24/12, tại xã Lý Học (huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng), quê hương Trạng Trình, UBND huyện Vĩnh Bảo đã long trọng tổ chức Lễ hội Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, kỷ niệm 434 năm ngày mất và đón nhận Quyết định công nhận đền thờ Trạng Trình là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia.

le hoi den tho danh nhan van hoa nguyen binh khiem duoc cong nhan la di san van hoa phi vat the quoc gia
Nhân lễ hội kỷ niệm 434 năm ngày mất của ông, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Vĩnh Bảo đã long trọng đón nhận Quyết định công nhận Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, trở thành 1 trong 250 di sản văn hoá phi vật thể của quốc gia.

Tới dự lễ hội có các đồng chí: Phạm Quang Thao - Phó Bí thư Đảng uỷ Khối cơ quan Trung ương; Nông Đức Thành - Phó Cục trưởng Cục di sản Bộ Văn hoá thể thao và Du lịch; Lê Khắc Nam - Uỷ viên Ban thường vụ Thành uỷ Phó Chủ tịch UBND thành phố; cùng lãnh đạo các Sở, ban ngành thành phố Hải Phòng, lãnh đạo huyện uỷ, UBND, HĐND và các đoàn thể huyện Vĩnh Bảo.

Danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm - quan Thái phó thượng thư Bộ lại Trình quốc công thời nhà Mạc, dân gian quen gọi Trạng Trình - nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hoá dân tộc Việt Nam thế kỷ 16 đã mất cách đây 434 năm. Nhưng những tư tưởng triết học của ông đến nay vẫn nguyên giá trị.

Với người dân Vĩnh Bảo nói riêng, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Thái Bình, Quảng Ninh... lễ hội Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã trở thành lễ hội truyền thống và những nét đặc sắc riêng: Vừa mang tính thiêng liêng, tính cộng đồng, tính địa phương và tính đương đại.

Lễ hội năm nay có nhiều điểm mới hơn so với mọi năm. Các nội dung của phần lễ có nhiều nghi thức cổ được khôi phục, trong đó có lễ Rước văn đặc trưng của Lễ hội đền Trạng. Lễ Rước văn cổ được khôi phục sau nhiều năm nghiên cứu do UBND xã Lý Học tổ chức theo lệ cổ vào sáng 21/12 ngày (26/11 âm lịch). Lễ Rước văn là phần hồn của lễ hội, tiêu chí quan trọng để được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bên cạnh đó, tại lễ hội năm nay, Ban Tổ chức bố trí toàn bộ hoạt động thuộc phần hội ra ngoài khuôn viên khu di tích để tránh ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm và việc dâng hương tri ân Trình Quốc công của nhân dân và du khách. Riêng về công tác bảo đảm trật tự trong lễ hội, năm nay Ban Tổ chức thực hiện một lễ hội “3 không”: Không thu phí gửi phương tiện trong dịp diễn ra lễ hội; Không hàng quán; Không rác thải. Qua đó, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch đến với quần thể di tích, tạo ấn tượng tốt về lễ hội đặc sắc, an toàn, văn minh trên quê hương cụ Trạng.

Trạng Trình đã được “Thánh hoá” trong lòng nhân dân, lễ dâng hương tưởng nhớ Người là tín ngưỡng từ niềm tin, sự lạc quan và hy vọng của nhân dân về những điều tươi đẹp, tốt lành. Bao thế hệ học trò mỗi mùa thi cử đã tìm về đây để bày tốt lòng ngưỡng vọng, tôn kính và mong muốn gửi gắm quyết tâm học tập rèn luyện thành danh.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà văn hoá lớn, một thiên tài triết học, một nhà trí thức rực rỡ một thời và tiêu biểu cho nhiều tầng lớp tri thức Việt Nam làm vẻ vang giống nòi. Sử sách đều thừa nhận Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà dự báo, hoạch định chiến lược kỳ tài, coi ông là nhà tiên tri số một nước Việt.

