Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ tư 02/10/2024 18:53 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Quy hoạch - Kiến trúc /

Lấy ý kiến cộng đồng dân cư về quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị quần thể di tích Cố đô Huế

22:14 | 18/05/2020

(Xây dựng) - Ngày 18/5, ông Võ Lê Nhật – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, đơn vị đang tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

lay y kien cong dong dan cu ve quy hoach bao ton va phat huy gia tri quan the di tich co do hue
Di tích Cố đô Huế.

Thời gian bắt đầu từ ngày 18/5 - 27/5, những ý kiến, đóng góp được tiếp nhận để hoàn chỉnh hồ sơ trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo đúng quy định hiện hành.

Năm 1993, quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, đến nay đã trải qua 2 giai đoạn bảo tồn và phát huy giá trị. Giai đoạn 1, được đánh dấu với Quyết định 105/QĐ-TTg ngày 12/2/1996 của Thủ tường Chính phủ phê duyệt Dự án quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế (1996 - 2010), với mục tiêu cứu vãn di tích. Giai đoạn 2, được đánh dấu bởi Quyết định 818/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010 – 2020, với mục tiêu chủ yếu là cứu vãn di tích và phục hồi, phát huy giá trị (bước đầu).

Thực hiện lập quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050 sẽ hướng đến mục tiêu “Tôn vinh và tạo động lực tăng trưởng mới” và thực hiện phát triển đô thị di sản Thừa Thiên - Huế theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mục tiêu quy hoạch lần này nhằm phục hồi và làm sống lại các không gian di sản, tạo sinh lực mới để Huế trở lại vị thế đã từng có trong lịch sử. Chuyển hoá quần thể di tích Cố đô Huế thành hạt nhân, động lực chủ yếu trong chiến lược phát triển đô thị di sản Thừa Thiên - Huế; Phát huy mọi giá trị quý giá của di sản văn hóa Cố đô Huế, giáo dục giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; Bảo tồn bền vững, đưa di sản trở về với cộng đồng, gắn kết với cộng đồng và mang lại lợi ích cho cộng đồng; Bảo tồn di sản văn hóa, cảnh quan Cố đô Huế trọn vẹn, chuẩn mực và bền vững gắn với phát triển Thừa Thiên - Huế trở thành một trung tâm di sản quốc gia và toàn cầu.

lay y kien cong dong dan cu ve quy hoach bao ton va phat huy gia tri quan the di tich co do hue
Nhiệm vụ quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050 do Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế làm chủ đầu tư.

Cụ thể, nhận diện các giá trị di sản trong tất cả các bình diện lịch sử, văn hóa, xã hội, kinh tế, cảnh quan, kỹ thuật và môi trường; Hoàn thiện cấu trúc không gian chức năng, tạo cơ sở làm tăng giá trị di sản bằng du lịch văn hóa, tạo tiền đề phát triển kinh tế di sản một cách hữu hiệu; Xác lập các giới hạn tăng trưởng, ổn định không gian bảo tồn di tích và khu vực tương tác phát triển, tạo điều kiện cho người dân sinh tồn chủ động trong khu di sản; Định hướng tổ chức không gian gắn với giải pháp quy hoạch toàn diện, làm tăng hiệu quả sử dụng đất trong phạm vi ảnh hưởng thực tế của di tích; Gắn kết các quy hoạch chuyên ngành khác nhau, giải quyết triệt để các vấn đề chống chéo, chống lấn chức năng, quản lý hiện hữu; Nâng cao chất lượng hoạt động, dịch vụ, tiện ích đám ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân; Thiết lập và đa dạng hóa sản phẩm gắn với đặc trưng từng di tích, hình thành nguồn thu ổn định, cân bằng và kết dư tài chính (tăng từ 3 - 9 lần hiện nay); Xác định nội dung đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị quần thể di tích cho từng giai đoạn bảo tồn và phát triển; Tạo khung pháp lý và giải pháp toàn diện, thu hút nguồn vốn xã hội, thúc đẩy cảm hứng cộng đồng cùng tham gia; Tạo cơ sở hoàn thiện hồ sơ đệ trình sông Hương và cảnh quan đôi bờ sông vào danh mục di sản văn hóa thế giới, nâng tầm ảnh hưởng của thương hiệu “Cố đô Huế: Một điểm đến 6 di sản”.

lay y kien cong dong dan cu ve quy hoach bao ton va phat huy gia tri quan the di tich co do hue
Phương án để xác định phạm vi nghiên cứu và lập quy hoạch.