Trong bài thơ Cự Ngao Đới Sơn, thuộc tập thơ Bạch Vân am thi tập, ông viết “Biển Đông vạn dặm dang tay giữ/ Đất Việt muôn năm vững trị bình/ Chí những phù nguy xin gắng sức/ Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình”. Lời khuyên của Trạng Trình với thế hệ sau, rằng phải nắm giữ được biển Đông thì đất nước mới thái bình, thịnh trị muôn đời đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Dưới thời phong kiến của Việt Nam, ông là một trong số rất hiếm văn nhân Nho gia điển hình (tức là những người không phải quan tướng nắm binh quyền và chưa từng cầm quân ra trận) được phong tới tước Công (Quận công hay Quốc công) ngay từ lúc còn sống. Trình Quốc công là tước phong chính thức cao nhất của vua nhà Mạc ban cho Nguyễn Bỉnh Khiêm gần 20 năm trước khi ông mất.

Nguyễn Bỉnh Khiêm mất năm 1585. Trong rất nhiều đóng góp của cho nền văn hóa dân tộc, đóng góp lớn lao cho sự nghiệp giáo dục được nhiều nhà khoa học đánh giá cao. Sau khi Nguyễn Bỉnh Khiêm qua đời vua Mạc đã cấp cho dân làng Trung Am 3000 quan tiền để xây đền thờ cho gắn biển với dòng chữ do nhà vua biên soạn “Mạc triều Trạng nguyên Tể tướng Từ”.

Đền quay hướng Đông, kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm 5 gian tiền đường và 2 hậu cung. Các mảng điêu khắc chạm trổ với mô tuyp trang trí hình rồng, phượng hoa lá cách điệu. Tại đền còn lưu giữ nhiều di vật có giá trị trong đó có các bức đại tự câu đối với nội dung ca ngợi quê hương và tài năng đức độ của Trạng Trình.

Đến nay, khu di tích được quy hoạch với diện tích 12,43 ha. Nhiều hạng mục công trình có giá trị được phục dựng hoàn thiện và đưa vào sử dụng tạo nên một quần thể cảnh quan đáp ứng nhu cầu về dâng hương tưởng niệm danh nhân.

Tiêu biểu như đền thờ Trạng Trình và đền thờ song thân Ngài, chùa Song Mai, đền thờ bà Minh Nguyệt, quán Trung Tân, am Bạch Vân, nhà lưu niệm, Bút Kình Thiên, núi Sấm, khu vườn tượng...

Năm 2015 khu di tích đền thờ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng xếp hạng Di tích cấp quốc gia đặc biệt mỗi năm đón gần 1 triệu lượt khách.

Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm có sứ mệnh lịch sử đặc biệt, vừa là nơi để tri ân những đóng góp của một danh nhân trong lịch sử, vừa là địa điểm diễn ra các hoạt động sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân thành phố Cảng và du khách thập phương. Thành phố Hải Phòng đã chọn di tích lịch sử đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm để tổ chức lễ tôn vinh học sinh, sinh viên xuất sắc của thành phố hằng năm.

le hoi den tho danh nhan van hoa nguyen binh khiem duoc cong nhan la di san van hoa phi vat the quoc gia
Đền thờ Danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm nhìn từ trên cao.

Nhằm bảo tồn phát huy giá trị của Lễ hội và Di tích góp phần tiếp tục tuyên truyền giới thiệu thân thế, sự nghiệp và công lao, tài năng của Trạng Trình, nhân lễ hội kỷ niệm 434 năm ngày mất của ông Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Vĩnh Bảo đã long trọng đón nhận Quyết định công nhận Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, trở thành 1 trong 250 di sản văn hoá phi vật thể của quốc gia.

Với nhiều hoạt động phong phú cùng sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân, Lễ hội đền Trạng kỷ niệm 434 năm Ngày mất Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm và đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thực sự đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị với không khí lễ hội sôi động, đậm đà bản sắc văn hóa Việt.

Huệ Anh - Khánh Phương

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao tầm nhìn đến năm 2045

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 991/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch).

    09:21 | 21/09/2024
  • Bài 3: Để công trình xanh lấp lánh giữa đại ngàn Tây Bắc

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh hiện đại, việc giữ gìn và bảo tồn những ngôi nhà truyền thống không còn khó khăn. Tuy nhiên, giữ gìn văn hoá truyền thống không đơn giản chỉ là tập trung vào hình thái bên ngoài thông qua khẩu hiệu, mà cần có những hành động thiết thực với những kế hoạch chỉn chu. Con người thực hiện và hưởng thụ cũng phải thấu hiểu tiềm năng, lợi thế, bản sắc của mình thì từ đó mới dám nghĩ, dám làm, biến ước mơ không gian xanh, sống xanh thành hiện thực và bền vững trong tương lai.

    23:36 | 20/09/2024
  • Nét đẹp độc đáo của điện Kiến Trung trong Hoàng cung Huế

    (Xây dựng) - Công trình điện Kiến Trung (Đại nội Huế) sau gần 5 năm tu bổ, phục hồi và tôn tạo, vào dịp Tết Giáp Thìn 2024, công trình có kiến trúc độc đáo vừa mang nét uy nghi, bề thế chốn Hoàng cung triều Nguyễn, vừa mang hơi thở thời đại thế kỉ XX đã chính thức hoàn thiện đưa vào phục vụ khách tham quan.

    15:30 | 20/09/2024
  • Thanh Hóa: Sắp hoàn thành Khu di tích lịch sử trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân xã Hoa Lộc

    (Xây dựng) - Các cơ quan chức năng, đơn vị thi công đang gấp rút hoàn thiện các hạng mục để sớm đưa vào sử dụng Khu di tích lịch sử trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

    11:15 | 19/09/2024
  • Triển lãm “Về” của họa sỹ Nguyễn Quốc Thắng

    (Xây dựng) - Ngày 23/9, tại Phòng trưng bày nghệ thuật Nhà xuất bản Hội Nhà văn (65 Nguyễn Du, Hoàn Kiếm, Hà Nội), họa sỹ Nguyễn Quốc Thắng sẽ trưng bày triển lãm cá nhân lần thứ hai với tên gọi “Về”.

    16:46 | 18/09/2024
  • Liên hoan phim Italia 2024 tại Việt Nam

    (Xây dựng) - Liên hoan phim Italia 2024 gồm 6 bộ phim nổi tiếng sẽ được giới thiệu với công chúng Việt Nam tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia từ ngày 23 - 28/9.

    15:31 | 18/09/2024
  • Đẹp niềm tin mãi mãi…

    (Xây dựng) - Đẹp niềm tin mãi mãi/ Tổ quốc muôn đời, trọn vẹn cả non sông thống nhất/ Rạng rỡ Việt Nam… Xin mượn lời ca khải hoàn ấy để nói về chương trình nghệ thuật Nắng Ba Đình lần thứ ba do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tối 27/8. Ở đó, âm nhạc và trái tim như hòa một nhịp, tràn đầy tự hào, tình yêu quê hương, đất nước, khát vọng tiền đồ đất nước hùng cường. Chương trình có sự đồng hành của đơn vị: Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS).

    18:02 | 16/09/2024
  • Đắk Lắk: Xây dựng tượng đài “Bác Hồ với chiến sỹ biên phòng”

    (Xây dựng) – Ngày 14/9, tại Đồn Biên phòng Ea H’leo, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk phối hợp Công an tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng tượng đài “Bác Hồ với chiến sỹ biên phòng”.

    20:14 | 14/09/2024
  • Hà Tĩnh: Khởi công Dự án tôn tạo di tích Khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông

    (Xây dựng) - Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông (Hương Sơn, Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư hơn 13,2 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh.

    15:46 | 14/09/2024
  • Hoàn Kiếm (Hà Nội): Tôn tạo di tích đền Bà Kiệu là việc làm cấp thiết, đảm bảo kiến trúc cảnh quan

    (Xây dựng) – Theo nhận định của các chuyên gia, việc tôn tạo, tu bổ di tích đền Bà Kiệu của UBND quận Hoàn Kiếm nhằm bảo vệ di tích và phục hồi di sản, phát huy giá trị văn hóa lịch sử, quảng bá, phát triển tài nguyên du lịch là việc làm đúng đắn, đảm bảo kiến trúc cảnh quan. Đây là giá trị cốt lõi cần được giữ gìn và bảo vệ nghiêm ngặt.

    15:28 | 14/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load