Theo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, đơn vị tư vấn cũng đưa ra 6 phương án để xác định phạm vi nghiên cứu và lập quy hoạch. Phạm vi nghiên cứu bao gồm hệ thống di sản Cố đô Huế trong toàn bộ không gian văn hóa, lịch sử, cảnh quan truyền thống thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Nhiệm vụ quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050 do Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế làm chủ đầu tư, liên danh MQL và các đối tác (có trụ sở tại Hà Nội) làm cơ quan tư vấn.

Nhằm hoàn chỉnh hồ sơ, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế sẽ niêm yết thông tin chi tiết hồ sơ tại di tích Phu Văn Lâu, đường Lê Duẩn (phường Phú Thuận, thành phố Huế) để mọi người cùng tìm hiểu, tham gia đóng góp ý kiến. Ngoài ra, thông tin được đăng tải tại trang thông tin điện tử của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế: www.hueworldheritage.org.vn. Các ý kiến đóng góp được tiếp nhận trực tiếp tại di tích Phu Văn Lâu trong thời gian tổ chức niêm yết hoặc qua email: [email protected].

Trí Đức

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Tầm nhìn chiến lược của Thủ tướng về quy hoạch tỉnh Bắc Ninh

    (Xây dựng) – Bắc Ninh đặt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030 và trung tâm kinh tế hàng đầu vào năm 2050, tập trung phát triển công nghệ cao, đổi mới sáng tạo và xây dựng đô thị xanh, thông minh. Đối với các mục tiêu của tỉnh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc huy động nguồn lực, đầu tư vào con người, kết nối hạ tầng và thúc đẩy ba đột phá chiến lược để tỉnh đạt được tầm nhìn này.

    21:42 | 26/09/2024
  • Bắc Giang: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định một số nội dung về quy hoạch xây dựng

    (Xây dựng) - Ngày 25/9/2024, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 27/2024/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định một số nội dung về quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 81/2021/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 7/10/2024.

    11:50 | 26/09/2024
  • Viện VIAr đoạt giải Ba cuộc thi tuyển phương án kiến trúc công trình Vietcombank Tiền Giang

    (Xây dựng) – Viện Kiến trúc Quốc gia (VIAr) vinh dự nhận giải Ba cuộc thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình trụ sở Chi nhánh Vietcombank Tiền Giang.

    21:50 | 25/09/2024
  • Bài 2: Trợ lực để Bình Dương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

    (Xây dựng) - Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó mục tiêu đến năm 2030, địa phương này sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của khu vực Đông Nam Á.

    09:01 | 25/09/2024
  • Thái Nguyên và tầm nhìn phát triển 2050 gắn với du lịch bền vững

    (Xây dựng) - Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, địa phương này sẽ đặc biệt quan tâm phát triển kinh tế, gắn với du lịch bền vững.

    08:34 | 25/09/2024
  • Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: Nền tảng, động lực cho sự đột phá

    (Xây dựng) - Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là nền tảng pháp lý và động lực lớn để tỉnh Đồng Nai hướng đến mục tiêu sớm trở thành tỉnh phát triển, văn minh, hiện đại, phấn đấu đến năm 2050 thành thành phố trực thuộc Trung ương.

    10:40 | 24/09/2024
  • Bài 1: Hạ tầng hoàn thiện, đô thị cất cánh

    LTS: Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mới đây được xem là “Kim chỉ nam” để địa phương này đặt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, là trung tâm phát triển năng động, dẫn đầu về khoa học công nghệ, công nghiệp và dịch vụ hiện đại. Hạ tầng đô thị phát triển thông minh, bền vững, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, bảo đảm an ninh xã hội, hướng tới phát triển bền vững và hiện đại hóa, liên kết phát triển với các địa phương trong vùng Đông Nam bộ.

    09:18 | 24/09/2024
  • Hậu Giang: Lập đồ án Quy hoạch Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Mekong gần 3.000ha

    (Xây dựng) – Ngày 23/9, UBND tỉnh Hậu Giang ban hành Công văn số 1336/UBND-NCTH về chủ trương lập đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Mekong. Theo Công văn này, UBND tỉnh Hậu Giang giao Sở Xây dựng làm chủ đầu tư lập đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Mekong, với quy mô diện tích khoảng 2.945ha.

    22:54 | 23/09/2024
  • Phát triển kiến trúc xanh tại các đô thị ven biển

    (Xây dựng) – Để hưởng ứng Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2024, Viện Kiến trúc Quốc gia sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển kiến trúc xanh tại các đô thị ven biển” tại thành phố Đà Nẵng vào ngày 27/9.

    20:41 | 23/09/2024
  • Lục Nam (Bắc Giang): Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng khu dân cư số 1 xã Chu Điện

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng khu dân cư số 1, xã Chu Điện, huyện Lục Nam, tỷ lệ 1/500.

    15:18 | 23/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load